Trong chiến dịch biểu tình chống Dự luật Dẫn độ của người Hồng Kông nửa năm qua, cảnh sát Hồng Kông đã lạm dụng bừa bãi đạn hơi cay gây hại nhiều thị dân, tại khu Central vào đêm thứ Sáu (6/12) đông đảo người Hồng Kông đã tổ chức mít tinh “Nguy cơ hít thở: Toàn thành phố chống khói cay”, qua đó để phản đối cảnh sát thả hơi cay đầu độc người dân. Một phụ nữ là mẹ đơn thân sống ở Mong Kok kể trong nước mắt, vì cảnh sát không ngừng lạm dụng hơi cay đã khiến con trai 5 tuổi của chị bị nổi mẩn da, còn chị cũng bị ho ra thứ màu đen, hai mẹ con có nhà mà không dám về.

bieu tinh hong kong 2 11 1
Trong chiến dịch người Hồng Kông biểu tình chống Dự luật Dẫn độ từ tháng Sáu năm nay, cảnh sát Hồng Kông đã thả hơn 10.000 quả đạn hơi cay để giải toán người biểu tình. (Ảnh: Epoch Times)

Mẹ đơn thân lang thang ngoài trời

Tại Hồng Kông, trong chiến dịch biểu tình chống Dự luật Dẫn độ và đấu tranh dân chủ nửa năm qua, những nguồn tin cho biết cảnh sát Hồng Kông đã dùng hơn 10.000 quả đạn hơi cay, dù cảnh sát nhấn mạnh rằng hơi cay chỉ gây khó chịu tạm thời đối với cơ thể, nhưng thực tế những thương tổn sau đó đã dần dần xuất hiện.

Theo Nhật báo Apple Hồng Kông, chị Cao là người mẹ đơn thân sống trong căn phòng nhỏ tại phố Sai Yeung Choi ở Mong Kok, chị và con trai 5 tuổi đã là nạn nhân của hơi cay mà cảnh sát làm dụng ở Mong Kok vào hôm 9-10/11.

Vào lúc 2 – 3 giờ sáng, mặc dù đã tắt điều hòa, nhưng mùi hơi cay còn sót lại trong phòng vẫn khiến chị đau tim và khó thở. Hôm sau nhân lúc Chính phủ tuyên bố tạm đình chỉ các lớp học thì chị đưa con trai ra khỏi nơi cư trú, sống lang thang bên ngoài, lần lượt chuyển đổi bốn nơi cư trú.

Con của chị Cao đang học ở Mong Kok, sau khi bỏ nhà ra ngoài sống khiến thời gian đi học mất nhiều hơn, thường xuyên đi muộn, đã từng có dạo hai mẹ con rời khỏi Hồng Kông vài ngày, sau khi trở về Hồng Kông thì họ sống nhờ tại nhà một người bạn ở Tuen Mun, nhưng trong một lần họ quay lại Mong Kok lấy đồ đạc thì lại hít phải hơi cay ở gần đồn cảnh sát Mong Kok, khi đó họ không có trang bị phương tiện bảo hộ.

Sau vụ việc, con trai chị Cao bắt đầu nổi mẩn từ lưng đến đùi, còn bản thân chị tiếp tục bị ho và đôi khi còn ho ra mảng màu đen, chị đã hỏi bác sĩ thì được cho biết có khả năng liên quan đến khói cay.

Cho đến nay con trai của chị Cao vẫn còn bị ngứa khắp cơ thể, chị chỉ có thể khuyên con không nên gãi nhiều để tránh bị mẩn đỏ hơn. Sau đó, chị Cao cũng nhiều lần phải về nhà để xem tình hình trong nhà, vì căn nhà nhỏ chỉ có một cửa sổ nhỏ gần điều hòa không khí, không thể mở quá nhiều, mặc dù chị xa nhà đã có đến vài tuần nhưng trong nhà vẫn có mùi hăng, vì vậy chị không thể mang quần áo của con trai đi vì lo ngại khi con trai mang đồ đó vào sẽ khiến tình trạng trầm trọng thêm.

Chị Cao phàn nàn trong nước mắt, hy vọng rằng Chính phủ sẽ bồi thường tổn thất và sắp xếp cho nơi ở tạm cho hai mẹ con để giải quyết nhu cầu cấp bách.

Chị Lương, một người cũng sống tại Mong Kok, cũng bị khốn đốn vì hơi cay và tiếng ồn do nổ súng gây ra, cho biết rằng “không thể ngủ” được kể từ tháng Bẩy đến nay, chỉ cần bên ngoài bắn hơi cay là mọi người phải đóng cửa sổ, tắt quạt và điều hòa không khí, cư dân cả khu vực ở trong tình trạng hoảng loạn và khó chịu, còn bản thân phải uống thuốc mới có thể ngủ được.

Chị cáo buộc cảnh sát chống bạo động hàng ngày đều tự ý xâm nhập vào khu vực, “tình cảnh cứ như thể ngày tận thế”, nhưng chị không thể chuyển chỗ ở vì khả năng tài chính hạn chế.

[ads1

Điều tra di chứng do hơi cay gây ra

Ngày 6/12, tại buổi mít tinh “Nguy cơ hít thở: Toàn thành phố chống khói cay”, Hội phóng viên quần chúng đã công bố kết quả một cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi mới thực hiện liên quan đến di chứng của hơi cay ở Hồng Kông.

Người phát ngôn cho biết, từ ngày 29/11 đến ngày 2/12 đã thu thập về được 17.819 bảng câu hỏi trực tuyến, kết quả cho thấy nhiều người sau khi hít phải hơi cay đã xuất hiện những phản ứng không tốt như ho, khó thở và ngứa da.

Người phát ngôn chỉ ra rằng: “Những người được phỏng vấn (hít khói cay), sau sự việc đã thấy bị triệu trứng như đau bụng và tiêu chảy, với tỷ lệ bình quân 14-16%, còn theo tài liệu báo cáo của nước ngoài thì chỉ có trung bình không quá 5%, như vậy tại Hồng Kông số nạn nhân bị ảnh hưởng cao hơn 3 lần nước ngoài. Ngoài ra, cứ 200 người được phỏng vấn thì có 5 – 11 người bị ho ra máu, tiêu chảy ra máu, thậm chí màu nước tiểu bất thường…, trong khi các triệu chứng này rất hiếm thấy trong hàng loạt các báo cáo nghiên cứu nước ngoài.”

Ông cho rằng những bất thường ở trên có liên quan đến chất kali xyanua được giải phóng khi hơi cay bị đốt cháy. Báo cáo y khoa chỉ ra rằng hít quá nhiều kali xyanua có thể dẫn đến ho ra máu và tiêu chảy ra máu, báo cáo cũng tiết lộ các khu vực bị hơi cay ảnh hưởng nhiều nhất.

Theo đó, khu Sham Shui Po và Tai Po được xếp ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là Yau Tsim Mong và Kwun Tong, tiếp nữa là Wong Tai Sin và Yuen Long, tất cả đều là khu dân cư sinh sống.

Liên quan vấn đề này, bác sĩ Ma Chung-yee là Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ điều trị cộng đồng (HKPDA) tại Hồng Kông cho biết, cảnh sát thường thả hơi cay trong viện dưỡng lão, trường học, trạm tàu ​​điện ngầm, và thả đạn hơi cay từ trên cao xuống, tung vào xe buýt, biện pháp hành động gây nguy cơ nghiêm trọng đối với cơ thể người.

Trước đó đã có thông tin đã gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng internet liên quan đến một nhà hoạt động 65 tuổi bị nghi chết vì bệnh tim do hít phải hơi cay, khi còn sống người đàn ông này đã chia sẻ với bạn bè rằng sau khi hít phải hơi cay thì thở khó khăn, thường xuyên mất ngủ, nghi ngờ là do chất độc của đạn hơi cay gây ra.

Thông tin cho biết, khí hơi cay sản xuất tại Trung Quốc cực kỳ độc hại, sau khi đốt ở nhiệt độ cao sẽ giải phóng axit xianhidric cực độc (công thức hóa học HCN) và chất Dioxin gây ung thư.

Công bố điều tra của Hội phóng viên quần chúng cho biết: một nửa số người được hỏi trả lời rằng sau khi hít phải hơi cay thì họ bị ho ra máu, tiêu chảy ra máu, và màu nước tiểu bất thường.

Tiến sĩ K Kwong, một bác sĩ hóa học, đã trải qua nỗi đau do quả lựu đạn hơi cay gây ra cho biết: hiện giờ toàn bộ cổ bị phát ban và “dấu hiệu cơ thể” chứng tỏ có di chứng.

Nhà tâm lý học lâm sàng và nhà trị liệu ngôn ngữ: 10.000 quả đạn hơi cay có thể gây tổn hại nặng nề về tâm lý và thể chất cho hàng triệu người ở Hồng Kông.

Cô Tô (Su) – một phụ nữ có con nhỏ, và nhân viên y tế: Chính phủ Hồng Kông thực sự cần chú ý đến tác hại của hơi cay đối với trẻ em, công bố thành phần đạn hơi cay của cảnh sát.

Video:

Tuyết Mai

Xem thêm: