Đông Phương: Việc quan trọng nhất trong năm nay của ông Tập là tái đắc cử
- Đông Phương
- •
Năm nay, triển vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc không mấy lạc quan. Năm nay cũng là năm tổ chức Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đây là một năm nhạy cảm về chính trị. Cú sốc chính trị của một nền kinh tế đang nguội lạnh chắc chắn sẽ được khuếch đại.
Bài viết được chuyển thể từ video của kênh YouTube Đông Phương.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ước tính, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức 8% của năm ngoái. Hiệu ứng gợn sóng của cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande (Hằng Đại) tiếp tục gây ra hàng loạt cuộc khủng hoảng nợ trên thị trường bất động sản.
Country Garden (Bích Quế Viên), một nhà phát triển bất động sản có tình trạng nợ tốt, cũng lâm vào khủng hoảng nợ. Giá trái phiếu đô la Mỹ giảm mạnh, chiếm 30% GDP thị trường bất động sản của Trung Quốc, bong bóng bất động sản nứt vỡ sẽ gây ra tác động đáng kinh ngạc đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Trên thực tế, vụ bùng nổ khoản nợ 300 tỷ USD của Evergrande chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Tác động của những thay đổi về chính sách kinh tế của ĐCSTQ đối với nền kinh tế là nguyên nhân then chốt gây ra hậu quả ngày càng rõ nét. Mùa đông năm 2022, Bắc Kinh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương diễn ra vào tháng 12, đã có một cuộc tranh luận giữa những người phe cải cách và những người phe bảo thủ về việc liệu nền kinh tế Trung Quốc nên được dẫn dắt bởi thị trường hay do chính phủ lãnh đạo, và cách thống trị nào có thể huy động và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế.
Sau sự việc trên, báo cáo chính sách hạ thấp chiến lược thịnh vượng chung được đưa ra. Đây vốn là chính sách tiêu biểu do ông Tập Cận Bình lãnh đạo. Nhân danh thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nó đã siết chặt các doanh nghiệp tư nhân, hạn chế đầu tư và sáp nhập, và tạo ra một làn gió lạnh trên thị trường đầu tư trong và ngoài nước, các nhà đầu tư bị gió lạnh thổi đến tê tái cõi lòng.
Văn kiện của Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương không phủ nhận hoàn toàn sự thịnh vượng chung, nhưng lại cho rằng thịnh vượng chung là một xu thế lịch sử lâu dài, hàm ý rằng hiện giờ không phải là lúc thịnh vượng chung, và hiện giờ không phải là lúc giết chết doanh nghiệp tư nhân để “giết gà lấy trứng.”
Cũng cần lưu ý rằng trong các văn kiện của Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương năm 2020, việc tăng cường các chế tài chống độc quyền và ngăn chặn tình trạng bành trướng vốn gây mất trật tự là một trong 8 nhiệm vụ lớn. Nhưng trong các văn bản công bố sau tháng 12 năm ngoái lại đề cập nhiệm vụ này không còn nữa. Hiện giờ chỉ còn 7 nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ kinh tế quan trọng nhất trong năm nay là duy trì sự ổn định, đây là một thay đổi khó nắm bắt nhưng rõ nét.
Nếu ông Tập Cận Bình muốn tái đắc cử, thì năm nay rất quan trọng. Suy thoái kinh tế, thị trường thu hẹp, và trật tự xã hội rối loạn là những điều ông Tập không muốn nhìn thấy nhất. Nhưng có một bàn tay vô hình đằng sau nền kinh tế: Toàn trị trung ương, quan hệ đối tác công tư, và đàn áp các doanh nghiệp tư nhân vi phạm nền kinh tế thị trường. Những tác động tiếp theo của nó sẽ tiếp tục lên men trong năm nay, tương đương với việc cung cấp đạn dược cho các đối thủ chính trị của ông Tập.
Tháng trước, ông Khúc Thanh Sơn (Qu Qingshan), một thành viên của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã đăng các bài trên tạp chí “Qiushi” (Cầu Thị) và “Nhân dân Nhật báo”. Bề ngoài bài viết tuyên bố rằng chính sách cải cách và mở cửa của ông Đặng Tiểu Bình đã mang lại sức sống cho nền kinh tế Trung Quốc, nhưng thực tế lại cáo buộc ông Tập Cận Bình đang đi thụt lùi.
Bài báo cũng trích lời chỉ trích của ông Đặng Tiểu Bình về Cách mạng Văn hóa: “Nếu chúng ta không thực hiện cải cách ngay bây giờ, sự nghiệp hiện đại hóa và chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ bị hủy hoại.” Ngay sau đó, ông Hồ Vĩ, một giáo sư ưu tú tại Đại học Giao thông Thượng Hải, đã đăng một bài trên Nhật báo Giải phóng, ca ngợi ông Đặng Tiểu Bình đã chấm dứt chủ nghĩa xã hội thiên tả và chấm dứt hệ thống kinh tế kế hoạch.
Bài báo cũng tiếp tục ca ngợi ông Đặng Tiểu Bình đã chấm dứt thể chế quyền lực tập trung cao độ trong đảng, chấm dứt chế độ độc tài, chấm dứt con đường ra quyết định của chế độ độc tài, và chấm dứt nhiệm kỳ suốt đời mang tính hủy diệt.
Bài viết cũng cho rằng để tiếp tục kỳ tích của kinh tế Trung Quốc, không chỉ cần tiếp tục rũ bỏ xiềng xích của nền kinh tế kế hoạch, mà còn phải cải cách thể chế lãnh đạo. Cả hệ thống lãnh đạo nội bộ đảng và hệ thống lãnh đạo quốc gia đều cần được đổi mới.
Hiện còn chưa rõ lực lượng chống ông Tập rộng và nhiều đến đâu, nhưng 2 bài liên tiếp được đăng trên báo đảng cho thấy không ít người trong đảng có quan điểm chống đối. Điều này cũng có thể thấy rõ qua phát biểu của ông Tập Cận Bình rằng ông không hề “nằm ngửa”.
Trong một cuộc họp gần đây của Bộ Chính trị, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng đoàn kết là huyết mạch của ĐCSTQ. Các kênh truyền thông nhà nước cũng đăng hàng loạt bài viết ủng hộ ông Tập Cận Bình. Nhưng dẫu sao văn bản tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương vừa qua không đề cập đến sự thịnh vượng chung, cũng đã giải thích rõ vấn đề.
Reuters đưa tin, ít nhất 4 người thạo tin muốn giấu tên, nói rằng vào giữa tháng Một, chính quyền Bắc Kinh đã có kế hoạch sửa đổi các quy định về giao dịch bất động sản, cho phép các công ty bất động sản sử dụng vốn trong tài khoản ký quỹ của bên thứ 3. Số tiền này được dùng để trả nợ, chi trả cho nhà cung cấp, và duy trì hoạt động của công ty bất động sản. Nhưng nay tài khoản này lại được giao cho chính quyền địa phương quản lý, không thể động đến hay theo dõi.
Cải cách này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài chính của Quốc vụ viện và Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn, dự kiến sẽ được đưa ra trong dịp Tết Nguyên đán, nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng của chuỗi vốn bị phá vỡ trên thị trường bất động sản.
Ở Trung Quốc Đại Lục, chính phủ cho phép các chủ đầu tư bán căn hộ trước khi hoàn thành, nhưng một phần lớn số tiền đó phải được đưa vào tài khoản ký quỹ của bên thứ 3, dao động từ 50% đến 70%.
Năm ngoái, sau khi cuộc khủng hoảng nợ Evergrande nổ ra, nhiều chính quyền địa phương đã hạn chế các nhà phát triển bất động sản sử dụng tiền trong tài khoản ký quỹ của họ do lo ngại về sự lan rộng của cuộc khủng hoảng. Ngược lại, nó khiến nguồn vốn ngày càng bị thu hẹp, một phần đáng kể của dự án không thể hoàn thành.
Mặc dù một số chính quyền địa phương đã nới lỏng các hạn chế trước cuối năm ngoái, nhưng việc thiếu một tiêu chuẩn quốc gia thống nhất đã dẫn đến việc sử dụng sai mục đích tiền trong tài khoản ký quỹ. Hiện tại đang được tiến hành sửa đổi, mục đích là áp dụng một tiêu chuẩn thống nhất.
Số tiền trong tài khoản ký quỹ trước tiên được sử dụng để hoàn thành các dự án xây dựng, sau đó mới được sử dụng cho các mục đích khác. Một số người thạo tin tiết lộ rằng các khoản nợ địa phương sẽ được trả trước, và điều kiện tiên quyết là các nhà phát triển bất động sản phải có tín dụng tốt.
Tập đoàn Nomura Holdings (Dã Thôn) tiết lộ rằng trong quý I và quý II năm nay, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải gánh khoản nợ 210 tỷ Nhân dân tệ (NDT), tương đương 33 tỷ USD. Trong khi đó, quy mô nợ đáo hạn trong hai quý cuối năm ngoái là 191 tỷ NDT (khoảng 30 tỷ USD).
Hiện giờ, duy trì sự ổn định là trọng tâm trong chính sách kinh tế của ĐCSTQ. Cho phép và hỗ trợ các công ty bất động sản nhà nước mua lại các doanh nghiệp tư nhân; hay đi theo con đường cũ, sử dụng nền kinh tế kế hoạch để lấp đầy những hạn chế mang tính chu kỳ của thị trường, thà đau dài còn hơn đau ngắn, đang là vấn đề cấp thiết, nhất là vào năm nay, khi Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ được tổ chức.
Đông Phương / Vision Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)
Xem thêm:
Từ khóa Đông Phương Bất động sản Trung Quốc Tập Cận Bình kinh tế Trung quốc