IMF báo cáo: Tổn thất của TQ sẽ lớn hơn Mỹ, ít nhất là gấp đôi
- Thanh Vân
- •
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 9/10 đã công bố báo cáo mới nhất, theo đó, một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện sẽ làm suy yếu sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên sẽ không khiến cho kinh tế toàn cầu chững lại. Năm 2018, sau khi kinh tế của Mỹ tăng trường một cách mạnh mẽ khác thường, đến năm 2019 sẽ bắt đầu chậm lại, còn sự tổn thất của Trung Quốc sẽ nghiêm trọng gấp đôi so với Mỹ.
Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ liên tiếp leo thang, ngày 9/10, IMF đã điều chỉnh hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018, 2019 xuống 0,2%, dự báo tỉ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018, 2019, 2020 vào khoảng 3,7%.
Trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) được IMF công bố, đã tính cả những ảnh hưởng thuế quan thương mại mà chính phủ Tổng thống Mỹ Trump thực thi, và những ảnh hưởng từ những đáp trả Mỹ của Trung Quốc và các nước khác.
IMF đưa ra cảnh báo, nếu như chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang, thì sự tăng trưởng kinh tế của hai nước Mỹ – Trung trong năm 2019 đều sẽ chịu những ảnh hưởng bất lợi, trong đó Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn hơn. Đồng thời, kinh tế toàn cầu cũng sẽ chịu xung kích từ cuộc chiến thương mại này.
Trong biểu đồ IMF công bố, đã điều chỉnh hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế Mỹ – Trung năm 2019. Theo đó, năm 2019, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ từ 2,5% giảm xuống 1,6%; Trung Quốc từ 6,2% giảm xuống 4,6%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất từ khi Trung Quốc công nghiệp hóa tới nay.
Hiện tại, Mỹ đã đưa ra mức thu thuế quan đối với khoảng một nửa hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Tổng thống Trump cho biết, còn muốn thu thuế quan đối với toàn bộ sản phẩm của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ; theo IMF dự báo, trong tình huống này, năm 2019, GDP của Mỹ có thể tổn thất 0,9%, còn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ tổn thất 1,6%.
IMF cũng đồng thời chỉ ra, mô hình kinh tế học dùng để dự báo không hoàn toàn chuẩn xác, so với kết quả thực tế cuối cùng có thể có sự sai lệch.
Trong bình diện toàn cầu, hàng rào thuế quan sẽ tạo thành ảnh hưởng bất lợi đối với lòng tin vào thị trường, thị trường chứng khoán cũng sẽ xuất hiện biến động. Theo mô hình mà IMF dự đoán, nếu hai nước Mỹ – Trung đều đánh thuế lên toàn bộ sản phẩm của đối phương, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2020 sẽ tổn thất khoảng 0,8%, còn tổn thất lâu dài sẽ vào khoảng 0,4%.
Hiện tại, biện pháp thuế quan đã được đưa ra sẽ khiến cho tăng trưởng kinh tế của hai nước Mỹ – Trung tổn thất khoảng 0,2%.
Dự tính trong điều kiện hiện tại, cả năm 2018, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vào khoảng 6,6%, thấp hơn so với 6,9% của năm 2017. Đến năm 2019, tăng trưởng sẽ tiếp tục chậm lại và xuống mức 6,2%. Ngoài nhu cầu bên ngoài hạ nhiệt, việc Trung Quốc tăng cường quản lý tài chính trong nước cũng tạo thành ảnh hưởng bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Trong trung hạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ dần giảm xuống 5,6% khi Trung Quốc chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững.
Về lâu dài, tác động đến nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp cận tới mức 1%, trong khi đó Trung Quốc sẽ gấp đôi của Mỹ.
Trong tình huống xấu, tỉ lệ tăng trưởng của Nhật Bản năm 2019 sẽ từ 0,9% giảm 0,4%. Khu vực đồng tiền chung châu Âu có tỉ lệ tăng trưởng từ 1,9% giảm xuống 1,5%. Mặc dù ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại tới khu vực đồng tiền chung châu Âu không lớn, nhưng kinh tế tăng trưởng chập sẽ làm tăng thêm vấn đề thất nghiệp ở một số nước châu Âu, đặc biệt là những nước vay nợ nhiều trong khi nền kinh tế yếu ớt.
Tuy nhiên, báo cáo của IMF cũng cho biết, tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2018 là đặc biệt mạnh, dự kiến đạt 2,9%, thay vì ước tính ban đầu là 2,4%.
Maurice Obsfeld, chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ tiền tệ quốc tế cho biết sức mạnh hiện tại của nền kinh tế Mỹ là do sự kích thích của các cắt giảm thuế khác nhau của chính quyền Trump. Ngoài việc giảm thuế thu nhập, cải cách thuế được Mỹ thông qua vào cuối năm 2017 giúp giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%. Biện pháp này đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế phi thường ở Mỹ.
Thanh Vân
Xem thêm:
Từ khóa kinh tế Trung quốc IMF chiến tranh thương mại Mỹ Trung