Ông Lý Cường thăm Úc: Người tu Pháp Luân Công giăng biểu ngữ phản đối cuộc bức hại
- An Bình Nhã
- •
Từ ngày 15 – 18/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường có chuyến thăm Úc. Hôm 16, khi ông đi từ sân bay Canberra đến khách sạn Hyatt gần khu vực Đại sứ quán, các biểu ngữ của nhóm người tập Pháp Luân Công và đoàn xe nói rõ sự thật về cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể được nhìn thấy khắp nơi trên đường đi.
Người tu Pháp Luân Công tại hiện trường phản đối cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ suốt 25 năm qua, và kêu gọi chấm dứt ngay việc giết hại những người tu Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục. Nội dung của các biểu ngữ bao gồm: “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công”, “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Thế giới cần Chân, Thiện, Nhẫn”, v.v.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” và có thể nhanh chóng cải thiện tiêu chuẩn đạo đức và sức khỏe thể chất của con người. Trước năm 1999, số liệu thống kê chính thức của ĐCSTQ đưa ra số lượng học viên Pháp Luân Công ở mức 70 đến 100 triệu. Năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân ganh tỵ khi số lượng học viên Pháp Luân Công vượt quá số lượng đảng viên ĐCSTQ, nên đã ra lệnh tiêu diệt Pháp Luân Công. Chính sách bức hại “bôi nhọ danh dự, cắt đứt kinh tế và hủy hoại thân thể” của Giang vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Vào tháng 5/2024, Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ về Vấn đề Trung Quốc (CECC) đã công bố báo cáo nhân quyền thường niên năm 2023, xem xét tình hình nhân quyền của Trung Quốc trong năm qua. Báo cáo tuyên bố rằng ĐCSTQ đã tăng cường đàn áp Pháp Luân Công và các nhóm tôn giáo khác. CECC cho biết trong một tuyên bố vào ngày 25/4 năm nay rằng “cuộc đàn áp Pháp Luân Công kéo dài một phần tư thế kỷ phải chấm dứt”.
Trang web Minh Huệ (Minghui.org) đưa tin rằng vào năm 2023, được biết có 1.188 người tập Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ kết án oan, tăng 545 người so với năm trước; cùng năm, được biết có 209 người tập Pháp Luân Công đã chết do cuộc đàn áp của ĐCSTQ, tăng 37 người so với năm trước.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ Minghui.org, tính đến ngày 16/6/2024, thông qua các kênh dân sự đã xác nhận rằng 5.085 người tập Pháp Luân Công đã chết do cuộc đàn áp của ĐCSTQ, do sự phong tỏa thông tin nghiêm ngặt của ĐCSTQ, con số tử vong này là chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Ngoài ra, chỉ trong vòng một tháng từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5 năm nay, ít nhất 47 người tập Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã bị ĐCSTQ bắt cóc.
Úc lo ngại sự bành trướng của ĐCSTQ trong phương diện an ninh khu vực
Trong chuyến thăm Úc lần này của ông Lý Cường, ngoài việc vấp phải sự phản đối của những nhóm như người tập Pháp Luân Công, v.v, Bộ trưởng Ngoại giao Úc và Bộ trưởng Ngoại giao “bóng” (ngoại trưởng của đảng đối lập, không phải đảng cầm quyền) còn bày tỏ lo ngại về chủ nghĩa bành trướng của ĐCSTQ trong an ninh khu vực và thái độ của họ đối với việc duy trì hòa bình ở eo biển Đài Loan. Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng chính sách ngoại giao gấu trúc của ĐCSTQ đã che đậy thành tích nhân quyền tồi tệ của nước này.
Vào ngày 16/6, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong nói với Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Úc về chuyến thăm của ông Lý Cường, “Tôi đã nói trước cuộc bầu cử rằng chúng tôi hy vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ ổn định. Điều này có nghĩa là cũng phải thừa nhận những khác biệt tồn tại trong quan hệ giữa hai nước.”
Khi nói về vấn đề eo biển Đài Loan, nơi nguy cơ xung đột ngày càng gia tăng, bà nhắc lại quan điểm lâu dài của Úc về vấn đề Đài Loan, gọi Đài Loan là “một trong những điểm nóng có nguy cơ xung đột cao hơn” trên thế giới.
Ngoại trưởng cho biết, Úc sẽ tiếp tục thúc đẩy hòa bình trong khu vực và thể hiện thái độ của Úc đối với Bắc Kinh. “Quan điểm của chúng tôi là ủng hộ việc duy trì hiện trạng. Đây là lập trường lâu dài của hai đảng lớn ở Úc và cũng là chủ trường rất rõ ràng của chúng tôi.”
Bà nói: “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để hợp tác trong khu vực, đề xuất các ý kiến khác nhau, chúng tôi sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.”
Bộ trưởng Ngoại giao “bóng” Simon Birmingham nói rằng đối thoại với Trung Quốc là quan trọng, “nhưng chúng ta cũng nên mong đợi Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình để ủng hộ công lý, chứ không phải là dung túng cho cái ác”.
Thượng nghị sĩ Birmingham cho biết: “Cuộc chiến do Nga phát động và chủ nghĩa khủng bố do Iran hỗ trợ đã gây ra đau khổ và tàn phá kinh tế lớn, nhưng Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn tiến hành các cuộc tập trận quân sự với các nước này và cung cấp hỗ trợ kinh tế cho họ”.
“Trở lại vấn đề chính, cách tiếp cận biên giới của quân đội Trung Quốc (Cộng sản) và hành vi xuyên biên giới của họ gây nguy hiểm cho khu vực của chúng ta.” Ông nói, “Trong tương lai, thế giới cần nhiều hơn ngoại giao gấu trúc. Chúng ta cần Trung Quốc phát huy vai trò của mình trong tìm kiếm hòa bình và ổn định, thay vì khuyến khích những kẻ gây bất ổn cho thế giới.”
Vào ngày 16/6, ông Lý Cường thông báo tại Vườn thú Adelaide (Adelaide Zoo) ở Nam Úc rằng một cặp gấu trúc khổng lồ trẻ hơn sẽ được cho thuê để thay thế hai con gấu trúc khổng lồ Wang Wang và Funi sẽ trở về Trung Quốc khi hợp đồng thuê của chúng hết hạn vào cuối năm nay.
Luật sư người Úc và cựu thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông Hứa Trí Phong (Hui Chi-fung) cho biết, ngoại giao gấu trúc không nên làm mọi người xao nhãng khỏi hồ sơ nhân quyền của ĐCSTQ.
Ông nói trong một tuyên bố: “Mặc dù gấu trúc khổng lồ rất đáng yêu và là biểu tượng của việc bảo tồn động vật hoang dã, nhưng chúng ta không nên vì nó mà phân tán sự chú ý khỏi những vấn đề nghiêm trọng trước mắt.”
Bà Ramila Chanisheff, chủ tịch Hiệp hội Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ Úc, nói rằng ngoại giao gấu trúc chỉ là một màn khói được thiết kế để chuyển hướng sự chú ý khỏi những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, đặc biệt là vi phạm nhân quyền nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ.
Bà nói: “Chúng ta không được mù quáng trước sự tuyên truyền của họ”, “ “Sự kháng nghị của chúng ta là vì để lên tiếng cho những người không thể tự mình lên tiếng và là lời nhắc nhở rằng nhân quyền không thể bị che khuất bởi những cử chỉ bề mặt.”
Vào ngày 17/6, ông Lý Cường đã tổ chức cuộc gặp lãnh đạo Úc-Trung với Thủ tướng Úc Albanese tại Canberra. Người dân Trung Quốc từ nhiều cộng đồng phản đối cuộc đàn áp ĐCSTQ đã tổ chức kháng nghị trước Tòa nhà Quốc hội ở Canberra.
Từ khóa Pháp Luân Công Lý Cường Lý Cường thăm Úc