Ông Blinken và bà Pelosi ra tuyên bố tưởng niệm Thảm sát Thiên An Môn 1989
- Trí Đạt
- •
Ngày 4/6/2022 là kỷ niệm 33 năm sự kiện Lục Tứ hay còn gọi là Thảm sát Thiên An Môn năm 1989 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đều có phát biểu tưởng niệm sự kiện này.
Ngoại trưởng Mỹ: những nỗ lực của các nạn nhân của “Lục Tứ” sẽ không bị lãng quên
Bắt đầu từ tháng 4/1989, sinh viên, công nhân và người dân Trung Quốc thuộc mọi tầng lớp xã hội đã tự phát tổ chức các cuộc mít tinh và biểu tình ôn hòa tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn trên khắp Trung Quốc, đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí và truy cứu trách nhiệm về nạn tham nhũng. Từ tối ngày 3/6 đến ngày 4/6, quân đội thiết quân luật của ĐCSTQ đã được lệnh bắn những người biểu tình tay không tấc sắt, thậm chí cả người qua đường và người đứng xem, dẫn đến một số lượng lớn thương vong. Sự kiện này được gọi là sự kiện Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 hay sự kiện Lục Tứ.
Chính quyền ĐCSTQ cấm Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông công khai tổ chức kỷ niệm sự kiện này.
Ngày 3/6 (theo giờ Mỹ), Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã viết trong một tuyên bố về sự kiện này: “Ngày mai, chúng ta sẽ đánh dấu kỷ niệm 33 năm Thảm sát Thiên An Môn, khi hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ đoàn kết một cách hòa bình ở Bắc Kinh kêu gọi dân chủ, trách nhiệm giải trình, tự do và pháp trị. Vào ngày 4/6/1989, cuộc biểu tình kéo dài 50 ngày đột ngột bị kết thúc dưới sự đàn áp một cách tàn bạo của quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ). Vô số người đã bị bỏ tù, và đến nay số người chết vẫn chưa được biết rõ.”
Ông nói, “Những nỗ lực của những người dũng cảm này sẽ không bị lãng quên. Hàng năm, chúng ta đều tưởng nhớ và tri ân những người đã đứng lên vì nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, và biểu đạt sự tôn kính đối với họ. Mặc dù rất nhiều người không còn có thể lên tiếng cho bản thân, nhưng chúng ta và nhiều người ở các nơi trên thế giới thay mặt họ đứng ra và ủng hộ các nỗ lực hòa bình của họ để thúc đẩy dân chủ và quyền lợi cá nhân.”
Ông Blinken còn đề cập đến việc ĐCSTQ đàn áp nền pháp trị tự do tại Hồng Kông. Trong ông viết trong tuyên bố, hôm nay, đấu tranh cho dân chủ và tự do vẫn tiếp tục vang lên ở Hồng Kông, các hoạt động trong đêm hàng năm để tưởng niệm vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) và chính quyền Hồng Kông cấm, để nỗ lực nhằm dập tắt những ký ức về ngày đó.
Ông Blinken nói trong tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng và thúc đẩy truy cứu trách nhiệm về những hành vi tàn bạo và vi phạm nhân quyền ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ), bao gồm cả những hành động tàn bạo ở Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng. Chúng tôi muốn nói với những người Trung Quốc vẫn đang tiếp tục lên tiếng phản đối bất công và tìm kiếm tự do rằng ngày 4/6/1989 sẽ không bị lãng quên.”
Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói ra tuyên bố kỷ niệm 33 năm sự kiện Lục Tứ
Trong một tuyên bố, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi nói: “Khi thế giới bày tỏ lòng lòng tôn kính đối với sinh viên, công nhân và công dân bình thường đã chống lại chế độ độc tài toàn trị của Trung Quốc (ĐCSTQ) một cách hòa bình, chúng tôi một lần nữa cam kết, sẽ tiếp tục giữ ngọn lửa tự do cháy mãi trong trái tim họ.”
Bà Pelosi còn nói: “Trong khi chúng tôi tưởng nhớ các nạn nhân cách đây 33 năm, chúng tôi cũng ủng hộ những người vẫn giữ vững tinh thần ‘Lục Tứ’ của họ cho đến ngày hôm nay: vô số các nhà hoạt động ở Trung Quốc Đại Lục và khắp khu vực tìm cách thực hiện các quyền tự do và quyền cơ bản của con người, họ đang phải chịu đựng những vi phạm nhân quyền ngày càng gia tăng của ĐCSTQ đối với công dân Trung Quốc.”
Trong tuyên bố, bà Pelosi cũng trích dẫn một loạt các vi phạm nhân quyền và đàn áp tự do của ĐCSTQ, bao gồm các hành vi tàn bạo xâm phạm nhân quyền ngày càng gia tăng ở Tây Tạng, Tân Cương và Hồng Kông, cũng như các cuộc đàn áp đối với các nhà hoạt động và tự do tôn giáo.
Bà Pelosi nói: “Các hành động của chính quyền này (ĐCSTQ) đã làm chấn động lương tri của thế giới. Giống như Ngoại trưởng Blinken biểu thị rõ ràng vào tuần trước, ‘Chúng ta không thể trông chờ Bắc Kinh thay đổi quỹ đạo của họ’, đây là lý do vì sao Quốc hội sẽ tiếp tục thực hiện một cách kiên định các cam kết của lưỡng đảng và lưỡng viện, để hỗ trợ tất cả những người dưới sự áp bức tàn bạo của chế độ cộng sản.”
Là nữ chủ tịch đầu tiên của Hạ viện Mỹ, bà Pelosi thường xuyên lên tiếng ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông và các nhà hoạt động ở Trung Quốc.
Bà nói: “Khi chúng ta tưởng nhớ những hành động anh dũng của thế hệ Thiên An Môn, mỗi cá nhân chúng ta có nghĩa vụ thiêng liêng là xây dựng một tương lai công bằng hơn, bình đẳng hơn và dân chủ hơn.”
Bà Pelosi đã đến thăm Quảng trường Thiên An Môn hai năm sau Sự kiện ngày 4/6/1989, và cùng 2 nghị sĩ Quốc hội Mỹ giơ biểu ngữ ủng hộ các nhà hoạt động dân chủ, trên đó có nội dung “Gửi những người hy sinh vì sự nghiệp dân chủ ở Trung Quốc” (To those who died for democracy in China) bằng tiếng Trung và tiếng Anh.
Two years after protestors were met with violence & death, I joined my colleagues in unfurling a banner in Tiananmen Square which read: “To those who died for democracy.”
To this day, we are firmly committed to standing up against China’s abuses of human rights. pic.twitter.com/JFdPoVNmpr
— Nancy Pelosi (@SpeakerPelosi) June 4, 2020
Trí Đạt (t/h)
Từ khóa Nancy Pelosi Thảm sát Thiên An Môn Sự kiện Lục Tứ