Đông Phương: Hai lần luận tội chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ
- Đông Phương
- •
Ngày 11/1, nhiệm kỳ của Tổng thống Trump chỉ còn lại 9 ngày, Chủ tịch Thượng viện Nancy Pelosi đã nhanh chóng kiến nghị luận tội đối với Tổng thống Trump, đây là lần luận tội thứ 2 trong cùng một nhiệm kỳ của ông. Trong lịch sử nước Mỹ, không hề có vị tổng thống nào bị luận tội 2 lần, trong lịch sử nước Mỹ cũng không có vị tổng thống nào bị luận tội phải hạ đài. Đảng Dân chủ vì sao lại vội vàng muốn luận tội ông Trump? Dù có đẩy rất nhanh cũng phải sau khi kết thúc nhiệm kỳ, họ làm như thế này là vì để ngăn chặn ông Trump một lần nữa tranh cử tổng thống.
Bài viết này sẽ nói về chủ đề nói trên, liệu có thể luận tội bất cứ tổng thống nào không, sau khi luận tội thành công, liệu có phải sẽ vĩnh viễn không thể đảm nhiệm và tranh cử các chức vụ công?
Hiến pháp Mỹ trao cho Quốc hội quyền lực luận tội tổng thống, quyền lực luận tội quan chức chính phủ liên bang khác, nhưng ngưỡng cửa rất cao, chỉ có những người phạm tội phản quốc, hối lộ hoặc các tội nặng và tội báng bổ khác thì mới có thể bị luận tội.
Luận tội phân thành 2 bước, bước thứ nhất là tại Hạ viện để biểu quyết xem có cần luận tội tổng thống hay không. Chỉ cần quá bán thành viên Hạ viện bỏ phiếu tán thành thì có thể thông qua. Bước thứ hai chính là điều trần tại Thượng viện, giống như tòa án, Hạ viện sẽ cử ra đại biểu đảm nhận vai trò nguyên cáo, tổng thống cử luật sư biện hộ, Thượng viện chính là tòa án, nhưng nếu luận tội tổng thống được thành lập thì cần phải có ⅔ Thượng nghị sĩ bỏ phiếu đồng ý thì mới được thông qua. Cũng tức là cần phải có ít nhất 17 Thượng nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ, thì mới có thể luận tội Tổng thống Trump, do đó ngưỡng cửa rất cao.
Vậy thì, liệu có thể luận tội cựu tổng thống không? Luật sư, chính trị gia, luật gia, và các học giả giá luôn có tranh luận khác nhau, không có một nhận thức chung nào. Những người cha lập quốc của Mỹ không quy định rõ trong hiến pháp, là có ý không quy định rõ ràng. Thực ra ngày 4/12 năm ngoái, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã tổ chức điều trần, muốn kiểm tra các tội danh mà ông Trump phạm phải và bị luận tội, nhắc nhở một chút, đây là ngày 4/12 năm ngoái, sớm hơn một tháng so với sự kiện tại Điện Capitol. Tại buổi điều trần, Dân biểu Matt Gaetz của bang Florida đã nói câu này:
“Nếu nghe trộm đối thủ chính trị là tội danh có thể luận tội, tôi rất muốn xem báo cáo của Tổng thanh tra, bởi vì rất có thể chúng ta cần luận tội là một vị tổng thống khác.” Vị tổng thống khác mà ông Matt Gaetz ám chỉ là cựu Tổng thống Obama, báo cáo của Tổng thanh tra có khả năng cáo buộc ông Obama đã ra lệnh nghe lén thành viên của đội ngũ tranh cử của Tổng thống Trump. Những lời của ông Matt Gaetz từng bị phe cánh tả cười nhạo, luận tội cựu tổng thống đúng là chuyện vu vơ, chỉ trong thời gian 1 tháng ngắn ngủi, việc Hạ viện đề xuất luận tội Tổng thống Trump, cho thấy thực tế đa số cánh tả phổ biến hoan nghênh luận tội cựu tổng thống.
Những lời của Dân biểu Matt Gaetz đã gây nhiều tranh luận trong giới luật pháp, luận tội cựu Tổng thống Obama không phải là hoàn toàn không có ý nghĩa, ông Obama đã làm tổng thống 2 nhiệm kỳ, không thể nào tái tranh cử được, nhưng nếu ông muốn tranh cử Thượng nghị sĩ thì sao? Nếu như được bổ nhiệm làm thẩm phán Tối cao Pháp viện thì sao? Sau khi bị luận tội thì liệu có phải cả đời sẽ không tham gia chính trị nữa? Về điểm này, các chuyên gia vẫn có nhiều ý kiến bất đồng.
Giáo sư luật học Keith Whittington của Đại học Princeton cho rằng nên luận tội ông Obama, lý do của ông là, hiến pháp không quy định rõ ràng rằng chỉ có thể luận tội đối với quan chức đương nhiệm. Mục đích của luận tội là để phòng và ngăn chặn quan chức gây ra tổn hại đối với nước Mỹ, vậy thì cũng với lý do như thế, có thể luận tội đối với quan chức tiền nhiệm, kết quả của luận tội là cả đời không được tham gia chính trị nữa.
Giáo sư luật học Ross Garber của Đại học Tulane lại giữ ý kiến phản đối, ông cho rằng định nghĩa của hiến pháp đối với luận tội đã hạn định là chỉ nhắm vào quan chức đương nhiệm. Mục đích là ngăn chặn quan chức đương nhiệm tạo thành tổn hại cho nước Mỹ trước cuộc tuyển cử tiếp theo. Sau khi luận tội, người này còn có thể tranh cử, do cử tri quyết định, trừ phi là thẩm phán, bởi vì thẩm phán là được bổ nhiệm trọn đời.
Giáo sư luật học Alan Dershowitz của Đại học Harvard thì kiên quyết rằng, Thượng viện về cơ bản sẽ không tiến hành điều trần luận tội. Theo quy định của Thượng viện, phiên điều trần sớm nhất cũng là vào 1 giờ chiều ngày 20/1 (giờ Mỹ), thời điểm đó thì ông Trump đã không còn là tổng thống nữa. Ông Alan Dershowitz cho rằng hiến pháp đã ghi rất rõ ràng. Sau khi bị luận tội, tổng thống phải lập tức giải nhiệm chức vụ, cho nên Thượng viện không có quyền xét xử, Quốc hội Mỹ không có quyền trừng phạt công dân Mỹ, dù đó có là ông Trump hay ông Obama.
Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro tiết lộ, nếu Thượng viện thực sự điều trần luận tội tổng thống, ông Trump muốn tự mình biện hộ cho mình, không cần dùng luật sư. Ông Peter Navarro còn tiết lộ rằng, với việc cố gắng thúc đẩy luận tội trong mấy ngày cuối cùng, thì Đảng Dân chủ đã mở Chiếc hộp Pandora, đây là điều quá đáng và cuối cùng chính họ sẽ bị thương.
Hiện tại, mục đích luận tội của Đảng Dân chủ chính là muốn đạt được mục đích cấm ông Trump không bao giờ được tham gia chính trị. Ông Trump đã nói, sẽ không tham gia vào lễ nhậm chức ngày 20/1, ông từng tiết lộ ông có thể tuyên bố tranh cử tổng thống năm 2024 vào ngày đó. Giả thiết, ngay cả khi Thượng viện đồng ý điều trần luận tội, ngay cả khi vài tháng sau đó Thượng viện luận tội Tổng thống Trump với ⅔ số phiếu, ông Trump đã tuyên bố tham gia tranh cử, chắc chắn ông được đề cử trong Đảng Cộng hòa. Vậy thì một trận chiến pháp lý giữa ông Trump và phe cánh tả ắt sẽ xảy ra, và trận chiến này sẽ kéo nhau lên Tối cao Pháp viện, các thẩm phán đến lúc đó còn có thể tìm được lý do để từ chối vụ kiện tụng này?
Đông Phương
Xem thêm:
Từ khóa Donald Trump Dòng sự kiện Luận tội Tổng thống Trump