Mỹ mở ‘chiến trường’ mới trong cuộc chiến truyền thông với Trung Quốc
- Trí Đạt
- •
Trong lúc đang đối phó với dịch viêm phổi COVID-19, lực độ quản lý kiểm soát đối với dư luận của phía Trung Quốc vẫn không hề buông lỏng. Do đó, Mỹ đã mở ra một ‘chiến trường’ mới cho cuộc chiến truyền thông.
Ngày 18/2, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ liệt 5 hãng truyền thông của Trung Quốc vào danh sách “sứ đoàn nước ngoài” (Ngoại giao đoàn).
Ngày 19/2, phía Trung Quốc đã rút thẻ nhà báo của 3 phóng viên của Wall Street Journal, đồng thời gia hạn trong 5 ngày phải rời lãnh thổ Trung Quốc.
Ngày 25/2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tiết lộ rằng Mỹ sẽ có hành động tương ứng. Khi đó ông Pompeo trả lời rằng: “Chúng tôi đang tìm kiếm rộng rãi biện pháp có thể làm, sẽ áp dụng hành động thích đáng lúc cần thiết”.
Ngày 2/3, Mỹ yêu cầu 5 hãng truyền thông của Trung Quốc cắt giảm nhân viên tại Mỹ, nghĩa là trước ngày 13/3, khoảng 60 phóng viên của Trung Quốc có thể phải rời khỏi Mỹ.
5 hãng truyền thông Trung Quốc mà Bộ Ngoại giao Mỹ gọi là “sứ đoàn nước ngoài” gồm:
- Tân Hoa Xã;
- Văn phòng tại Mỹ của Nhân dân Nhật báo – Công ty Phát triển Hải Thiên Hoa Kỳ (Hai Tian Development USA);
- Công ty Phát hành Nhật báo Trung Quốc (China Daily Distribution Corporation);
- Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (China Radio International);
- Mạng Truyền hình Hoàn cầu Trung Quốc (China Global Television Network).
Mỹ kêu gọi Trung Quốc “tôn trọng giới báo chí”
Khi Mỹ áp dụng hành động, trên Facebook ngày 2/3, ông Pompeo đã chỉ ra rằng 5 hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc này đã bị nhận định là sứ đoàn nước ngoài, là cơ quan của nhà nước Trung Quốc, họ khác với cơ quan truyền thông nước ngoài khác, không phải là cơ quan báo chí độc lập.
Ông Pompeo còn nói, áp dụng biện pháp này không phải là nhằm vào nội dung đưa tin của những hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc này, điều mà Mỹ nhấn mạnh là “bình đẳng”. Ông phê bình nhiều năm qua, Chính phủ Trung quốc tiến hành giám sát, sách nhiễu, dọa nạt ngày càng nghiêm trọng đối với phóng viên Mỹ và các nước khác trú tại Trung Quốc.
Nhà bình luận thời sự Hà Thanh Liên tại Mỹ chỉ ra, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tiếp đeo còng tay, xiềng chân đối với phóng viên nước ngoài, “Bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ hiện tại muốn kiểm soát dư luận, cho nên cần phải quản chặt miệng của phóng viên nước ngoài, mặc dù hoạt động của phóng viên nước ngoài vốn đã bị hạn chế, nhưng hiện tại ngay cả nhìn thấy một chút xíu, ĐCSTQ cũng không muốn họ đưa tin ra ngoài.”
Ông Pompeo thúc giục Chính phủ Trung Quốc, cần lập tức thực hiện cam kết quốc tế đối với tự do ngôn luận, bao gồm cả việc “tôn trọng giới báo chí”. Quan chức Mỹ cho biết, xuất phát từ tôn trọng người làm báo trên thế giới, họ không gọi những người của truyền thông nhà nước Trung Quốc là “phóng viên”.
Về việc vì sao Mỹ không gọi người của truyền thông nhà nước Trung Quốc là “phóng viên”, chuyên gia vấn đề Trung Quốc Hoành Hà giải thích: “Một số cơ quan ngôn luận cấp trung ương này của ĐCSTQ, nhiệm vụ của họ không chỉ là báo cáo tin tức, mà còn bao gồm cả tuyên truyền, bao gồm cả thu thập tình báo, quan hệ công chúng, vận động hành lang, liên hệ cộng đồng dân cư người Hoa, thâm nhập vào cộng đồng người Mỹ, v.v.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Chỉ đành chơi theo
Đối với hành động và kêu gọi của Mỹ, trong cuộc họp báo hôm 3/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nói rằng, phía Trung Quốc bảo lưu quyền lợi đưa ra phản ứng và biện pháp hành động, “do Mỹ phá vỡ quy tắc trò chơi trước, nên phía Trung Quốc chỉ đành chơi theo”.
Số lượng visa truyền thông Mỹ và Trung Quốc chênh lệch nhau
Ngày 2/3, Hiệp hội Phóng viên Nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) công bố báo cáo thường niên chỉ ra, Chính phủ Bắc Kinh dùng visa làm vũ khí, lấy đó để đe dọa phóng viên nước ngoài với “lực độ chưa từng có trong lịch sử”.
Bản báo cáo cho biết, hiện tại có ít nhất 12 phóng viên nước ngoài được cấp visa có kỳ hạn dưới 6 tháng, trong khi visa bình thường mà Trung Quốc cấp có thời hạn 1 năm; 12 phóng viên có thời hạn visa bị rút ngắn này bao gồm phóng viên các báo New York Times, Wall Street Journal, BBC, Daily Mail, The Globe and Mail, Le Monde, Sankei Shimbun, VOA; ngoài ra còn có 2 người chỉ được cấp visa có thời hạn 1 tháng.
Báo cáo của FCCC năm nay đã khảo sát 114 phóng viên đến từ 25 quốc gia, kết quả cho thấy, có 82% phóng viên trong năm qua khi phỏng vấn đưa tin tại Trung Quốc đã bị làm phiền, sách nhiễu hoặc bị bạo lực; có 70% phóng viên cho biết nhiều cuộc phỏng vấn bị hủy bỏ vì sự can thiệp của Bắc Kinh; có 22% phóng viên cho biết, họ gặp khó khăn khi tiếp tục gia hạn visa.
Ngày 2/3, trong cuộc họp giới thiệu bối cảnh truyền thông, quan chức Mỹ có nhắc đến, từ năm 2015 đến nay, Mỹ đã cấp phát 3.000 visa I (visa dành cho đại diện truyền thông nước ngoài) cho công dân Trung Quốc. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, chỉ năm 2019, Mỹ đã cấp visa 425 visa phóng viên cho phía Trung Quốc, nhưng hiện tại chỉ có khoảng 75 phóng viên quốc tịch Mỹ làm việc tại Trung Quốc.
Ngoài ra, visa mà phóng viên quốc tịch Mỹ tại Trung Quốc được cấp thông thường có thời hạn 3 tháng cho mỗi lần nhập cảnh, có phóng viên chỉ có thời hạn lưu trú 30 ngày. Còn visa I mà phía Mỹ cấp cho phóng viên Trung Quốc lại có thể lưu trú vô thời hạn.
Dưới vỏ bọc văn hóa gấu trúc, đưa tin tức người đấu tranh Hồng Kông là bạo đồ
Tổ chức nhân quyền Freedom House mới đây đã công bố báo cáo cho thấy, chi tiêu của Nhật báo Trung Quốc tại Mỹ đã tăng mạnh từ 500.000 USD (năm 2009) lên 5 triệu USD (năm 2019). Trong bản báo cáo này, Freedom House chỉ ra, những kênh truyền thông này sẽ lợi dụng những bài viết thông thường liên quan đến văn hóa gấu trúc, văn hóa Trung Quốc làm vỏ bọc, nhưng khi liên quan đến những chủ đề nhạy cảm ở Trung Quốc, thì sẽ lan truyền thông tin liên quan như người Duy Ngô Nhĩ là phần tử khủng bố, người biểu tình Hồng Kông là bạo đồ, v.v.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Cuộc chiến truyền thông Truyền thông Trung Quốc Tự do ngôn luận Phóng viên virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 Truyền thông Mỹ Giới nhà báo