Trước đại dịch, Giáo hoàng Vatican: “Chúng con cảm thấy sợ hãi và lạc lối”
- Thư Hoa
- •
Vào thứ Hai, ngày 30/3, Vatican tuyên bố rằng Hồng y Angelo De Donatis đã được chẩn đoán nhiễm virus Trung Cộng (virus corona mới). Giám mục Donatis, 66 tuổi, là giám mục của giáo phận Rome (Roma). Ông là giáo sĩ cấp cao nhất trong số 7 người bị nhiễm virus đã được chẩn đoán tại Vatican cho đến nay.
Đức Hồng Y Angelo De Donatis (phải), 66 tuổi, là thành viên giáo sĩ cấp cao nhất ở Vatican cho đến nay bị nhiễm virus Trung Cộng (Ảnh: Getty Images)
Tính đến ngày 4/4, tổng số người được chẩn đoán nhiễm virus Vũ Hán tại Ý đã lên tới 119.827 người, chiếm 0,19% tổng dân số 60,59 triệu người, số người chết đã lên đến 14.681, tỷ lệ tử vong do dịch bệnh là 12,25%. Tòa thánh Vatican, một thành quốc nằm trong lòng thành phố Rome, có tổng cộng 830 nhân viên thường trú. Bảy người đã bị nhiễm virus Trung Cộng. Tỷ lệ lây nhiễm là 0,84%, cao hơn nhiều so với mức trung bình quốc gia.
Sự việc này gợi nhớ đến một loạt hành động gần gũi giữa Vatican và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần đây như:
- Vatican đã ký các thỏa thuận nhân nhượng với ĐCSTQ trong những năm gần đây.
- Phong trào biểu tình chống Dự luật Dẫn độ kéo dài hơn nửa năm từ năm 2019 tại Hồng Kông, được coi là phép thử lương tâm trên toàn thế giới, Vatican đã chọn cách im lặng.
- Vatican cũng đã giúp tẩy trắng tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ bằng cách mời những đối tượng bị tình nghi tham gia nghiêm trọng vào tội ác này đại diện cho chính quyền Trung Quốc tham gia “Hội nghị thượng đỉnh phản đối buôn bán nội tạng”.
Trong một sự kiện công khai gần đây, giáo hoàng Francis đã cố tình tránh những cái bắt tay và những nụ hôn từ các tín đồ. Điều này gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi. Vào tối thứ Sáu, ngày 27/3, Đức Giáo Hoàng đã chủ trì một buổi lễ cầu nguyện đặc biệt chỉ có mình ông tham dự, cầu xin chấm dứt sự hoành hành của virus Trung Cộng. Khi đang cầu nguyện, ông nói: “Chúng con cảm thấy sợ hãi và lạc lối.”
Vũ Hán, nơi virus Trung Cộng bùng phát, không xa lạ gì với Giáo hoàng và Hồng y của Vatican. Hơn 60 năm trước, mối quan hệ giữa ĐCSTQ, một thể chế của chủ nghĩa vô thần và Vatican đã rạn nứt tại Vũ Hán. 60 năm sau, khi mối quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh ngày càng trở nên mật thiết, Vũ Hán đã không còn quan trọng như giáo phái Công giáo mà Giáo hoàng Pope Pius XII đã nhấn mạnh.
Giáo hoàng Vatican: “Chúng con cảm thấy sợ hãi và lạc lối”
Tối ngày 27/3, Đức Giáo hoàng Francis đứng một mình tại Quảng trường Thánh Peter cầu nguyện: “Trong vài tuần gần đây, dường như đêm đen đã kéo tới. Các quảng trường, đường phố và thành phố của chúng con chỉ là một khoảng tối, bóng tối bao phủ cuộc sống của chúng con, khiến mọi thứ trở nên vắng lặng, khắp nơi đều hoang vắng và trống trải. Những nơi mà bóng đêm đi qua, vạn vật đều đang ngơi nghỉ. Có thể ngửi thấy được trong bầu không khí, thổ lộ tất cả những điều này trong ánh mắt, cảm giác được qua từng cử chỉ.” Giáo hoàng nói tiếp: “Chúng con trở nên sợ hãi và lạc lối. Giống như các môn đệ trong ‘Phúc Âm’, những chuyện bất ngờ ập tới như phong ba bão táp, khiến chúng con trở tay không kịp. Chúng con ý thức được rằng mọi người đều cùng tồn tại trên một chiếc thuyền ……”
Ngày 27/3, Đức Giáo hoàng Francis một mình tới tại Quảng trường Thánh Peter cầu nguyện. Ông nói: “Chúng con cảm thấy sợ hãi và lạc lối.” (Ảnh: Getty Images)
Ý là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất trên thế giới bởi virus Trung Cộng. Sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với sức khỏe của giáo hoàng đã là một chủ đề nhạy cảm vào đầu tháng Ba. Vào thời điểm đó, trong một hoạt động công khai, ông xuất hiện triệu chứng ho, sổ mũi và bị ngoại giới nghi ngờ đã nhiễm virus Trung Cộng. Vatican đã bác bỏ nghi ngờ này, nói rằng Giáo hoàng chỉ bị cảm.
Chưa đầy một tuần sau, một phát ngôn viên của Vatican tuyên bố phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Thành phố Vatican. Vatican sau đó đã được khử trùng hoàn toàn và hủy bỏ một vài sự kiện công cộng và tất cả các hoạt động công khai vào Lễ Phục sinh tháng Tư.
Ngày 27/3, trong một bài viết có tiêu đề “Chúng con thấy mình sợ hãi. Đức Giáo hoàng đương đầu với virus corona”, tờ New York Times đã đề cập đến trong số 246 cư dân sống trong Thành phố Vatican, ngoài 100 thành viên Đội vệ binh Thụy Sĩ trẻ tuổi ra, những người còn lại bao gồm Giáo hoàng, một số giám mục, hồng y lớn tuổi, cùng nhân viên và các thành viên gia đình họ, cấu trúc này giống như một viện dưỡng lão mong manh. Một khi virus lây lan, nó sẽ là một đòn chí mạng đối với những người cao tuổi.
Theo One America News Network (OANN), bệnh nhân được đưa đến bệnh viện điều trị là một giám mục ở Vatican. Mặc dù ông không tiếp xúc trực tiếp với Giáo hoàng, nhưng vì đều sống trong căn hộ tại Santa Marta, nên cũng có nguy cơ lây nhiễm.
Bài báo của “New York Times” tiết lộ rằng khu vực Santa Marta có tổng cộng 130 căn hộ. Mặc dù mỗi căn hộ là một khu nhà riêng biệt nhưng hành lang, thang máy và nhà ăn đều là nơi công cộng. Kể từ ca lây nhiễm đầu tiên, các giám mục, hồng y cao tuổi đều cố gắng ở trong phòng càng nhiều càng tốt, giảm thiểu việc ra ngoài.
Một Hồng y giám mục 85 tuổi, Giovanni Lajolo, và là chủ tịch danh dự của Thành phố Vatican, thừa nhận rằng một ông già ở độ tuổi như ông là “ứng cử viên hàng đầu” mà virus tấn công, và đùa rằng đối với người già ở Vatican mà nói, “nơi yên tĩnh hơn chính là nghĩa địa”.
Mặc dù Giáo hoàng vẫn tiếp tục gặp gỡ một số Hồng y mỗi ngày, nhưng trong văn phòng của ông cũng đã chuẩn bị rất nhiều nước khử trùng tay và Giáo hoàng không còn dùng bữa tại nơi mọi người cùng ăn.
Virus không thể ngăn cản sự tôn kính và ngưỡng mộ của các tín đồ Công giáo, nhưng Đức Giáo hoàng đã cố tình tránh những cái bắt tay và những nụ hôn từ các tín đồ. Điều này gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi. Đoạn video do Reuters phát sóng có thể thấy rõ rằng giáo hoàng cảnh giác với cái những bắt tay và những nụ hôn từ các tín đồ. Ông đã nhiều lần nhanh chóng rụt cánh tay thường giơ ra với các tín đồ.
Đoạn video về buổi lễ ban phước của Giáo hoàng vào ngày 27/3 đã được phát sóng trên Internet cho hơn 120 triệu tín đồ Công giáo trên khắp thế giới, gồm cả những người dân Ý đang chiến đấu với tử thần, 90% trong số họ là người Công giáo.
Vào ngày hôm đó, số ca tử vong tại Ý lên tới 793 người, cao nhất kể từ khi dịch bệnh lan rộng tại Ý trong vòng một tháng trước đó. Virus Trung Cộng xâm nhập vào cơ thể họ và tước đoạt mạng sống của họ. Những tín đồ hy vọng linh hồn sẽ được trở về thiên đàng sau khi chết nên rất coi trọng lời cầu nguyện của linh mục trong đám tang. Thật không may, hy vọng cuối cùng này đã vỡ vụn bởi lệnh cấm của chính phủ. Lời cầu nguyện của Đức giáo hoàng đã đến với các tín đồ và mang lại niềm an ủi.
Ngày 16/3 một bài báo trên New York Times cho biết tại tỉnh Bergamo thuộc vùng Lombardy miền bắc nước Ý, quan tài đã được lấp đầy tại các nghĩa trang và nhà thờ. Sau cái chết của cụ ông Renzo Carlo Testa 85 tuổi, chiếc quan tài đặt tại nghĩa trang trong 5 ngày trước khi được chôn cất. Vợ và các con của ông thậm chí không thể tổ chức cho ông một đám tang truyền thống, bởi vì Chính phủ Ý đã liệt các nghi thức tôn giáo của đám tang thuộc về hoạt động tụ hợp bất hợp pháp.
Ngày 26/3/2020, Ý đã phong tỏa thành phố. Trong nhà thờ San Giuseppe tại Seriate, xếp đầy quan tài của người chết vì virus Trung Cộng, chờ được xe quân sự đưa đi. Vị linh mục đứng cạnh một trong những chiếc quan tài và đang cầu nguyện. (Ảnh: Piero Cruciatti/AFP via Getty Images)
Nghi lễ tang lễ truyền thống của Công giáo, với hàng trăm người tham dự, đã trở thành một quá trình ngắn chỉ có linh mục và một vài thành viên trong gia đình. Vì lo sợ thi thể sau khi chết sẽ lây nhiễm, một số thành viên trong gia đình thậm chí đành phải từ bỏ việc nói lời vĩnh biệt với những người thân yêu của họ. Cụ ông Renzo Carlo Testa cuối cùng đã đơn độc ra đi, người vợ kết tóc 50 năm và những đứa con của ông cũng bị cách ly vì nhiễm virus.
Vatican từng chia rẽ với ĐCSTQ tại Vũ Hán
Tháng Một, sau khi virus Trung Cộng bùng phát, Đức Giáo Hoàng Francis đã nhiều lần cầu nguyện cho những người đã khuất vì nhiễm bệnh cùng gia đình của họ tại Trung Quốc và trên toàn thế giới. Nhưng ông không bao giờ đề cập tới Vũ Hán, ngay cả vào cuối tháng Một khi virus Trung Cộng vừa bùng phát tại Vũ Hán.
Chủ nhật, ngày 26/1, trong một buổi cầu nguyện ở Quảng trường Thánh Peter, trước hàng ngàn tín đồ tập trung tại đây, Đức Giáo hoàng đã đề cập đến “cam kết lớn lao” của Trung Quốc trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus.
Thành phố Vũ Hán không xa lạ gì với Tòa thánh, bởi mối quan hệ giữa Vatican và ĐCSTQ rạn nứt từ đây. Tháng 3/1958, dưới sự giám sát của Ủy ban thành phố Vũ Hán của ĐCSTQ, Tổng giáo phận Công giáo Hán Khẩu và Giáo phận Vũ Xương đã bầu Đổng Quang Thanh làm tổng giám mục và Viên Văn Hoa làm giám mục. Nhưng Tòa Thánh từ chối công nhận hai giám mục được chấp nhận bởi Giáo hội Công giáo “yêu nước” do ĐCSTQ kiểm soát, yêu cầu người sắc phong và người được sắc phong tự trừng phạt, nghĩa là trục xuất khỏi nhà thờ.
Mặc dù sau khi ĐCSTQ thành lập, Vatican ôm hy vọng cho phép Tòa thánh tiếp tục bổ nhiệm các giám mục, nhưng sau sự kiện Vũ Hán tự bầu, tự sắc phong, mối quan hệ song phương đã chính thức đổ vỡ. Theo đó, Vatican đã chuyển sứ quán từ Trung Quốc sang Đài Loan, sau đó đã thành lập đại sứ quán (Sứ thần Tòa Thánh) và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan.
Những người Công giáo thuộc Giáo hội Tam Tự (tự trị, tự dưỡng, tự truyền) dưới quyền ĐCSTQ hoặc Giáo hội gia đình hoạt động ngầm, cũng đều không thể thoát khỏi sự đàn áp của ĐCSTQ trong các cuộc vận động thanh trừng và Cách mạng Văn hóa những năm 1960. Ngay cả các giám mục được ĐCSTQ công nhận cũng bị cầm tù.
Vào những năm 1980, nhằm đánh bóng hình ảnh quốc tế, ĐCSTQ bắt đầu khôi phục thứ gọi là tự do tôn giáo và bắt đầu tương tác với Vatican. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai bên liên quan đến việc bổ nhiệm giám mục vẫn luôn tồn tại. Mâu thuẫn về quyền bổ nhiệm giữa Giáo hoàng và “Giáo hội Công giáo yêu nước” do ĐCSTQ kiểm soát đã thay đổi sau khi Đức Giáo hoàng Francis kế vị vào tháng 3/2013.
Giáo hoàng đương nhiệm, Đức Francis, được sinh ra năm 1936 tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình gốc Ý, kế vị vào tháng 3/2013 sau khi Giáo hoàng Pope Benedict XVI thoái vị vì bệnh tật.
Tháng 2/2016, trang BBC tiếng Trung đã đăng một bài viết nói rằng năm 2016 nhân dịp năm mới của Trung Quốc, Đức Giáo hoàng đã phát biểu một bài thuyết giảng ca ngợi Trung Quốc, khiến các nhà quan sát Vatican kinh ngạc, và gọi đây là “một ví dụ về sự cực đoan của chủ nghĩa chính trị hiện thực”.
Trong bài phát biểu này, Đức Giáo hoàng đã ca ngợi “văn hóa vĩ đại” và “trí tuệ vô hạn” của Trung Quốc và nói rằng thế giới không cần lo lắng về quyền lực ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời tránh các chủ đề như nhân quyền và việc hạn chế tự do của tín đồ Công giáo Trung Quốc.
Khi nói về lịch sử các cuộc vận động chính trị cận đại tàn khốc sau khi thành lập ĐCSTQ, ông gần như bê nguyên logic quen dùng của ĐCSTQ, nói rằng con người “đôi khi sẽ mắc sai lầm hoặc thụt lùi. Đôi khi sẽ bước trên con đường sai lầm, cần quay trở lại quỹ đạo chính xác.”
Bài viết của BBC cũng đề cập rằng trước khi Giáo hoàng phát biểu, tháng 1/2016, ĐCSTQ đã cử một phái đoàn đến Vatican.
Vatican ký thỏa thuận nhân nhượng với ĐCSTQ
60 năm sau khi sự kiện tự bầu, tự sắc phong tại Vũ Hán năm 1958 khiến mối quan hệ song phương rạn nứt. Tháng 9/2018, Vatican đã tuyên bố về việc ký một thỏa thuận tạm thời với ĐCSTQ về việc bổ nhiệm các giám mục. Vatican và ĐCSTQ không tiết lộ nội dung của bản thỏa thuận, nhưng sau khi thỏa thuận được ký kết, Giáo hoàng đã thừa nhận 7 giám mục được chỉ định bởi Giáo hội Công giáo của ĐCSTQ mà Tòa thánh trước đó đã từ chối công nhận.
Cựu Hồng y Trần Nhật Quân đã nghỉ hưu tại Hồng Kông, chỉ trích gay gắt thỏa thuận được đã ký kết giữa Vatican và ĐCSTQ là “đầu hàng trước ĐCSTQ”, và so sánh nó với “Thỏa thuận Vatican–Đức” giữa Vatican và Đức Quốc xã. Đức quốc xã đã nuốt lời ngay sau khi ký thỏa thuận. Ông Trần Nhật Quân chỉ trích Đức Francis không nên ký hiệp ước này và không nên giữ im lặng về cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ.
Ông Trần Nhật Quân lo ngại rằng thỏa thuận này có thể buộc những tín đồ Công giáo ngầm (underground church) tại Trung Quốc, trung thành với Vatican trong nhiều năm, phải tham gia Giáo hội chính thức của ĐCSTQ. Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên BBC năm 2016, ông nói: “Giáo hoàng không hiểu ĐCSTQ. (Giáo hội ngầm) hoạt động suốt bao nhiêu năm qua chính là vì biết rằng Giáo hội mà ĐCSTQ công nhận là không thể chấp nhận được, vậy nên họ mới hoạt động ngầm. Hiện nay, sau bao nhiêu năm, lại ép họ vào giáo hội công khai, tham gia Hiệp hội Ái quốc, quả thực là một chuyện rất tàn nhẫn.”
Pope Francis does not understand the Chinese Communist Party, says Hong Kong Cardinal Joseph Zen https://t.co/iQgeMkOBMA pic.twitter.com/Sp8x9mRTsh
— Hong Kong Free Press (@HongKongFP) October 6, 2017
This week's cover: An exclusive interview with Cardinal Zen on his battle for China's Catholics pic.twitter.com/KQ2ha2Fqgp
— Catholic Herald (@CatholicHerald) May 17, 2017
Đức Giáo hoàng Francis cũng bày tỏ mong muốn đến thăm Trung Quốc trong nhiều dịp, được coi là việc Vatican nóng lòng muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ. Tháng 1/2020, sau khi Đức Giáo hoàng công khai ca ngợi ĐCSTQ vì những nỗ lực to lớn nhằm kiềm chế dịch viêm phổi Vũ Hán, Tổng giám mục Paul Gallagher đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong Hội nghị An ninh Quốc tế tại Munich, Đức.
Một bài viết năm 2018 đăng trên trang BBC Tiếng Trung có tựa đề “Những tính toán đằng sau thỏa thuận tạm thời giữa Vatican và ĐCSTQ về việc bổ nhiệm Giám mục”, cho rằng một trong những cân nhắc của thỏa thuận giữa Vatican với ĐCSTQ là việc bị tước đoạt thị trường tôn giáo của Kitô Giáo. Bài viết phân tích rằng các tín đồ Kitô giáo tương lai tại Trung Quốc có thể sẽ tăng trưởng đột biến. Trước khi viễn cảnh này xảy ra, Vatican phải xâm nhập vào thị trường Trung Quốc trước, và để vào được thị trường tôn giáo của Trung Quốc, phải có mối quan hệ giao hảo với ĐCSTQ.
Phong trào chống Dự luật Dẫn độ kéo dài hơn nửa năm vào năm 2019 tại Hồng Kông, được coi là một phép thử lương tâm của thế giới. Vatican đã lựa chọn giữ im lặng. Ngày 6/12 năm ngoái, giám mục Trần Nhật Quân đã đăng một bài viết trên tờ “Washington Post”, với tựa đề “Nguyên nhân đằng sau sự im lặng của Vatican đối với Hồng Kông là gì?” Giám mục Trần Nhật Quân chỉ ra rằng, thanh niên Hồng Kông đã nếm trải vài tháng bị đánh đập tàn nhẫn, bị nhục mạ, bị bắt cóc và kiện cáo. Nhưng khi phải đối mặt với nỗi đau của những người Hồng Kông này, Vatican lại không hé răng nói một lời với Bắc Kinh.
Giám mục Trần Nhật Quân đề cập rằng ông đã bay tới Rome vào tháng Sáu năm ngoái để trình bày vụ việc với Giáo hoàng. Vào thời điểm đó, Giáo hoàng nói rằng ông sẽ điều tra, nhưng sau 5 tháng chờ đợi vẫn không thấy bất kỳ tuyên bố nào từ Vatican.
Ông cho rằng Đức Hồng Y Pietro Parolin, ngoại trưởng của Tòa Thánh do Đức Giáo hoàng bổ nhiệm, vì muốn thiết lập di sản chính trị của mình, sớm đã bắt đầu âm thầm giải tán Hội đồng Giáo dục Trung Quốc của Vatican.
Ông lên án Vatican vì đã lấy lòng ĐCSTQ mà năm 2019 lại có thể đăng bài viết “Giáo mục chỉ nam“, khuyến khích các tín đồ gia nhập Giáo hội Công giáo Trung Quốc do ĐCSTQ kiểm soát.
Tẩy trắng tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ
Vào tháng 9/2018, khi tuyên bố ký “thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục”, Vatican nói rằng thỏa thuận này là kết quả của các cuộc đàm phán lâu dài với ĐCSTQ. Để đạt được thỏa thuận, sự thỏa hiệp của Vatican với ĐCSTQ không chỉ dừng lại ở việc giữ im lặng trước cuộc đàn áp nhân quyền, mà còn phải tiến hành tẩy trắng và bảo chứng cho tội ác quy mô quốc gia xưa nay chưa từng có của ĐCSTQ: Thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công.
Tháng 2/2017, Tổ chức Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công Quốc tế (WOIPFG) đã công khai “Một bức thư đến Đức Giáo hoàng“. Trong đó tuyên bố rằng Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học Vatican sắp tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh phản đối buôn bán nội tạng”, đã mời các bác sĩ phẫu thuật Hoàng Khiết Phu và Vương Hải Ba với tư cách khách mời, trong khi những người này bị nghi ngờ đã tham gia nghiêm trọng vào việc mổ cướp nội tạng tại Đại lục. Nay họ lại đại diện cho quốc gia này đến làm khách mời tại Hội nghị, việc làm này có thể giúp tẩy trắng tội ác thu hoạch nội tạng của họ.
Hơn nữa ông Francis Delmonico, giáo sư Đại học Harvard, người chủ trì Hội nghị thượng đỉnh lại là chủ tịch của Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng và là ‘người bạn thân thiết’ của ĐCSTQ.
Ông Hoàng Khiết Phu là cựu Thứ trưởng Bộ Y tế của ĐCSTQ và là chuyên gia về ghép gan và thận. Theo cuộc điều tra của WOIPFG về ông Hoàng Khiết Phu cho thấy, ông này tự thuật rằng năm 2012 ông đã hoàn thành hơn 500 ca ghép gan.
Kể từ khi tội ác thu hoạch và buôn bán nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị phơi bày trong cộng đồng quốc tế năm 2006, ĐCSTQ đã nhiều lần thay đổi cách nói về nguồn nội tạng để che giấu tội ác. Từ năm 2015, ĐCSTQ bắt đầu sử dụng một phiên bản thống nhất với ngoại giới, nói rằng họ đã dừng sử dụng nội tạng của tù nhân, đổi thành công dân tình nguyện hiến tặng.
Để đánh lừa cộng đồng quốc tế, trước tiên ĐCSTQ đã huy động bộ máy quyền lực của mình trong giới cấy ghép nội tạng, sức mạnh của Hiệp hội Cấy ghép tạng Thế giới (TTS), nhằm tẩy trắng cho bản thân. Tính đến hết năm 2016, ba đời chủ tịch của TTS đều duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học của Trung Quốc.
Hội nghị thường niên TTS kỳ 26 được tổ chức tại Hồng Kông năm 2016 còn thiết lập một phiên họp đặc biệt về Hoàng Khiết Phu và một nhóm các bác sĩ Trung Quốc bị nghi ngờ phạm tội. Tờ “Wen Wei Po” (Văn Hội Báo), miệng lưỡi của ĐCSTQ tại Hồng Kông, đã tuyên bố trong một báo cáo liên quan rằng: “Phiên họp về ghép tạng tại Trung Quốc trong hội nghị này cho thấy cộng đồng ghép tạng Trung Quốc thực sự đã được Hiệp hội cấy ghép nội tạng quốc tế chấp nhận.”
Biện pháp tẩy trắng này chỉ có thể được thực hiện tại nơi ĐCSTQ có thể kiểm soát nó. Cuộc họp thường niên của TTS năm đó, ban đầu dự kiến được tổ chức tại Thái Lan. Tuy nhiên, vài tháng trước cuộc họp, TTS đã viện cớ chính trị Thái Lan bất ổn và đổi thành Hồng Kông, nơi ĐCSTQ có nhiều quyền kiểm soát hơn.
Chưa đầy nửa năm sau, khi có tin đồn ông Hoàng Khiết Phu sắp tới Vatican để thực hiện cùng một màn trình diễn, cộng đồng quốc tế đành phải xem xét Vatican và ĐCSTQ đang thực hiện giao dịch gì.
Ngay sau khi ông Hoàng trở về từ Vatican, ông đã tiết lộ rất nhiều nội tình trong một cuộc phỏng vấn với Phoenix TV. Sự thực được Hoàng Khiết Phu tiết lộ trong cuộc phỏng vấn bao gồm: Lời mời của giám đốc Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học đã bị từ chối bởi tổng cộng 12 chuyên gia y đức ở Úc, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Các chuyên gia này đã viết một bức thư chung trình lên Giáo hoàng, yêu cầu Giáo hoàng dừng việc biến Vatican trở thành nơi tẩy trắng tội ác thu hoạch của ĐCSTQ.
Ông Hoàng Khiết Phu mô tả với niềm tự hào về sự hỗ trợ của Giáo hoàng và ông Marcelo Sanchez Sorondo, giám đốc của Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học. Ông này còn tiết lộ rằng sau khi biết được 12 chuyên gia đã viết thư chung trình lên Giáo hoàng, ông cũng đã viết một bức thư gửi Giáo hoàng. Mặc dù không nhận được hồi âm từ Giáo hoàng, nhưng sau đó, người ta đã phát hiện ra rằng Giáo hoàng đã sao chép và phân phát thư của ông cho tất cả những người tham gia.
Ông Hoàng Khiết Phu nhiều lần nhắc tới vị giám mục cùng mang quốc tịch Argentina với Giáo hoàng. Ông cho biết rằng mình đã đạt được thỏa thuận ngầm với Đức giám mục Sorondo, người đã chào đón ông đến Vatican và cũng mong được mời đến Trung Quốc.
Nguyện vọng của Đức giám mục Sorondo đã thành hiện thực vào tháng Tám năm đó. Sau khi trở về từ Trung Quốc, ông đã ca ngợi ĐCSTQ trong một cuộc phỏng vấn với “Bản tin nội bộ của Vatican”. Những tiếng nói đối lập trong Tòa Thánh tin rằng kiểu lấy lòng ĐCSTQ này sẽ khiến cả thế giới chế giễu nhà thờ.
Những lời ca ngợi ĐCSTQ của giám mục Marcelo Sanchez Sorondo, người cùng mang quốc tịch Argentina với Giáo hoàng của Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học, sau khi trở về từ chuyến thăm Trung Quốc năm 2018, đã bị chỉ trích là lấy lòng ĐCSTQ, sẽ khiến thế giới chê cười nhà thờ. Một bức ảnh của Đức cha Sorondo năm 2013. (Ernesto Ruscio/Getty Images)
Cha Bernard, giám đốc Kênh thông tấn Công giáo Châu Á, đã viết rằng ông Sorondo đã không nhìn thấy một Trung Quốc mà giới chức không cho ông biết, ông “ngây thơ” như “Alice ở xứ sở thần tiên”.
Thượng nghị sĩ Maurizio Romani, người đã thúc đẩy Ý thông qua luật cấm buôn bán nội tạng người bất hợp pháp vào tháng 11/2016 (số 2937), trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, cho rằng cách tẩy trắng tội ác của ĐCSTQ mà thánh địa Vatican làm đã bôi nhọ lịch sử. Ông nói: “Một người từng thúc đẩy việc thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc (Hoàng Khiết Phu), không phải là tội phạm chính trị thì cũng là tội phạm tôn giáo; mời một người như vậy đến Vatican, đã bôi nhọ lịch sử của chúng tôi; Tôi thà hy vọng rằng đây chỉ là sơ xuất của Viện Hàn lâm Giáo Hoàng về Khoa học.”
Liên Thư Hoa (Theo Epoch Times)
(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
VIDEO XEM THÊM: “Bức tranh toàn cảnh về sự xâm nhập của “Virus Trung Cộng” trên toàn cầu”
RADIO: “Từ thủ phạm biến thành anh hùng – ĐCSTQ đã dối trá như thế nào”
Xem thêm:
Từ khóa virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 virus Trung Cộng Viêm phổi Trung Cộng Giáo hoàng Vatican Đức Giáo hoàng ĐCSTQ Hồng y Angelo De Donatis Vatican Giáo hoàng Francis