Emily Kelly Callahan, người của tổ chức Bác sỹ Không biên giới, phụ trách nhóm y tá làm công tác nhân đạo ở Dải Gaza, vừa trở về Mỹ gặp thân nhân. Cô có một bài phỏng vấn rất cảm động với CNN, nói về tình trạng thương cảm ở Gaza.

231109 kelly 01 scaled
Emily Kelly Callahan của Bác sỹ Không Biên giới trả lời phỏng vấn CNN (ảnh cắt từ video)

Ông Anderson Cooper, một người dẫn chương trình nổi tiếng của CNN, có bài phỏng vấn với cô Emily Callahan, người vừa rời khỏi Dải Gaza, trở về Mỹ cùng gia đình.

Anderson Cooper: Đây là những hình ảnh trại tị nạn Al-Shati ở Gaza sau khi hứng chịu bom đạn [của Israel] (lúc này trên video là hình ảnh các đống gạch vụn, tàn tích các kiến trúc). Theo phóng viên làm cho CNN, thì đợt tấn công đã trở nên căng thẳng hơn vào đêm hôm Chủ Nhật vừa qua.

Quân đội Israel (IDF) không có bình luận gì về đợt dội bom này.

Quan chức Liên Hợp Quốc nói 70% dân chúng trong Gaza đã phải di chuyển khỏi nơi sinh sống. Rất nhiều người đang phải sống trong điều kiện mà được miêu tả là “phi nhân đạo”.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào hôm nay (7/11) nói Gaza đang trở thành “nghĩa địa trẻ em”.

Còn Đại sứ Israel tại LHQ chỉ trích lời bình luận ấy và hô hào bảo ông tổng thư ký hãy từ chức.

Cô Emily Kelly Callahan là một nữ y tá, trưởng nhóm hành động thuộc Bác sỹ Không biên giới (MSF). Cô đã rời khỏi nơi đó vào Thứ Tư tuần trước và trở lại Mỹ vào cuối tuần trước.

Trước hết, [xin hỏi cô] cảm thấy thế nào sau khi rời khỏi nơi đó?

Emily Callahan: Nhiều người vẫn hỏi tôi câu hỏi này, vậy mà tôi thật sự không có được câu trả lời cho trọn vẹn.

Hiển nhiên tôi thấy có cảm giác trút gánh nặng. Tôi trở về nhà, cùng với gia đình, và cảm thấy an toàn lần đầu tiên sau 26 ngày.

Tôi thật sự khó mà tìm thấy bất kỳ vui vẻ gì vì điều đó.

Bởi vì sự an toàn này của tôi là kết quả của việc bỏ lại những người khác ở nơi đó.

Cooper: Mọi người đang xem những hình ảnh của Gaza. Thấy những hình ảnh bệnh viện, hình ảnh khủng khiếp về những đứa trẻ nhỏ chết đi.

Từng ngày, từng ngày, từng ngày, đều như thế.

Tôi muốn nói là họ nhìn thấy những cảnh tượng đó. Nhưng mà, thật sự ở tại nơi đó, trải nghiệm điều ấy —như cô đã trải nghiệm qua tất cả những điều đó— là những gì mà ống kính máy quay không bao giờ ghi lại nổi.

Vậy cô có thể nói một chút về những gì vẫn còn đó nếu cô nhắm mắt vào ban đêm? Bây giờ cô nghĩ gì về những điều ấy?

Callahan: Tôi nghĩ về câu trả lời, tôi bắt đầu từ KITV, ở đó chúng tôi đã phải sơ tán 5 lần trong thời gian 26 ngày đó, vì lý do để được an toàn.

Một trong những chỗ mà chúng tôi trải qua là Trại đào tạo Cộng sản. Chúng tôi rời bỏ nó.

Cooper: Vậy đó là khi mọi người sơ tán về bờ biển phía Nam, về phía Nam?

Callahan: Đúng. Chúng tôi đi về hướng đó. Đi về phía dưới của điều mà người ta gọi là giới tuyến. Và đến thời điểm chúng tôi rời tới đó, thì có 35.000 người đã sơ tán, và sinh sống cùng theo với chúng tôi.

Có những đứa trẻ với những vết bỏng cực rộng ở trên mặt, trên cổ, hay ở khắp chân và tay.

Bởi vì các bệnh viện đã quá tải, nên chúng phải xuất viện ngay sau đó. Những đứa trẻ xuất viện và được đưa tới trại.

Ở trại không có nước chảy. Bây giờ trại có 50.000 người chỉ với 4 phòng vệ sinh. Họ được cấp nước trong 2 giờ đồng hồ trong mỗi 12 giờ, và…

Cooper: 4 phòng vệ sinh cho 50.000 người?

Callahan: Đúng thế.

Và đó là chúng tôi cùng sống với họ.

Những đứa trẻ mang những vết thịt để hở [không được băng bó] do bị bỏng hoặc bị thương, hoặc cụt chân cụt tay,… Bọn trẻ đi lại như thế, trong điều kiện sống như thế.

Cha mẹ của chúng mang những đứa con đến, và nói “Làm ơn hãy giúp chúng tôi. Làm ơn đi.”

Nhưng chúng tôi đã không còn vật tư nữa.

Cooper: Khi hàng chục ngàn người ở trong tình huống như thế, mà đây là chiến tranh nữa, khi người ta không nuôi nổi con của mình, thì mọi thứ sẽ nhanh chóng trở nên khác thường, và sẽ trở nên rất là khó khăn. Rất nhanh, người ta quay lưng lại với nhau.

Cô ở tận nơi chứng kiến?

Callahan: Ở đó, nguyên nhân chúng tôi phải rời đi bởi vì chúng tôi bắt đầu bị quấy rối.

Những người tuyệt vọng, họ đã mất đi người thân yêu của mình và những người thân thiết. Họ trở nên tức giận.

Họ lấy tay chỉ vào tôi và hét lên, đó là người Mỹ.

Lúc bấy giờ tôi không ý thức được những gì sẽ xảy ra những ngày tiếp theo.

Họ hét lên những thứ bằng tiếng Do Thái để thử xem chúng tôi có phải là người Israel không.

Rồi họ cáo buộc các nhân viên quốc gia, nói rằng ngươi hoặc là kẻ phản bội, hoặc giả vờ là người Ả-rập. Chúng tôi biết thừa ngươi đang giả vờ làm người Ả-rập, và đừng tiếp tục lừa dối chúng tôi nữa.

Các nhân viên này buộc phải tự vệ.

Chúng tôi nói với các nhân viên rất nhiều lần rằng các bạn không nhất định phải ở lại đây. Chúng tôi sẽ thông cảm nếu các bạn rời đi.

Các nhân viên nói rằng các bạn là gia đình này, và chúng tôi sẽ không rời đi đâu cả.

Coopers: Nhân viên của cô? Là những người Palestine làm việc cho MSF, Bác sỹ Không biên giới? Là lo lắng cho an toàn của cô.

Callahan: Chúng tôi lẽ ra đã chết trong một tuần nếu không có họ. Họ chính là nguyên nhân mà chúng tôi vẫn còn sống.

Cooper: Thật kinh ngạc là phải mất một thời gian rất lâu mới đưa những người Mỹ bị ốm di chuyển qua tới cửa khẩu Rafah. Điều đó là chưa giải thích được.

Callahan: Chúng tôi tuyệt vọng.

Vào một thời điểm chúng tôi đã tính lượng calorie, và nếu dựa vào vật tư của chúng tôi, hiện nay với tất cả 50 người chúng tôi ở chỗ dừng chân đó, chỉ có 800 hoặc 700 cho mỗi ngày. Đó là tất cả những gì chúng tôi có, chúng tôi chỉ còn khẩu phần lương thực cho 2 ngày. Thế thôi.

Những nhân viên quốc gia đã rời đi. Lúc đó chúng tôi không có sóng điện thoại. Chúng tôi không biết chuyện gì xảy đến với họ. Bom nổ khắp nơi chung quanh chúng tôi. Vì giờ đã không còn nơi nào an toàn ở Gaza.

Cooper: Thậm chí khi qua cửa khẩu biên giới, thì lúc đó như thế nào?

Callahan: Họ không rời khỏi chúng tôi dù chỉ một giây.

Cooper: Đây là nói về các nhân viên quốc gia? Họ lo lắng cho an toàn của cô? Thậm chí cả khi cô đã qua biên giới?

Callahan: Họ đảm bảo rằng họ đứng ở giữa chúng tôi và những người tuyệt vọng. Họ hết sức cố gắng gặp những quan chức mà họ có thể gặp, tìm cách đưa chúng tôi qua được, cố gắng để chúng tôi lên xe buýt, cố gắng để chúng tôi rời đi [khỏi Gaza].

Và chúng tôi ngồi ở đó, chúng tôi chứng kiến những người đã hy sinh tất cả vì chúng tôi. Họ hy sinh thời gian dành cho người nhà của mình, hy sinh sự an toàn của bản thân, hy sinh dự trữ nước của chính mình. Họ đưa cho chúng tôi.

Chúng tôi nhìn thấy họ tranh giành để chúng tôi có thể qua được biên giới, mặc dù họ biết rõ rằng chúng tôi sẽ không mang theo họ. Họ không hề dao động.

Abraham đứng ở phía trước nhất, tay cầm hộ chiếu của chúng tôi, và tranh giành rất khó khăn để chúng tôi được qua.

Khi đêm đó chúng tôi bay tới Israel thì nhận được tin cha mẹ của anh ấy đã chết.

Họ mất đi người thân, bè bạn.

Cooper: Cô nói là nếu không nhờ những người nhân viên quốc gia thì cô đã bị những kẻ tuyệt vọng giết chết?

Callahan: [Nếu không nhờ họ] thì chúng tôi lẽ ra đã chết vì đói hoặc chết vì khát. Họ là những người đi thỏa thuận những thứ đó.

Gaza là một thành phố nhỏ, và mọi người đều biết nhau. Họ nói chuyện với những người khác, với những  người quen, hỏi xem ai còn có đồ ăn? Hỏi xem ai còn mở cửa hàng? Chúng tôi có thể tìm thứ này ở đâu?

Họ phải đi khắp nơi để tìm nước.

Khi nước ở Gaza hết rồi, thì họ tìm biết được xe chở nước sẽ ở đâu vào lúc này. Hoặc là ai đó vẫn còn chút điện ở cửa hàng. Chúng tôi có được những thứ đó từ họ.

Khi tôi nói rằng lẽ ra đã chết đói, đó không phải là nói phóng đại đâu.

Khi mà dân chúng đã hoàn toàn tuyệt vọng, thì những nhân viên vẫn kiên định, bình tĩnh, và nói chuyện với họ. Nói rằng những người chúng tôi cũng giống các bạn, cũng cùng chung hoạn nạn với các bạn: Cũng không còn vật tư nữa, cũng không còn lương thực và nước, cũng phải ngủ ngoài trời ở các thềm bê tông.

Nói chuyện theo một cách thức rất đẹp cùng với tình thương và sự tử tế. Không có tranh đấu trong tâm, và làm cho mọi người đều bình tĩnh lại.

Cooper: Cô sẽ quay trở lại Gaza hay không?

Callahan: Tôi phải quay trở lại chứ, bằng cả trái tim mình, nhất định là như thế.

Tâm của tôi ở Gaza. Tôi sẽ trụ lại ở Gaza.

Những người Palestine làm việc với tôi, gồm cả những nhân viên quốc gia và những người ở văn phòng, cũng như những nhân viên ở Bệnh viện Indonesia, đó là những người tuyệt vời nhất mà tôi được gặp trong đời.

Khi điện nước bị cắt và chúng tôi nhận được thông báo di chuyển tới phía Nam của Gaza, tôi gửi tin nhắn cho những y tá của tôi ở Bệnh viện Indonesia, rằng chúng ta đã mất đi một y tá vào cuối tuần thứ nhất rồi.

Anh ấy bị giết chết khi chiếc xe cứu thương đậu bên ngoài bệnh viện bị bom đánh tung.

Tôi gửi tin nhắn cho họ vào lúc chúng tôi nhận được lệnh sơ tán, và hỏi họ các bạn ai sẽ chuyển về phía Nam? Có ai sẽ rời khỏi và đi xuống phía Nam như vậy không?

Câu trả lời duy nhất là họ nói rằng đây là cộng đồng của chúng tôi, đây là gia đình của chúng tôi, đây là những người bạn của chúng tôi.

Nếu họ muốn giết chúng tôi, thì chúng tôi sẽ chết khi cứu được càng nhiều người càng tốt.

Tôi nói rằng nếu như tôi có được dù chỉ một mảnh tâm giống như họ, thì tôi sẽ chết đi như một người hạnh phúc.

Đó là những người tuyệt vời.

Tôi muốn truyền đi những lời nhắn nhủ, rằng có những người dân đang tìm kiếm sự che chở ở đó, và các bác sỹ cùng y tá không rời đi hay từ bỏ lòng trung thành với cộng đồng.

Và tôi biết rằng có một suy nghĩ được đẩy vào nơi đó, rằng ai ở lại thì sẽ bị coi như là một mối đe dọa (ghi chú: đây là quan điểm của quân Israel coi họ như đồng lõa với Hamas).

Tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng những người vẫn đang ở lại đó là những anh hùng của chúng ta. Những người ở lại, họ biết rằng họ sẽ chết, nhưng họ vẫn lựa chọn ở lại.

Cooper: Chúng tôi sẽ cố gắng [truyền đi lời nhắn nhủ ấy], các bác sỹ và y tá của chúng ở bệnh viện.

Callahan: Mỗi buổi sáng khi thức giấc, tôi gửi tin nhắn đến cho họ: “Bạn còn sống chứ?”

Và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, tôi gửi tin nhắn đến cho họ: “Bạn còn sống chứ?”

Cooper: Tốt lắm, cảm ơn Kelly. Cảm ơn vì thời gian [chia sẻ với chương trình CNN].

Callahan: Cảm ơn.

Nhật Tân