Ngày 8/10, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã tham dự “Diễn đàn Ngọc Sơn 2021: Đối thoại về Đổi mới và Tiến bộ tại Châu Á” do Quỹ Giao lưu Châu Á Đài Loan tổ chức. Diễn đàn tập trung vào việc phục hồi kinh tế trong khu vực sau đại dịch và các vấn đề hợp tác phát triển y tế cộng đồng.

p2735401a503263543
Tình hình eo biển Đài Loan ngày càng căng thẳng khi mới đây tàu sân bay Liêu Ninh của ĐCSTQ tập trận tại Thái Bình Dương, đồng thời phái hàng loạt máy bay quân sự thâm nhập vùng không phận Đài Loan (Nguồn: Hải quân Mỹ).

Ngoài bài phát biểu của bà Thái Anh Văn và ông Tony Abbott, cựu Thủ tướng Úc ra, ngay cả cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng yêu cầu đơn vị tổ chức Diễn đàn Ngọc Sơn 2021 thay mặt ông đọc bài phát biểu chúc mừng, chúc sự kiện thành công tốt đẹp.

Sau cuộc họp, Văn phòng Tổng thống đã ra thông cáo báo chí cho biết, trong bài phát biểu của mình, bà Thái Anh Văn nói rằng Đài Loan sẽ áp dụng chính sách hướng Nam mới, nhằm tăng cường kết nối với các đối tác chiến lược như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và các nước ASEAN. Đài Loan không hề dao động trước các mối đe dọa từ bên ngoài, và là một thành viên không thể thiếu của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Ông Abbott tuyên bố rằng tất cả người Trung Quốc và Đài Loan đều có quyền tự do quyết định cuộc sống và tương lai của mình. Nhưng ĐCSTQ không nghĩ như vậy, bằng chứng chính là sự thù địch ngày càng tăng của họ đối với Đài Loan. ĐCSTQ nhận ra rằng sức mạnh quốc gia tương đối của họ có lẽ đã đạt đến đỉnh điểm. Hơn nữa cơ cấu dân số đã già, nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn và nguồn tài chính cũng ngày càng thu hẹp. Vậy nên, rất có thể ĐCSTQ sẽ sớm tấn công Đài Loan và gây ra thảm họa mới.

Ông Abbott cũng cho biết, từ tình hình hiện tại mà xét, “người Đài Loan sao có thể muốn đánh đổi cuộc sống hiện tại của mình, lấy một lối sống nghèo nàn và ít tự do hơn được đây?” Ông tin rằng: “Hoa Kỳ không thể khoanh tay đứng nhìn Đài Loan bị nuốt chửng.” Úc cũng không nên thờ ơ với số phận của người Đài Loan. Vào lúc này, không có gì cấp bách hơn việc ủng hộ Đài Loan. Ông ấy đến đây để “sát cánh cùng hòn đảo dũng cảm và tự do này.”

Trong “Quan điểm Hoàng Hà”, nhà bình luận Hoàng Hà cho rằng máy bay quân sự của ĐCSTQ bất ngờ xâm phạm Đài Loan từ đầu tháng 11/2020.

Thứ nhất, ĐCSTQ đã bày tỏ sự không hài lòng về cuộc tập trận hải quân chung của 6 nước Mỹ, Nhật Bản, Anh, Canada và Hà Lan và New Zealand gần Đài Loan. ĐCSTQ phải thể hiện như vậy, bởi dẫu sao thì, họ đã bắt nạt người khác. ĐCSTQ vốn là con hổ giấy, nên phải duy trì hình ảnh bá đạo của mình, nếu không sẽ bị lộ tẩy.

Thứ hai, cũng có thể là do yếu tố trong nước. Dưới áp lực tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng, ông Tập Cận Bình là người muốn gây chiến tranh với nước ngoài, nhằm thoát khỏi rủi ro hiện tại nhất. Bằng cách này, ông Tập có thể chuyển hướng chú ý của dư luận khỏi cuộc khủng hoảng về sự cai trị của ĐCSTQ.

Đối với Hoa Kỳ mà nói, Đài Loan và Afghanistan đơn giản là không thể mang ra so sánh với nhau. Bởi việc mất Đài Loan sẽ đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên ảnh hưởng của Mỹ, căn bản là không có chuyện cùng chung sống lâu dài với ĐCSTQ.

Bởi, thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ đánh mất lòng tin của những quốc gia đang dựa vào sự bảo hộ của Hoa Kỳ.

Thứ hai, các đồng minh không thể tiếp tục tin tưởng Hoa Kỳ và các liên minh cũng sẽ trở nên vô nghĩa.

Thứ ba, từ đây, ĐCSTQ sẽ không quan tâm đến Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ cũng đã mất đi đòn bẩy với ĐCSTQ.

Thứ tư, các nước thù địch sẽ được khuyến khích rất nhiều. Hoa Kỳ sẽ ngày càng bị xúc phạm nhiều hơn.

Thứ năm, trật tự quốc tế sẽ sụp đổ sau chiến tranh.

Nhà bình luận Đường Hạo nói trong chương trình “Ngã tư đường” rằng không còn nghi ngờ gì nữa, hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc, hiện đang tham gia vào một trò chơi lớn. Đài Loan tình cờ bị cuốn vào giữa, cũng chính là “bàn cờ” đọ sức giữa hai bên.

Mặc dù ĐCSTQ luôn muốn loại bỏ bàn cờ này, nhưng Hoa Kỳ không muốn. Nếu không, ĐCSTQ đã phá vỡ tuyến phòng thủ chống cộng của chuỗi đảo đầu tiên. Sau đó họ sẽ đe dọa đến an ninh của các quốc gia ở Thái Bình Dương.

Vì vậy, Đài Loan hiện đang ở trong một “tam giác cân của sự khủng bố.” Hai cường quốc liên tục la mắng, xuất quân, và đập bàn trên bàn cờ.

Mặc dù điều này khiến Đài Loan rơi vào trạng thái bất an và khó chịu, nhưng tạm thời vẫn có thể giữ Đài Loan ở trạng thái tương đối an toàn. Tạm thời ĐCSTQ không thể chiếm được Đài Loan.

Nhưng điều này có thể kéo dài được bao lâu, lại phụ thuộc vào sự phát triển quân sự trong tương lai của ĐCSTQ, sự tiến triển của mối quan hệ Mỹ-Trung, cũng như việc tăng cường khả năng quốc phòng của Đài Loan.

Trên thực tế, việc ĐCSTQ gia tăng uy hiếp Đài Loan cũng phản ánh những bất ổn kinh tế và chính trị nghiêm trọng trong nội bộ của đảng này. Nhưng vì lo sợ trong và ngoài nước nhìn thấy sự bất ổn này, nên ĐCSTQ đã vội vàng gây căng thẳng quân sự ở Đài Loan, nhằm chuyển hướng chú ý của quốc tế và phân tán áp lực.

Về bất ổn chính trị, gần đây ĐCSTQ cũng phải thừa nhận rằng suốt một thời gian dài, ông Tập Cận Bình bị các lực lượng chống Tập trong đảng tiến hành các cuộc đảo chính và ám sát.

Hơn nữa, người ám sát ông Tập lại chính là ông Tôn Lực Quân, cựu Thứ trưởng Bộ Công an và ông Phó Chính Hoa, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tại sao những vụ bê bối bất hòa trong nội bộ quan chức của ĐCSTQ, lại bị lộ ra ngoài đến mức đáng xấu hổ như vậy?

Về bất ổn kinh tế, chính là việc đề cập đến cơn bão nợ và làn sóng thất nghiệp, do Evergrande và các công ty bất động sản gây ra. Chừng nào ĐCSTQ không thể giải quyết được hai mối đe doạ nội bộ lớn này, thì sẽ có càng nhiều chiến thuật thay hình đổi dạng, “tạo ra những rắc rối đối ngoại và chuyển hướng chú ý.”

Lưu Thế Dân / Vision Times

Xem thêm: