Thủ tướng Lý Cường thăm Úc: Nhiều đoàn thể biểu tình phản đối ĐCSTQ
- Lạc Á, An Bình Nhã
- •
Ngày 17/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Thủ tướng Úc Albanese đã tổ chức cuộc gặp tại Canberra, thủ đô của Úc. Một số đoàn thể ở Úc đã tổ chức mít tinh trước Tòa nhà Quốc hội để phản đối cuộc đàn áp nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kêu gọi Chính phủ Úc đặt nhân quyền lên trên lợi ích kinh tế và chấm dứt cuộc đàn áp của ĐCSTQ.
Người tập Pháp Luân Công kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp của ĐCSTQ
Tiến sĩ Lucy Zhao, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc, cho biết: “Chúng tôi ở đây để hy vọng rằng Chính phủ Úc có thể nêu vấn đề chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công với phái đoàn của ông Lý Cường. Đồng thời, chúng tôi cũng hy vọng được truyền đạt yêu cầu của chúng tôi tới ông Lý Cường, đó là Cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài 25 năm phải được chấm dứt ngay lập tức và tất cả những người tập Pháp Luân Công đang bị cầm tù phải được trả tự do ngay lập tức, bao gồm cả thành viên gia đình của những người tập Pháp Luân Công người Úc vẫn đang bị bức hại ở Trung Quốc.”
“Chúng tôi ở đây không phải để nói rằng chúng tôi chống lại Trung Quốc, hay chống lại những người bạn Trung Quốc của chúng tôi. Chúng tôi ở đây chỉ để yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp, bởi vì chúng tôi tin rằng ĐCSTQ không đại diện cho Trung Quốc, cũng như không thể đại diện cho tất cả những người bạn Trung Quốc. Nhưng chúng tôi rất tiếc khi một số người chào đón ông Lý Cường lại tấn công các học viên Pháp Luân Công như kẻ thù và đầy thù địch. Trên thực tế, chúng tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tốt và chúng tôi hy vọng rằng người dân Trung Quốc sẽ tốt. Cho nên chúng tôi mới ở đây, bởi vì chỉ có chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, thì chính quyền Bắc Kinh mới tôn trọng nhân quyền, và tự do tín ngưỡng, và Trung Quốc mới thực sự có được một tương lai tươi sáng,” bà nói.
Cựu quan chức ngoại giao ĐCSTQ Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin) nói rằng ông đã chứng kiến tình trạng vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ngày càng trầm trọng hơn trong những năm gần đây “Đặc biệt là kể từ khi người lãnh đạo đảng hiện tại lên nắm quyền, việc đàn áp các vấn đề nhân quyền trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. “
“Pháp Luân Công là nhóm nạn nhân lớn nhất từ năm 1999 đến đầu thế kỷ 21. Trong mười mấy năm qua, Pháp Luân Công là nhóm nạn nhân lớn nhất. Hiện người Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông và Tây Tạng đang bị đàn áp, và nhân quyền của họ (đã) bị xâm phạm ngày càng nghiêm trọng. Những người tập Pháp Luân Công bị bắt vẫn đang ở trong tù, những người bị giám sát, bị hạn chế và quản chế, khi ĐCSTQ cảm thấy cần bắt thì vẫn bắt, ĐCSTQ chưa hề ngừng đàn áp Pháp Luân Công, thực tế là còn nghiêm trọng hơn trước,” ông nói.
Nhiều đoàn thể kêu gọi Chính phủ Úc đặt nhân quyền lên trên lợi ích kinh tế
Ông Tsewang Thupten, đại diện của nhóm Tây Tạng, cho biết trong bài phát biểu của mình: “Chúng tôi một lần nữa đến đây sau vài tháng sau chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ, vì Chính phủ Úc một lần nữa trải thảm đỏ cho chế độ độc tài ĐCSTQ. Chúng tôi ở đây để trở thành tiếng nói của đạo đức, là tiếng nói của công lý. Nhân quyền là không thể bán đứng. Việc giữ im lặng về nhân quyền và dân chủ không phù hợp với lợi ích của chúng ta.”
Ông kêu gọi: “Chính phủ Úc phải duy trì các giá trị và nguyên tắc của chúng ta, đó là lý do tại sao chúng tôi tập trung ở đây ngày hôm nay. Chính phủ Úc có quyền trừng phạt các hành vi vi phạm nhân quyền và đây là điều chúng tôi kêu gọi Chính phủ Úc thực hiện.”
Ông Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), Chủ tịch Liên minh Úc-New Zealand vì Nạn nhân của Chế độ Cộng sản Trung Quốc và phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Sydney, đã phát biểu tại cuộc mít tinh và cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times:“Hành trình lần này của ông Lý Cường tương đối bảo mật. Những người thuộc các nhóm thân cộng sản đã báo cáo rằng có từ 4000 – 5000 người trên Internet, nhiều người trong số họ là những ông bà già, nhận tiền để đi làm trò. Trên thực tế, ĐCSTQ hiện đang gặp tường thành trên khắp thế giới và đang chịu nhiều bất lợi, Úc là điểm sáng, cho họ thể diện cho nên họ (ĐCSTQ ) rất vui mừng.”
“Chúng tôi đến Canberra lần này chỉ để hy vọng Chính phủ sẽ không đặt việc bán tôm hùm và mua rượu vang đỏ lên trên nhân quyền. Công dân Úc Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) đã bị kết án tử hình một cách oan uổng. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu nói về thị trường thương mại thì đó là điều không thể chấp nhận được, là hành vi biến chất là không chính đáng và sai trật tự. Nếu ĐCSTQ không bao giờ lắng nghe lời khuyên về nhân quyền thì không đáng để kết bạn”.
Bà Kyinzom Dhongdue, cựu thành viên Quốc hội Tây Tạng lưu vong và là nhà hoạt động nhân quyền Tây Tạng, nói rằng yêu cầu của cộng đồng Tây Tạng là: “Chúng tôi yêu cầu Chính phủ Úc đặt nhân quyền lên trước thương mại trong quan hệ Úc – Trung. Thủ tướng sẽ có bài phát biểu về nhân quyền, điều này là chưa đủ. Chúng tôi hy vọng Chính phủ có hành động thực tế. Chúng tôi hy vọng Chính phủ Úc trừng phạt các nhà lãnh đạo Trung Quốc chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng.”
Bà tin rằng “Chính phủ Úc vẫn chưa quy trách nhiệm cho các nhà lãnh đạo ĐCSTQ. Chúng tôi hy vọng họ sẽ làm như vậy và chúng tôi hy vọng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về về việc này. Úc hiện có Đạo luật Magnitsky. Vì vậy, chúng tôi hy vọng Chính phủ Úc sẽ chế tài các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ.”
Ông Celepci, người phát ngôn của Hiệp hội Duy Ngô Nhĩ Úc, cho biết: “Mục đích của chúng tôi là nâng cao nhận thức và kêu gọi Chính phủ Úc đặt nhân quyền lên trên lợi ích kinh tế. Úc phải thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc. Điều này là do ĐCSTQ tiếp tục vi phạm nhân quyền và sử dụng biện pháp cưỡng bức kinh tế như một phương tiện để gây ảnh hưởng lên Úc và các nước khác trên thế giới. Mặc dù hợp tác kinh tế rất quan trọng, và họ không nên như thế, và cũng không nên lấy việc hy sinh nhân quyền và dân chủ làm cái phải trả.”
Ông Eric, một cựu đặc vụ của ĐCSTQ, cũng phát biểu tại cuộc mít tinh, nhắc nhở Chính phủ Úc và phương Tây hãy thận trọng khi tiến hành hợp tác thương mại với ĐCSTQ, “bởi vì ở một mức độ nhất định, bạn đang tiếp máu cho ĐCSTQ, đồng thời, các bạn đang tiếp máu cho nước Nga và cho tất cả các quốc gia độc tài và toàn trị trên thế giới, từ đó đang làm trầm trọng thêm những thảm họa về nhân quyền trên khắp thế giới và làm gia tăng đáng kể nguy cơ chiến tranh.”
Ông cũng kêu gọi, cần phải nhận thức một cách tỉnh táo, càng qua lại chặt chẽ với Trung Quốc phát xít thì sự xâm nhập của Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ càng nghiêm trọng. “Úc và các nước khác không bao giờ nên thiếu cảnh giác.” “Giảm cái gọi là giao lưu hữu nghị với ĐCSTQ, giảm hoặc thậm chí cắt đứt việc truyền máu kinh tế cho ĐCSTQ! Điều này rất quan trọng để làm suy yếu sự thống trị của ĐCSTQ!”
Người dân bày tỏ tiếng lòng tại hiện trường cuộc mít tinh
Tại cuộc mít tinh ngày hôm đó, người dân cũng bày tỏ mong muốn và yêu cầu được tham gia mít tinh.
Một thanh niên đến từ Melbourne cho biết: “Điều tôi muốn bày tỏ nhất khi đến Canberra để tham gia cuộc mít tinh là tự do, dân chủ và pháp quyền là điều tất yếu. Tôi không muốn ĐCSTQ hành động tùy tiện ở Úc, một vùng đất tự do. Đả đảo ĐCSTQ!”
Darren Zheng, một sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Đại học Công nghệ Sydney, cho biết chuyên ngành đầu tiên của anh là kinh tế, anh nói: “Sự thực chứng minh, khi phớt lờ nhân quyền và coi thường quyền tự do ngôn luận, thì họ sẽ đàn áp nền kinh tế. Sở dĩ Mỹ thành công như vậy vì họ đặt nhân quyền lên hàng đầu.”
Ông Đường, người đã sống ở Úc 18 năm, cho biết: “Hôm nay tôi chủ yếu muốn bày tỏ rằng rằng chính quyền (ĐCSTQ) đã làm khổ rất nhiều người ở Thượng Hải trong thời gian dịch bệnh và hại chết rất nhiều người, vì vậy tôi đến ở đây để phản đối ĐCSTQ và hy vọng rằng ĐCSTQ hạ đài càng sớm càng tốt. Tôi cảm thấy nhất định phải truy tìm nguồn gốc dịch bệnh COVID-19, nó liên quan đến việc về sau này chúng ta làm thế nào để ứng phó với các mầm bệnh không xác định trong tương lai. Trong mọi trường hợp, Úc là nước đầu tiên đề xuất truy xuất nguồn gốc và chúng tôi nghĩ rằng chúng ta nên kiên trì tiếp tục việc này.”
Từ khóa Người Duy Ngô Nhĩ Lý Cường Lý Cường thăm Úc Pháp Luân Công Tây Tạng