Mới đây, có thông tin Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc bất ngờ tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc khảo sát mẫu về biến động dân số toàn quốc vào tháng 11. Ngoại giới nghi ngờ phải chăng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang hoảng loạn sau hơn 3 năm dịch bệnh ở Trung Quốc, bởi vì tỷ lệ tử vong dân số quá lớn và không thể nắm bắt chính xác?

piqsels.com id frhqc image
Ông Tập Cận Bình đã ký và ban hành “các biện pháp thực hiện quân sự”, mỗi cặp vợ chồng có thể sinh 3 con, bắt đầu thực thi vào ngày 10/9. (Ảnh minh họa: piqsels)

Tháng Một năm nay, giới chức Trung Quốc công bố dân số năm 2022 lần đầu tiên tăng trưởng âm sau gần 61 năm, cho thấy lợi thế nhân khẩu học của nước này không còn.

Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, nhằm cố gắng tăng tỷ lệ sinh, như ưu đãi tài chính khuyến khích sinh con và tăng cường cơ sở chăm sóc trẻ em, nhưng tỷ lệ sinh của Trung Quốc vẫn tiếp tục giảm đáng kể.

Theo thông báo của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc ngày 10/10, “nhằm theo dõi và phản ánh chính xác, kịp thời sự phát triển và thay đổi dân số của Trung Quốc, đồng thời tạo cơ sở cơ bản cho đảng và chính phủ xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội quốc gia và chính sách liên quan đến dân số”, quyết định tiến hành khảo sát mẫu về biến động dân số năm 2023 trên toàn Trung Quốc. Nhưng giới chức không nêu rõ số người tham gia điều tra.

Reuters đưa tin, lần gần đây nhất Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra dân số 10 năm một lần là vào tháng 11/2020.

Kết quả điều tra dân số từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, tính đến cuối năm 2022, dân số cả nước Trung Quốc là hơn 1,4 tỷ người, giảm 850.000 người so với cuối năm 2021. Điều này cho thấy, tốc độ tăng trưởng của nước này ở mức chậm nhất, kể từ cuộc điều tra dân số hiện đại đầu tiên vào những năm 1950.

Đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện mức tăng dân số giảm kể từ nạn đói lớn ở Trung Quốc từ 1959 – 1961, với tỷ lệ sinh chỉ là 6,77 trên 1.000 người.

Thời gian tiêu chuẩn cho cuộc khảo sát lấy mẫu dân số này là 0:00 ngày 1/11/2023, thời gian làm việc tại chỗ là từ ngày 10/10 – 30/11. Khi đó, cơ quan điều tra thống kê của Chính phủ Trung Quốc sẽ cử điều tra viên đến tận hộ gia đình đăng ký, hoặc đối tượng khảo sát đăng ký thông qua việc tự báo cáo trên Internet.

Với tiền đề là tỷ lệ sinh của Trung Quốc đang giảm, người dân nhìn chung đều lo lắng về khó khăn trong việc sinh con và nuôi con. Truyền thông nhà nước Trung Quốc so sánh sự phát triển dân số với sức mạnh quốc gia và sự “phục hưng”, cho rằng lợi thế nhân khẩu học trong quá khứ của Trung Quốc đã đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự thực lại không phải như vậy. Báo cáo chỉ ra, chi phí nuôi con cao ở một số thành phố lớn và vừa, cũng như việc phụ nữ mang thai phải gián đoạn sự nghiệp, đã khiến nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không muốn sinh thêm con, thậm chí không muốn có con.

Ngoài ra, nạn phân biệt giới tính và phong tục truyền thống chăm sóc con cái của phụ nữ Trung Quốc vẫn còn phổ biến trên khắp cả nước. Điều này cũng khiến nhiều phụ nữ “mặt biến sắc” khi nói về việc “sinh con”, và lựa chọn “sinh một con” hoặc không sinh con.

Theo ông Vương Hải Đông, Vụ Trưởng Vụ Người Cao tuổi của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tháng 9/2022, dự kiến ​​trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” (từ năm 2021 – 2025), tổng dân số Trung Quốc từ 60 tuổi trở lên sẽ vượt mốc 300 triệu người, chiếm hơn 20% số người bước vào giai đoạn già hóa vừa phải.

Vào khoảng năm 2035, dân số già từ 60 tuổi trở lên sẽ vượt 400 triệu người, chiếm hơn 30% tổng dân số, và sẽ bước vào giai đoạn già hóa nghiêm trọng.

Trên thực tế, tháng 6/2022, tỷ phú Elon Musk, người sở hữu nhà máy sản xuất xe điện Tesla ở Thượng Hải, cũng từng tweet cảnh báo rằng dân số Trung Quốc sẽ giảm 40% trong mỗi thế hệ, đây là một “sự sụp đổ nhân khẩu học”.

Ông Dịch Phú Hiền, một nhà nhân khẩu học sống ở Mỹ, thẳng thắn nói: “Ngay cả khi (Trung Quốc) không thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh vẫn sẽ tự động giảm. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc ở dưới mức thay thế vào năm 1991. Ít nhất khi đó đã nên dừng kế hoạch hóa gia đình. Nhưng các nhà nhân khẩu học Chính phủ và các quan chức Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình đã nhiều lần làm sai lệch dữ liệu dân số, che đậy sự thật về dân số và trì hoãn việc điều chỉnh chính sách.”

Ông ước tính, dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc cho thấy tỷ lệ sinh của Trung Quốc vào năm 2021 chỉ là 1,1. Nhưng thực tế là so với Đài Loan (0,92) và Hàn Quốc (0,81), dân số Trung Quốc ở thế hệ sau giảm 60% so với thế hệ trước, đây là một vụ sụp đổ “tuyết lở dân số”.

Ngoài ra, dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) kéo dài hơn 3 năm đã khiến một lượng lớn nhân khẩu “biến mất” trong dữ liệu chính thức của ĐCSTQ. Hàng loạt hiện tượng bất thường không khỏi làm dấy lên nghi ngờ từ ngoại giới.

Chính quyền Trung Quốc cũng đang hoảng sợ. Bởi tỷ lệ tử vong dân số quá lớn và không thể nắm bắt chính xác, nên họ phải tiến hành một cuộc điều tra dân số khác.

Trong 3 năm dịch bệnh, dân số Trung Quốc đã giảm mạnh, nhiều địa phương ra sức thúc đẩy việc sinh con. Thâm Quyến còn khuyến khích phụ nữ dưới 49 tuổi sinh con trở lại. Một khu phố tại Thành Đô cũng phân phát thuốc thụ thai miễn phí cho “phụ nữ trong độ tuổi sinh sản”, gồm cả thiếu nữ 15 tuổi.

id14026244 dedb86579b76210b1ba869a00c98539b 600x927 1 image
(Ảnh chụp màn hình trang web)

Trong những tháng gần đây, chính quyền Trung Quốc tăng cường tuyên truyền khuyến khích sinh 3 con. Một số tỉnh, thành phố cũng đưa ra những chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích sinh con, như ưu đãi bằng tiền, hoặc kéo dài thời gian nghỉ thai sản, nhưng vẫn bị hạn chế.

Bình Minh (t/h)