Hệ thống định vị Bắc Đẩu của ĐCSTQ thu thập dữ liệu toàn cầu?
- Lâm Duệ
- •
Trong lúc đang phải đương đầu với khó khăn cả đối nội lẫn đối ngoại, mới đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tuyên bố chính thức khai thông hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu Bắc Đẩu 3. Hệ thống này bị nghi ngờ là một loại giám sát khác của ĐCSTQ, và nó thu thập các loại dữ liệu trên toàn cầu. Ngoại giới lo lắng, hệ thống này sẽ tạo thành ẩn họa về an toàn cho thế thế giới.
ĐCSTQ tuyên truyền về hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu 3
Truyền thông của ĐCSTQ đưa tin, lễ khai thông hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu Bắc Đẩu 3 (gọi tắt là hệ thống Bắc Đẩu), được tổ chức vào lúc 10:30 ngày 31/7. Ông Tập Cận Bình tuyên bố chính thức khai thông hệ thống này và đưa ra cái gọi là “Tinh thần Bắc Đẩu thời đại mới”.
ĐCSTQ thổi phồng rằng, vệ tinh thứ 55 của hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, là vệ tinh cuối cùng trong mạng vệ tinh của hệ thống Bắc Đẩu 3, đã hoàn thành thử nghiệm trên quỹ đạo và đánh giá truy cập mạng, đồng thời cung cấp nhiều dịch vụ trên phạm vi toàn cầu như định vị dẫn đường, định vị chính xác một địa điểm, v.v.
Hệ thống Bắc Đẩu được Viện Nghiên cứu Công nghệ không gian Trung Quốc nghiên cứu chế tạo, dự án được khởi động vào năm 1994.
ĐCSTQ cho biết, hiện có 137 quốc gia ký kết thỏa thuận hợp tác liên quan đến hệ thống Bắc Đẩu. Các sản phẩm liên quan đến hệ thống Bắc Đẩu hiện đã xuất khẩu đến hơn 120 quốc gia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Uông Văn Bân mới đây đã nói, có một nửa các quốc gia toàn thế giới đã bắt đầu sử dụng hệ thống Bắc Đẩu.
Được biết, những người dùng chủ yếu này là những chính quyền ở châu Á và châu Phi có giao hảo với ĐCSTQ.
Hệ thống Bắc Đẩu có thể trở thành hệ thống giám sát toàn cầu, đánh cắp các loại dữ liệu
Hiện tại trên thế giới có 4 hệ thống vệ tinh dẫn đường lớn, lần lượt là Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ, Hệ thống GLONASS của Nga, Hệ thống Galileo của châu Âu và Hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc (BDS).
Do ĐCSTQ ở trong nước đã dùng công nghệ cao để giám sát người dân, hơn nữa tính toán dữ liệu lớn cũng ngày càng thành thục, cho nên hệ thống Bắc Đẩu lần này của ĐCSTQ cũng bị nghi ngờ là một hệ thống giám sát khác, sẽ giúp cho ĐCSTQ đánh cắp dữ liệu nơi chốn cá nhân và cả dữ liệu cá nhân của người ở các nước khác ngoài Trung Quốc.
Nhà bình luận thời sự Hoàng Đông chia sẻ với tờ Apple Daily rằng: “[Trung – Mỹ] chưa chắc đã lập tức xảy ra chiến tranh, nhưng đã giao chiến về thương mại, … hệ thống vệ tinh dẫn đường ắt phải là nơi tranh giành trong thương mại, xu thế tương lai sẽ thâm nhập đến các sản phẩm điện tử, ví dụ như điện thoại, xe ô tô tự động, nơi đâu cũng có chiến trường.”
Ông Hoàng Đông nhắc đến, hệ thống định vị vệ tinh là một khoản đầu tư khổng lồ, hệ thống Bắc Đẩu tương lai có thể thâm nhập vào các quốc gia khác giống như WeChat, Huawei, đường sắt cao tốc.
Ông Hoàng Đông cho rằng, các thành phần linh kiện cốt lõi như chíp của hệ thống Bắc Đẩu đều là Trung Quốc sản xuất, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài, điều này sẽ trợ giúp cho việc nó thâm nhập ra ngoài thế giới vào các lĩnh vực. Ông cho biết, nếu hệ thống Bắc Đẩu chiếm vị trí chủ đạo, thâm nhập vào mọi tầng sinh kế của người dân, thì ĐCSTQ thực thi ngoại giao chiến lang chỉ cần ra tay với hệ thống Bắc Đẩu, ví dụ như đóng cửa dịch vụ hệ thống Bắc Đẩu tại một khu vực nào đó thì có thể trả đũa một quốc gia nào đó, gây ra ảnh hưởng rất lớn đến quốc gia đó.
Bình luận viên quốc tế Sabena siddiqui từng có bài viết đăng trên Thời báo Châu Á (Asia Times) tại Hồng Kông, bài viết cho rằng hệ thống Bắc Đẩu và hầu hết các dây cáp ngầm dưới biển ở châu Á do ĐCSTQ chế tạo đã làm tăng sự phụ thuộc của nhiều nước đang phát triển vào cơ sở hạ tầng viễn thông khổng lồ của Trung Quốc.
Đằng sau hệ thống Bắc Đẩu có công nghệ của quân đội ĐCSTQ
Ban đầu, ĐCSTQ nghiên cứu chế tạo hệ thống Bắc Đẩu là vì muốn sự độc lập hơn về công nghệ, khiến cho họ không phụ thuộc vào hệ thống của Mỹ trong các tranh chấp ở tương lai, và đằng sau còn có mục đích quân sự. Tuy nhiên, là một quốc gia Cộng sản, ĐCSTQ có được công nghệ này thì lại càng mang tính đe dọa hơn.
Hiện tại, hệ thống Bắc Đẩu đã được ứng dụng tại Trung Quốc và khu vực Thái Bình Dương, nhiều người dân doanh nghiệp tư nhân đã đang sử dụng hệ thống này, và đã được tích hợp vào hệ thống quân sự. Mặc dù ĐCSTQ có kế hoạch thời gian bắt đầu sử dụng hệ thống Bắc Đẩu trên toàn cầu là vào năm 2020, nhưng từ cuối năm 2018, ĐCSTQ đã tuyên bố hệ thống Bắc Đẩu đã bao phủ toàn cầu.
Thông tin từ năm 2012 cho biết, Bắc Đẩu 3 có chức năng truyền thông tin điện báo ngắn, là chức năng tương đối quan trọng đối với việc quân đội ĐCSTQ kiểm soát toàn diện cục diện Biển Đông, quân đội trú tại quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và quần đảo Trung Sa đã tiếp nhận được tín hiệu từ hệ thống này.
Một bản báo cáo hồi năm 2017 của Quốc hội Mỹ đã tổng kết rằng, ĐCSTQ muốn quân đội của họ trong tình huống có thể “bị từ chối sử dụng GPS, thì có thể chuyển sang dùng hệ thống Bắc Đẩu để dẫn đường tên lửa tới mục tiêu công kích, đồng thời ĐCSTQ cũng có thể tấn GPS của đối thủ, nhưng không khiến cho việc sử dụng bị gián đoạn.”
Theo tờ The Sydney Morning Herald đưa tin hồi năm ngoái, bà Anne-Marie Brady, học giả người New Zealand cho biết, hệ thống Bắc Đẩu mà ĐCSTQ nghiên cứu phát triển có thể thay thế hệ thống GPS của Mỹ, và sẽ đem đến lợi ích to lớn cho quân đội ĐCSTQ. Bà Anne-Marie Brady từng tiết lộ, do tiến hành nghiên cứu về ĐCSTQ nên bà đã bị ĐCSTQ quấy nhiễu và đe dọa.
Ngoài ra, hệ thống Bắc Đẩu dùng cho cả quân dụng và dân dụng, có thể dùng thu thập tình báo, trinh sát, giám sát và thông tin, là công cụ “duy trì ổn định” mà hệ thống công an toàn quốc của ĐCSTQ thường sử dụng. Lấy Đại hội 18 làm ví dụ, cảnh sát Bắc Kinh đã dùng một lúc 500 thiết bị định vị đầu cuối Bắc Đẩu.
Nhà bình luận thời sự Điền Vân cho biết, ĐCSTQ mặc dù nhiều lần tuyên bố “không xưng bá” và không có ý thay thế Mỹ, nhưng lại vẫn luôn tích cực chuẩn bị chiến tranh, trong lĩnh vực khác cũng chưa bao giờ ngừng xúc phạm “Mỹ đế” dưới nhiều hình thức khác nhau. Lần này, hệ thống Bắc Đẩu khai thông, càng cho thấy bố cục quân sự và hành động mới của ĐCSTQ.
Ông Điền Vân cho rằng, ĐCSTQ xây dựng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, là vì muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào GPS, là chuẩn bị cho chiến tranh công nghệ cao. Còn về việc Bắc Kinh dùng nó để giảm thiểu và cứu trợ thảm họa tai nạn, cũng đều chỉ là hiệu ứng phụ che mắt người dân mà thôi. Mục đích thực sự của ĐCSTQ là quyền thống trị và lợi ích của nó.
Lâm Duệ / Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa vệ tinh hệ thống định vị Trung Quốc Dòng sự kiện Bắc Đẩu