Mỹ đã bí mật cung cấp tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine
- Nhật Tân
- •
Giới chức Kiev tuyên bố hôm Thứ Ba (17/10) lần đầu tiên dùng tên lửa ATACMS tấn công Nga. Cùng ngày, quan chức Mỹ thừa nhận Mỹ đã bí mật cung cấp vũ khí có tầm bắn lên tới 300 km này vào chiến trường Ukraine từ trước đó.
- Theo tuyên bố trên X (Twitter), phi trường Berdyansk (tỉnh Zaporizhzhia) đã bị Ukraine oanh tạc bằng tên lửa ATACMS của Mỹ:
ATACMS is already with us. The airfield in Berdyansk with enemy equipment was hit by them. Thanks to our partners!
And Russians are already publishing photos 😀 pic.twitter.com/6SVwPPhHz9
— Oleksiy Goncharenko (@GoncharenkoUa) October 17, 2023
- Hình ảnh bằng chứng ATACMS đã được Ukraine dùng để oanh tạc các mục tiêu của Nga:
And here is the confirmation of the use of ATACMS missiles for the attack on the Berdyansk airport. The missiles were delivered to Ukraine last year. They gave them the green light the other day. According to Russian sources, this is an older version with a range of up to 165… pic.twitter.com/bZm0UZqIOg
— Sprinter (@Sprinter99800) October 17, 2023
Dải đất hình trái chuối mà Nga sáp nhập từ Ukraine có chiều rộng 80 đến 100 km. Tầm bắn 300 km của tên lửa vậy là vượt gấp 3 lần chiều rộng này.
Sau khi hình ảnh và các tuyên bố lưu hành trên mạng xã hội về việc ATACMS được sử dụng, các quan chức Mỹ đã thừa nhận rằng các vũ khí tầm xa ấy đã được gửi trong các đợt gửi vũ khí từ trước đó. Chỉ là lúc gửi thì Mỹ không công bố để “gây bất ngờ cho Nga.”
Tạp chí Phố Wall xác nhận việc này và cho hay quan chức Mỹ nói “một số lượng nhỏ” tên lửa ATACMS đã được gửi tới Kiev trước đó, nhưng việc ấy đã không được công bố.
Tương tự, Politico và CNN cho hay các quan chức Mỹ đã xác nhận tên lửa tầm xa đã được quân Ukraine dùng, nhưng không đưa thông tin các quan chức này là ai, và cũng không nói minh bạch là việc xác nhận này là khớp với thông báo cụ thể nào trên mạng xã hội của giới chức Kiev.
Trong các thông báo trên mạng xã hội của giới chức Kiev, có thông báo nói rằng họ đã phá hủy máy bay trực thăng, kho đạn, v.v. của Nga, nhưng vào thời điểm đó lại không nói rõ họ có dùng ATACMS hay là dùng loại tên lửa nào. Có thông báo khác nói họ dùng ATACMS nhưng lại không có chi tiết cụ thể hơn.
Tờ báo cũng không nói rõ tên lửa tầm xa ấy đã Mỹ được cung cấp khi nào. Trong thông tin lưu hành không chính thức trên mạng xã hội thì có thể đã từ rất lâu.
Tờ báo khẳng định rằng đây không phải lần đầu tiên Mỹ bí mật gửi một số vũ khí cho chính quyền Kiev, với mục đích gây bất ngờ cho Nga.
Vào tháng 8/2022, Lầu Năm Góc thừa nhận đã gửi tên lửa chống bức xạ HARM tới Ukraine mà không công bố ra ngoài.
Trong thời gian qua, giới chức Mỹ và truyền thông Mỹ đều nói Mỹ rất miễn cưỡng khi bị chính quyền Kiev đòi hỏi khi gửi các tên lửa đất đối đất tầm xa, với lý do rằng Mỹ không muốn leo thang chiến tranh.
Mỹ và NATO vẫn luôn nói rằng họ không tham gia chiến tranh, và họ chỉ giúp đỡ chính quyền Kiev bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nền tự do dân chủ. Với lập luận như vậy, Mỹ và NATO đều nói rằng các vũ khí hiển nhiên có khả năng tấn công ra ngoài lãnh thổ Ukraine là không cần thiết.
Tất nhiên, hành động của Mỹ cho thấy những lập luận đó không được chính họ tuân thủ.
Theo giải thích mà tờ báo dẫn lời quan chức Mỹ, thì đó là vì Mỹ thấy chính quyền Kiev biểu hiện tốt.
Quan chức Mỹ nói rằng ban đầu Mỹ lo lắng rằng các vũ khí tầm xa có thể bị Kiev sử dụng không đúng mục đích, và sẽ bắn vào lãnh thổ của chính Nga.
Nhưng thời gian qua, Kiev biểu hiện tốt và đã không làm như thế, chứng minh khả năng đáng tin cậy của chính quyền Kiev. Cho nên cuối cùng Mỹ đã đồng ý cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev.
CNN cũng chỉ ra rằng tính cả đến gói viện trợ gần đây nhất cho Kiev, thì không thấy có xuất hiện ATACMS trong danh sách được công bố.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đã lên tiếng xác nhận rằng quân đội Ukraine đã dùng tên lửa tầm xa để tấn công vào các mục tiêu của Nga, và tỏ lời cảm ơn Mỹ.
Từ khóa Dòng sự kiện Chiến tranh Nga - Ukraine