Khi cánh tả “quỳ mọp”, ông Trump kiên quyết không quỳ vì phẩm giá quốc gia
- Trần Minh
- •
Gần đây, Hoa Kỳ nổi lên phong trào “quỳ gối vì George Floyd”, một người đàn ông người Mỹ gốc Phi có tiền án đã chết trong quá trình thực thi pháp luật của cảnh sát. Hành động quỳ xuống này được xem là đại diện cho sự phản đối bản chất phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ. Nhưng thay vì chỉ xuất hiện nhỏ lẻ ở một vài vận động viên thể thao gốc Phi như mấy năm trước, thì nay từ Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden, cho đến Thị trưởng thành phố Minneapolis, cảnh sát và nhiều người biểu tình, tất cả đều quỳ xuống, như một dấu hiệu của sự tuân phục hơn là ủng hộ thuần túy đối với phong trào “Black Lives Matter (Da đen quan trọng). Tuy nhiên, đằng sau những hình ảnh quy phục này, có một “đám đông im lặng”, gồm những người bảo thủ trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, tuyên bố ông sẽ không quỳ vì phẩm giá của đất nước và lá cờ Mỹ vinh quang.
Ngày 8/6, Chủ tịch Quốc hội Nancy Pelosi dẫn dắt hơn mười thành viên của Đảng Dân chủ của Quốc hội quỳ xuống trong hơn 8 phút trong Hội trường Quốc hội, một hành động mà bà nói là để tưởng nhớ Floyd. Trong khoảng thời gian, bà Pelosi, 80 tuổi run rẩy và suýt ngã. Fox News bình luận rằng để có được phiếu bầu của cử tri gốc Phi, bà Pelosi đã không ngần ngại “chiến đấu bằng sinh mạng của mình”.
Joe Biden, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, cũng công khai quỳ gối trước đám đông trong các sự kiện gần đây.
Đáp lại những hành động này của phe đối lập, ông Trump nói: “Điên rồ!”
“Vinh quang quốc gia của chúng ta nên được trân trọng, cổ vũ và nâng đỡ … đứng trước quốc kỳ, chúng ta nên đứng thẳng, tốt nhất là chào, hoặc đặt tay lên ngực. Bạn có thể phản đối những điều khác, nhưng không phải với lá cờ Mỹ vĩ đại của chúng ta. Không quỳ gối!”, ông Trump viết trên Twitter hôm 6/6.
Tổng thống cáo buộc rằng đảng Dân chủ và những người phe cánh tả khác đang dồn ép kế hoạch cắt ngân sách cho cảnh sát, và Biden và các đồng minh của ông tại Quốc hội là những người thúc đẩy chính sách này. “Một lần nữa, ông lại cúi đầu trước phe cực tả, bất kể ý tưởng này nguy hiểm và cực đoan đến mức nào. Họ muốn tiêu diệt hoàn toàn lực lượng cảnh sát vĩ đại của chúng ta. Không đời nào!” ông Trump nói.
Thị trưởng Fremont không quỳ
Vào ngày 5/6 tại thành phố Fremont bang California, hơn ba trăm người biểu tình đã diễu hành đến đồn cảnh sát thành phố. Nhiều người quỳ gối, yêu cầu cải tổ lực lượng cảnh sát và bày tỏ tiếc thương cho Floyd. Thị trưởng thành phố này, bà Lily Mei cũng bị người biểu tình réo tên yêu cầu quỳ xuống, nhưng bà đã thẳng thắn từ chối. “Mọi người có thể bày tỏ sự cảm thông và đoàn kết với người khác, điều này rất quan trọng. Nhưng là một người Cơ đốc, tôi chỉ quỳ xuống khi cầu nguyện”, bà nói.
Nhưng người biểu tình không chấp nhận câu trả lời của bà Mei. Họ thách thức bà một cách nghiêm trọng, thậm chí còn hăm dọa bà. Sau đó, Thị trưởng Mei quỳ xuống cầu nguyện.
Một số người Mỹ gốc Hoa nhận xét về điều này: “Người Trung Quốc nói, Đầu gối hướng lên trời, người ta chỉ quỳ trời đất và cha mẹ, tại sao chúng ta phải quỳ xuống vì một tên cựu tội phạm?”
Trong sự kiện Floyd, “quỳ” đã phát triển thành một phong trào độc quyền chống phân biệt chủng tộc và vượt qua chính trị. Trong số những người tham gia phong trào “quỳ” này có cảnh sát tại một thành phố ở Florida, các ngôi sao Hollywood, thị trưởng New York và thậm chí cả thủ tướng Canada.
Vì sao họ quỳ?
Trong vụ việc của Floyd, Thị trưởng thành phố Minnesota của bang Minnesota Jacob Frey mặc dù đã uốn mình quỳ mọp và tiến vào đám đông để bày tỏ sự ủng hộ với phong trào BLM, tuy nhiên đến cuối cùng ông này lại bị chửi rủa thậm tệ và phải đi về trong nhục nhã chỉ vì không đồng ý với yêu sách giải tán cảnh sát của họ.
Tờ New York Post bình luận rằng cảnh tượng này giống y hệt thời kỳ cuộc cách mạng văn hóa do Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành trong thời đại Mao Trạch Đông. Điều duy nhất còn thiếu là trên cổ của thị trưởng Frey không phải đeo gông và bản cáo trạng kết tội của mình.
Trong đám tang tổ chức cho Floyd trong nhà thờ thành phố, thị trưởng Frey đã quỳ mọp xuống bên cạnh quan tài, khóc nức nở và run rẩy. Cảnh tượng khiến người ta nổi da gà này thu hút nhiều sự bình luận từ bên ngoài. Tờ New York Post viết một bài mỉa mai, ông thị trưởng trẻ tuổi cơ bắp gốc Viking này thực chất lại thiếu nam tính, trẻ con, thiếu trưởng thành và không biết mình đang làm gì. Trước bạo lực và hỗn loạn ở thành phố Minnesota, với tư cách người đứng đầu thành phố, ông ta nên hành động dứt khoát để kiểm soát tình hình, thay vì để cho những người biểu tình đang bị cảm xúc tiêu cực chi phối kiểm soát lại mình, rồi quỳ mọp trước họ và từng bước rút lui trong nhục nhã.
Thành phố Minneapolis đứng đầu Hoa Kỳ về tội phạm băng đảng và súng
Thành phố Minneapolis đã được đảng Dân chủ kiểm soát trong hơn 50 năm, hiện có khoảng 450.000 cư dân. Đây là thành phố của Hoa Kỳ có số dân gốc Somalia lớn nhất cả nước. Hầu hết họ đến đây vì trốn chạy chiến tranh và được chấp nhận tư cách người tị nạn. Hơn một nửa trong số này phải sống trong nghèo đói và tiếp tục chịu đựng bạo lực của các băng đảng địa phương. Nhiều đứa trẻ da đen lớn lên lại tiếp tục gia nhập băng đảng và lặp lại vòng xoáy này.
Theo thống kê, Minneapolis đứng đầu Hoa Kỳ về tỷ lệ tội phạm băng đảng và súng đạn trên số dân.
Tuy nhiên, phong trào bãi nhiệm cảnh sát lại bùng lên mạnh nhất tại đây. Một số ủy viên hội đồng thành phố đã đề xuất bãi bỏ đồn cảnh sát địa phương và thay thế nó bằng một đội công tác xã hội. Vào ngày 12 tháng 6, hội đồng thành phố nhất trí thông qua nghị quyết giải tán đồn cảnh sát thành phố và thay thế bằng một mô hình an ninh cộng đồng.
Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr cảnh báo vào ngày 8 tháng 6: “Nếu các vị xóa sổ cảnh sát khỏi các cộng đồng này, nó sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng cho người dân”.
Theo dữ liệu do cơ quan bỏ phiếu Mỹ Morning đưa ra vào đầu tháng 65,8% số người được hỏi ủng hộ việc ông Trump huy động quân sự để dẹp loạn, duy trì thực thi pháp luật của cảnh sát và an ninh dân sự, 30% phản đối. Trong số các cử tri Dân chủ, 48% cũng ủng hộ cách làm việc của ông Trump.
Một số người bảo thủ ở Mỹ đã nhận xét rằng phe cực tả liên tục đòi hỏi “bình đẳng và tự do”, nhưng trên thực chất hành động cưỡng ép, bạo loạn của họ đã cướp đi cả sự an toàn và tự do của người khác.
Liên minh cảnh sát: hãy thôi coi chúng tôi như động vật
Cảnh sát Mỹ đã trở thành tội đồ sau vụ Floyd. Ngày 10 tháng 6, Chủ tịch Công đoàn Cảnh sát New York đã tổ chức một cuộc họp báo để phản đối việc cảnh sát đang bị phỉ báng trên khắp mặt báo lẫn trong các tuyên ngôn của giới chính trị gia. Ông yêu cầu hành vi đê hèn này phải chấm dứt ngay lập tức.
“Chúng tôi không phải là Derek Chauvin (cảnh sát bị buộc tội ngộ sát Floyd), anh ta đã giết người, chúng tôi thì không. Chúng tôi là những người tuân thủ kỷ luật và hành vi chuyên nghiệp ….
“Trong cuộc đối thoại đang diễn ra, chúng tôi đã bị gạt đi. Chúng tôi bị đối xử như thú vật! Thật kinh tởm, kinh tởm!
“Các nhà lập pháp đang làm nhục và bỏ rơi chúng tôi, các phương tiện truyền thông đang lăng mạ và nói xấu chúng tôi, mọi người đều muốn làm nhục chúng tôi và ép chúng tôi phải cảm thấy nhục nhã vì nghề nghiệp của mình.
Tuy nhiên, tôi muốn nói với bạn rằng những cảnh sát này và tôi, chúng tôi tự hào vì nghề nghiệp này và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc. “
Trần Minh
Từ khóa Joe Biden quỳ gối Black Lives Matter Nancy Pleosi Donald Trump