Thứ Tư (24/8) đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Hàn Quốc. Dù hai bên đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của nhau nhưng người Hàn Quốc ngày càng có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc.

Embed from Getty Images

Ngày 5/8/2022 Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken sau khi tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 55 tại Phnom Penh. (Andrew Harnik/AP POOL/AFP/Getty).

Theo Nikkei, ngày 9/8 Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin tại Thanh Đảo. Trong cuộc gặp, ông Vương Nghị đã nhắc câu “Tam thập nhi lập” nổi danh của nhà tư tưởng Khổng Tử thời Trung Quốc cổ đại, hàm ý như nhắc Hàn Quốc nên độc lập hơn với Mỹ về mặt ngoại giao.

Đáp lại ông Park Jin cũng dẫn lời của Khổng Tử phản hồi: “Quân tử hòa nhi bất đồng”, hàm ý là một người có văn hóa lễ nghĩa tốt có thể sống hòa thuận với người khác trong khi vẫn giữ độc lập chính kiến.

“Sóng ngầm” đối thoại cho thấy sự chia rẽ giữa Hàn Quốc và nhà cầm quyền Trung Quốc vào thời điểm cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gia tăng.

Một ngày sau cuộc họp ngoại trưởng, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ tuyên bố rằng phía Hàn Quốc đã đồng ý chính sách “3 không 1 hạn” (không triển khai bổ sung thêm hệ thống THAAD, không thúc đẩy liên minh quân sự Hàn Quốc-Mỹ-Nhật Bản, không tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, và các hạn chế sử dụng hệ thống THAAD được triển khai tại các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc). Những hành động đơn phương và hiếu chiến của ĐCSTQ đã làm dấy lên bất mãn mạnh mẽ đối với chính quyền Hàn Quốc, nhiều người Hàn Quốc lên án ĐCSTQ là một nhà cầm quyền kiêu ngạo.

thaad
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ là Uông Văn Bân cho biết Hàn Quốc (chính quyền cũ) đã chính thức công nhận chính sách “3 không 1 hạn”, nhưng phía Hàn Quốc đáp lại rằng vấn đề THAAD là vấn đề an ninh quốc gia nên không thể thỏa hiệp. Ảnh: Một thiết bị phóng tên lửa của THAAD (Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Sau Thế chiến II, Trung Quốc và Hàn Quốc không có kênh lữ hành chính thức trong hơn 40 năm, họ đã có những xung đột gay gắt với nhau. Quan hệ hai nước xuống đến mức thấp nhất trong chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên khi Trung Quốc hỗ trợ quân đội Triều Tiên và coi Hàn Quốc là kẻ thù.

Bước ngoặt giữa hai nước diễn ra vào cuối những năm 1980 khi Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Roh Tae-woo coi Thế vận hội 1988 là cơ hội để thực hiện “Chính sách đối ngoại phương Bắc”, theo đó lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và ĐCSTQ.

Lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình vào thời điểm đó ủng hộ việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc. Đặng Tiểu Bình tin rằng động thái này không chỉ thúc đẩy thương mại với Hàn Quốc và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, còn cắt đứt mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Đài Loan.

Hàn Quốc và ĐCSTQ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường an ninh ở Đông Á. Sau khi Seoul bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh và Moscow thì Bình Nhưỡng bắt đầu theo đuổi vũ khí hạt nhân do sức ép.

Dựa vào nguồn chất bán dẫn từ Hàn Quốc giúp Trung Quốc phát triển kinh doanh lắp ráp điện thoại thông minh và các thiết bị khác. Trong 30 năm tiếp theo, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng và thương mại với Hàn Quốc đã tăng từ 6,3 tỷ USD năm 1992 lên 301,5 tỷ USD vào năm ngoái.

Nhưng bất chấp những phát triển kinh tế này, cách nhìn của người Hàn Quốc đối với Trung Quốc ngày càng tiêu cực.

Theo một khảo sát do truyền thông Hàn Quốc JoongAng Ilbo công bố hôm thứ Tư (24/8), 90,2% người Hàn Quốc tham gia khảo sát cho biết họ tin Trung Quốc không phải đối tác đáng tin cậy và là bên không đáng tin cậy nhất.

Trong cuộc khảo sát này, những người được hỏi sẽ trả lời quan điểm của họ về 6 nước bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Canada và Úc.

Trong một câu hỏi, người tham gia sẽ trả lời liệu họ có “tin tưởng” đất nước này hay không, và câu hỏi kia là họ sẽ trả lời liệu họ có “không tin tưởng” đất nước này hay không.

Kết quả cho thấy, những người được hỏi tin tưởng cao nhất vào Mỹ với 85,1%, tiếp theo là Canada với 65,6%, Úc là 63,8% và Nhật Bản là 13,9%, trong khi tỷ lệ này đối với Trung Quốc chỉ 8,2%. Còn nước Nga đang xâm lược Ukraine thì đứng cuối với tỷ lệ tín nhiệm là 5,1%.

Khi trả lời vấn đề không tin tưởng thì Trung Quốc đứng đầu danh sách với 90,2%, tiếp theo là Nga với 87,3%, Nhật Bản với 84,3%, Úc với 23,9%, Canada với 22,4% ,và Mỹ với chỉ 14,2%.

Tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc chỉ ra rằng trong 4 năm qua, tỷ lệ mất lòng tin của người Hàn Quốc đối với Trung Quốc ngày càng tăng qua từng năm, trong khi mức độ tin tưởng ngày càng giảm dần qua từng năm.

Khảo sát tương tự vào năm 2018 cho thấy, khi đó có 77,2% số người Hàn Quốc không tin tưởng Trung Quốc, nhưng đến nay qua 4 năm con số này đã tăng lên hơn 90%, trong khi tỷ lệ tin tưởng Trung Quốc giảm từ 19% xuống 8,2%.

Ngược lại, niềm tin của người Hàn Quốc đối với người Nhật Bản đã tăng lên kể từ năm 2020.

Khảo sát cũng đánh giá nhận thức của người Hàn Quốc về người Trung Quốc và Nhật Bản trên 7 lĩnh vực: thân thiện, linh hoạt, lập kế hoạch, táo bạo, sáng tạo, hòa nhập và hòa bình.

Cuộc khảo sát cho thấy 77,5% người được hỏi coi người Nhật là “thân thiện”, trong khi chỉ 6% cho biết “không thân thiện”.

Chiều ngược lại chỉ có 12% số người được hỏi coi người Trung Quốc là thân thiện.

id13715875 503775634b160a5d3e64ae54b8e3248b 600x400 1
Du khách Hàn Quốc và nước khác tại Myeongdong – Seoul (Panorama Forest / Epoch Times).

Từ tháng Hai đến tháng Sáu năm nay, Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với người Hàn Quốc, theo đó cho thấy 80% người dân Hàn Quốc có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc.

Pew lưu ý rằng kể từ năm 2002 tình cảm tiêu cực của người Hàn Quốc đối với Trung Quốc ngày càng tăng, từ 31% năm 2002 lên 80% trong năm nay.

Pew cho biết tâm lý chống Trung Quốc ngày càng tăng của Hàn Quốc phần lớn là hệ quả từ đòn trả đũa kinh tế của chính quyền ĐCSTQ sau khi Seoul chấp thuận triển khai hệ thống phòng không THAAD ở biên giới nước này vào năm 2016.

“Vào năm 2017, tình trạng căng thẳng này đã khiến nhận thức tiêu cực về Trung Quốc của người Hàn Quốc tăng mạnh; vào năm 2020 sau sự cố COVID-19 khiến nhận thức tiêu cực tương tự về Trung Quốc đã tăng trở lại ở hầu hết các nước được khảo sát”, các nhà nghiên cứu lưu ý trong báo cáo.

Theo Korea Times, giáo sư Kim Han-kwon tại Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc cho rằng tình cảm ngày càng tiêu cực của người Hàn Quốc đối với Trung Quốc là do kiểu giáo dục tư tưởng của ĐCSTQ cũng như sự khác biệt về chính trị và văn hóa xung khắc giữa hai nước này.

“Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013, Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhấn mạnh đến giáo dục tư tưởng yêu nước theo cách cực đoan, trong quá trình này đã nhấn mạnh thứ chủ nghĩa xem Trung Quốc là trung tâm gây xung đột về văn hóa với các nước láng giềng”, ông Kim Han-kwon chỉ ra cái gọi là “chủ nghĩa trung tâm Trung Quốc” nghĩa là xem Trung Quốc là trung tâm của thế giới.

Tiêu biểu dễ thấy như tranh cãi ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Hàn Quốc về nguồn gốc của kim chi và Hanbok.

Giáo sư Kim Han-kwon cũng cho biết, xung khắc còn do vấn đề khác biệt trong hệ thống chính trị và thể chế xã hội của hai nước.

“Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 thì ĐCSTQ và Hàn Quốc đã tập trung phát triển ngoại giao dựa trên lợi ích kinh tế, bỏ sang một bên những vấn đề khác biệt tiềm ẩn này, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng khiến những vấn đề này được dịp nổi lên”, giáo sư Kim Han-kwon nói.