Truyền thông Đức Le Monde chỉ ra rằng hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc tuần này tại Bắc Kinh không mang lại nhiều kết quả.

Trung Quoc EU
Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Chủ tịch Ủy ban Châu Âu – bà von der Leyen (bên trái) và ông Tập Cận Bình (ngoài cùng bên phải). (Ảnh chụp màn hình CNA)

Tờ TAZ (die tageszeitung, Nhật Báo) xuất bản tại Berlin nhận định, hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc đầu tiên kể từ sau dịch COVID-19 cho thấy quan hệ giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc đã thay đổi đến mức nào. Về những vấn đề quan trọng, hai bên không thể đạt được sự đồng thuận. Các nhà lãnh đạo EU gần như tay không khi xuất hiện tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Theo Chủ tịch Ủy ban Châu Âu – bà von der Leyen, cuối cùng thì “các cuộc thảo luận trung thực và cởi mở” đã được tổ chức với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng vấn đề là, hiển nhiên vẫn chưa có được tiến triển thực chất nào. Do đó người châu Âu đã tổ chức một cuộc họp báo của riêng mình tại sau thượng đỉnh.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói rõ rằng thâm hụt thương mại giữa châu Âu và Trung Quốc là gần 400 tỷ euro mỗi năm. “Chúng ta phải cân bằng tốt hơn các mối quan hệ thương mại của mình.” Bất chấp nhiều chủ đề gây tranh cãi giữa hai bên, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn bày tỏ sự chào đón nồng nhiệt đối với người châu Âu. Ông Tập Cận Bình đã vẽ ra một bức tranh cực kỳ đẹp về mối quan hệ song phương, phần lớn là để đảm bảo rằng khả năng tiếp cận thị trường [Trung Quốc] của Châu Âu không bị mất. Ngoài những lời nói ấm áp, hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc hầu như không mang lại kết quả nào.

Tạp chí tin tức trực tuyến Telepolis của Đức chỉ ra rằng Chủ tịch Ủy ban Châu Âu von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Michel và Đại diện cấp cao của EU về các vấn đề đối ngoại và an ninh Borrell đã tham dự hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc, nhưng nó không khởi được tác dụng lớn trong việc tăng cường quan hệ song phương. Bà von der Leyen và những người đi cùng bà đã phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về sự cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến vị thế của ngành công nghiệp châu Âu. Nhưng trên thực tế, chính sự thay đổi đột ngột trong chính sách trợ cấp của Chính phủ Đức vào năm 2011 đã phá hủy ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của nước này, và dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của ngành này. Do đó, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu hiện tại von der Leyen, người tán thành nội các thứ hai của Merkel cắt giảm trợ cấp, không nên ngạc nhiên khi Trung Quốc hiện là nước dẫn đầu thế giới về thị trường pin mặt trời và tấm pin mặt trời.

Hơn nữa, nhiều nước EU có quan hệ thương mại rất bất bình đẳng với Đức. Từ góc độ này, những phàn nàn của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu tại Bắc Kinh về thặng dư thương mại của Trung Quốc với Châu Âu rất đáng để suy nghĩ. Liên quan đến quan hệ Trung – Nga, tờ báo chỉ ra rằng mặc dù Bắc Kinh giữ khoảng cách với Nga và cố gắng hòa giải, nhưng Bỉ vẫn tiếp tục cáo buộc Trung Quốc ủng hộ Nga. “Có vẻ như Ủy ban châu Âu và Chính phủ Berlin sẽ chỉ hài lòng nếu Trung Quốc đặt câu hỏi về mối quan hệ của họ với Nga và tham gia các lệnh trừng phạt của NATO đối với Moscow”.

Tờ Le Monde của Đức cho rằng thứ Trung Quốc muốn vừa đúng chính là loại EU này: yếu đuối và im lặng. Bắc Kinh chủ yếu coi châu Âu là đối tác thương mại và thị trường bán hàng, đặc biệt là xe điện. Ít nhất trong số các doanh nhân Đức ở Trung Quốc, tâm trạng đã được cải thiện sau gần 4 năm gặp tin xấu: Kể từ đầu tháng 12, những người mang hộ chiếu Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức đã được phép vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong 15 ngày mà không cần thị thực.

Món quà nhỏ này từ lãnh đạo Trung Quốc giúp công ty làm được nhiều việc dễ dàng hơn và tạo ra bầu không khí tốt đẹp. Điều này có thể thể hiện mong muốn quay trở lại thời kỳ trước đại dịch của Bắc Kinh. Vào thời điểm đó, việc tài trợ cho các công ty châu Âu rất dễ dàng và EU giống như một khối hỗn loạn gồm những người trung lập, điều này sẽ hữu ích hơn là có hại trong cuộc cạnh tranh lớn của Trung Quốc với Mỹ. Bắc Kinh muốn có một mối quan hệ giống như trước đại dịch và trước khi nổ ra chiến tranh ở Ukraine: EU làm ăn với Trung Quốc nhưng không tham gia vào cuộc cạnh tranh của Trung Quốc với Mỹ.

Nhưng ngày nay, tình hình thế giới và kinh tế đã thay đổi. Chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, Bắc Kinh trở thành bên hưởng lợi từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga. EU cũng lo ngại Bắc Kinh có thể noi gương Nga và tấn công đảo quốc dân chủ Đài Loan. Điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu và trật tự quốc tế. Điều đau đớn đối với người châu Âu là Trung Quốc đang chinh phục trái tim của nền kinh tế châu Âu: ngành công nghiệp ô tô. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại tăng lên gần 400 tỷ euro. Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng pin và trợ cấp rất nhiều cho ngành công nghiệp xe điện của mình.

Mặt khác, Bắc Kinh rất cần nguồn đầu tư trực tiếp khổng lồ mà họ đã nhận được từ EU trong 20 năm qua. Những khoản đầu tư trực tiếp này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm. Vì vậy, phạm vi và tầm quan trọng của các chủ đề hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – EU là rất lớn. Tuy nhiên, không có nhiều điều để mong đợi. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây không nằm ở Brussels (Bỉ) mà ở Washington (Mỹ). Vào cuối tháng 11, ông Tập Cận Bình đến thăm San Francisco và kết quả có phần thoải mái hơn một chút. Bây giờ đã không thể nào tiếp tục có nhiều sự việc xảy ra nữa.

Theo Đan Lan, RFI