Trung Quốc bày tỏ lo ngại thảm họa hạt nhân sau vụ vỡ đập Kakhovka
- Hải Đăng
- •
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân (Zhang Jun) hôm thứ Ba (6/6) phát biểu tại Hội đồng Bảo an rằng vụ vỡ đạp Kakhovka trên sông Dnieper, miền nam của Ukraine có thể gây nguy hiểm cho nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye. Trung Quốc kêu gọi Ukraine và Nga hãy đảm bảo thảm họa hạt nhân không xảy ra.
“Chúng tôi bày tỏ quan ngại rất lớn về vụ vỡ đập tại nhà máy điện hạt nhân Kakhovka”, ông Trương Quân nói trong một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 6/6.
Ông Trương nhấn mạnh rằng hồ chứa Kakhovka là nguồn chính cung cấp nước làm mát cho nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu và nước trong hồ chứa tiếp tục rút xuống, nên “có khả năng sẽ không thể tiếp tục bơm nước cho nhà máy điện hạt nhân trong tương lai”.
Ông Trương nói: “Trung Quốc nhắc lại rằng trong một vụ thảm họa hạt nhân, không có ai được miễn trừ. Chúng tôi kêu gọi hãy kiềm chế tối đa, tránh những lời nói và hành động mà có thể leo thang xung đột và dẫn tới tính toán sai, và hãy duy trì an toàn và an ninh cho nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye”.
“Không bên nào, đặc biệt là các quốc gia có ảnh hưởng quan trọng, nên thêm dầu vào lửa và làm leo thang căng thẳng, lại càng không được cố gắng thu lợi cho nghị trình chiến lược của họ từ việc khủng hoảng lan rộng”, ông Trương nói thêm.
Ukraine đã đang đổ lỗi cho Nga đã làm nổ đập Kakhovka, làm ngập lụt các thị trấn và thành phố dưới hạ nguồn sông Dnieper, trong đó có thành phố Kherson do Kyiv kiểm soát.
Trong khi đó, phía Nga cho rằng chính quyền Kyiv phải chịu trách nhiệm cho vụ vỡ đập. Moscow lưu ý rằng Kyiv trước đây đã từng tấn công đập Kakhovka bằng rocket HIMARS do Mỹ cung cấp. Nga cũng nói Ukraine đã cho xả nước từ hồ chứa thượng nguồn trên sông Dnieper ngay trước khi đập Kakhovka bị vỡ.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye tại Energodar có 6 lò phản ứng và là cơ sở sản xuất điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Quân đội Nga đã kiểm soát nhà máy này từ tháng Ba năm ngoái. Khu vực đặt nhà máy cũng là một trong 4 nơi Nga đã sáp nhập sau khi tổ chức trưng cầu dân ý vào cuối năm 2022 bất chấp sự phản đối của Ukraine và các quốc gia phương Tây.
Lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi hôm 6/6 khẳng định rằng: “Không có rủi ro tức thì đối với sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye”.
Thống đốc tạm quyền khu vực Zaporozhye do Nga kiểm soát, ông Evgeny Balitsky cũng nói rằng mực nước gần nhà máy điện hạt nhân hiện tại là “không như thường lệ”, nhưng vẫn “chấp nhận được”.
Từ khóa Thảm họa hạt nhân Dòng sự kiện vỡ đập Kherson vỡ đập Kakhovka