Nhân ngày Tự do Tôn giáo Quốc tế 27/10, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã ban hành một tuyên bố, khẳng định “tự do tôn giáo là một giá trị đáng quý trọng của nước Mỹ, và là quyền tự do cơ bản”. Có thể thấy rằng, việc thúc đẩy và bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế đã có bước ngoặt lớn, lần đầu tiên trở thành trọng tâm cụ thể trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Pompeo_ministerial
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đề cập đến cuộc đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc trong bài phát biểu hôm 18/7, nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ )không chỉ kiểm soát cuộc sống của người dân Trung Quốc mà còn khống chế cả tư tưởng của họ. Quan chức ĐCSTQ thậm chí còn ngăn cản nhiều quốc gia đến tham gia Hội nghị Quốc tế cấp Bộ trưởng về Tự do Tôn giáo tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hồi tháng 7. (Ảnh: Epoch Times)

Trong tuyên bố của mình, ông Pompeo nói rằng, “Những nhà khai quốc Hoa Kỳ hiểu rằng tự do tôn giáo không phải là do nhà nước tạo ra, mà là quyền bất khả xâm phạm của con người.”

Cùng ngày, ông Mike Pompeo đăng trên Twitter của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: “Chúng tôi sẽ sát cánh cùng tất và cho cả những ai đang muốn sống theo tiếng gọi tín ngưỡng của mình. Một cuộc tấn công tự do tôn giáo cho dù ở bất kỳ đâu đều sẽ là đối đầu với tự do tôn giáo khắp nơi.”

Trong tuyên bố của mình, ông Mike Pompeo nhấn mạnh: “Thật không may, hơn 80% dân số thế giới sống tại các quốc gia đã bị hạn chế cao độ hoặc nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Ở nhiều nơi, chính phủ và các tổ chức phi nhà nước đang ngăn cản mỗi cá nhân theo đuổi cuộc sống với tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không ngồi xuống lặng im khi có người bị giết hại, bỏ tù, sách nhiễu hay tra tấn chỉ vì đức tin của mình. Chúng tôi sẽ đứng lên sát cánh cùng và cho tất cả những ai đang muốn sống theo tiếng gọi tín ngưỡng của mình. Một cuộc tấn công tự do tôn giáo cho dù ở bất kỳ đâu đều sẽ là đối đầu với tự do tôn giáo khắp nơi.”

Ông Pompeo còn nói: “Một chính phủ sẽ không bao giờ đạt được tiềm năng đầy đủ nhất nếu như người dân bị cách ly hay áp bức ở chính đất nước của mình.  Chỉ khi hoàn toàn chấp nhận và bảo vệ tự do tôn giáo, quốc gia mới có thể hiện thực hóa khát vọng kinh tế của mình, đảm bảo an ninh quốc gia và xóa bỏ khủng bố. Hôm nay, chúng tôi tái khẳng định rằng mọi người đều có quyền tự do về tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo hoặc tín ngưỡng; và quyền tự do biểu đạt tôn giáo hay tín ngưỡng của mình trong việc thực hành, giảng dạy, thờ phụng hay tuân thủ, cho dù là ở một mình hay trong cộng đồng cùng những người khác và ở nơi công cộng hay tư nhân, để thể hiện Tôn giáo hoặc tín ngưỡng trong giảng dạy, thực hành, thờ cúng và tuân thủ.”

Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (Đạo luật IRF) năm 1998. Đạo luật này giúp cho việc thúc đẩy tự do tôn giáo trở thành một chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đồng thời cũng thúc đẩy tự do tôn giáo tại các quốc gia vốn có lịch sử dung túng hay trực tiếp tham gia vào hành vi vi phạm tự do tôn giáo, cũng như lên tiếng cho những nạn nhân bị đàn áp chỉ vì kiên trì theo đuổi tín ngưỡng của mình.

Ngày 21/6 năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế thường niên năm 2018, trong đó Trung Quốc tiếp tục bị liệt vào “quốc gia đặc biệt đáng quan ngại” về tự do tôn giáo. 

Nói đến tự do tôn giáo của Trung Quốc, Ngoại trưởng Pompeo cho biết: “Tại Trung Quốc, cuộc đàn áp dữ dội các nhóm tín ngưỡng, trong đó nhắm vào người tập Pháp Luân Công, tín đồ Ki-tô giáo và Phật giáo Tây Tạng là điển hình nhất.” “ĐCSTQ đã thể hiện thái độ thù địch cực độ đối với tất cả các tín ngưỡng tôn giáo kể từ khi nó thành lập.”

Ông Pompeo cũng khẳng định: “Lịch sử sẽ không im lặng trước những vi phạm này, khi những tiếng nói của tự do như chúng ta ghi nhận nó.”

Mới đây, trong phiên điều trần của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) tại Thượng viện về vấn đề bảo vệ các cơ sở thờ phụng tôn giáo như chùa chiền hay nhà thờ, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback cũng cho biết, Hoa Kỳ đang gây sức ép mạnh mẽ và thúc giục Trung Quốc chấm dứt bức hại tín đồ của các đoàn thể tôn giáo như Cơ Đốc giáo, Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Phật giáo Tây Tạng và người tập Pháp Luân Công.

Minh Nhật

Xem thêm: