“Luật dẫn độ” chuyển hướng, Tập và Lâm khó thu được kết quả tốt
- Blog Trịnh Trung Nguyên
- •
Trong cuộc họp báo chiều ngày 15/6, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố, tạm hoãn dự thảo luật đào phạm vốn sẽ được thảo luận lần 2, và thu hồi thông báo thảo luận lần 2, “Sẽ nói chuyện lại với các giới trong xã hội và giải thích lại với người dân”. Điều này có nghĩa là sau khi khiến cho xã hội đấu tranh mạnh mẽ, chính phủ Hồng Kông muốn tìm một lối thoát mới nhưng không có dự định hưởng ứng ý nguyện thu hồi dự luật của người dân, rất rõ ràng đây là kế hoãn binh, bởi họ đã biết rằng phe dân chủ không chấp nhận hoãn dự luật sửa đổi, mà là yêu cầu rút lại.
Lúc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhậm chức trưởng đặc khu, Bắc Kinh đã giao “nhiệm vụ” phải phối hợp với Bắc Kinh trong phương diện an ninh quốc gia. Bắc Kinh cho rằng kiểm soát được Trưởng đặc khu là kiểm soát được Hồng Kông, Trưởng đặc khu Hồng Kông có thể nói là không nhiệm kỳ nào giống nhiệm kỳ nào; Lâm Trịnh Nguyệt Nga coi như mạnh mẽ nhất, nhưng cũng là ngốc nhất khi làm quân cờ cho chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đưa ra luật giao người cho Trung Quốc rồi lại tạm hoãn, toàn bộ quá trình đằng sau đều là bàn tay đen ĐCSTQ đang khống chế.
Mới đầu, ông Hàn Chính, người quản lý các sự vụ về Hồng Kông & Macau, Phó Thủ tướng Trung Quốc, Thường ủy Bộ Chính trị đã công khai ủng hộ Hồng Kông sửa đổi luật. Trả lời phỏng vấn của truyền thông Hồng Kông hồi tháng 5, ông Hàn Chính cho biết hoàn toàn ủng hộ công tác sửa đổi luật của chính phủ đặc khu Hồng Kông. Ông còn khen bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga “có hành động tích cực và cũng dám đảm đương”.
Tuy nhiên, khi dự luật này khiến cho hàng triệu người dân Hồng Kông xuống đường phản đối, ngày 13/6, Đại sứ Trung Quốc tại Anh là ông Lưu Hiểu Minh trả lời phỏng vấn Đài BBC lại nói rằng, Bắc Kinh chưa bao giờ chỉ thị Hồng Kông sửa đổi luật, nhưng sẽ không phản đối chính phủ Hồng Kông sửa đổi. Điều này cho thấy rõ, Bắc Kinh đang đẩy chính phủ Hồng Kông và Lâm Trịnh Nguyệt Nga tiến lên nhưng lại không muốn làm chính mình bị thương.
Dưới sự tranh cãi lớn, dù ngày 12/6 người dân và cảnh sát xảy ra xung đột nghiêm trọng, buổi tối bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga vẫn còn nói người dân là “bạo động”, kiên quyết “không thu hồi, không tạm hoãn” sửa đổi luật. Điều này cũng nhất trí với định tính cuộc kháng nghị của người dân là “bạo động” của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 13/6.
Sau đó là có sự chuyển biến, tức là sau khi ông Hàn Chính đến Thâm Quyến để tổ chức một cuộc họp. Đầu tiên là những đại lão thuộc phe kiến chế thân Trung của Hồng Kông liên tiếp tung tin, sau đó là bà Lâm tuyên bố tạm hoãn sửa đổi luật, tuy nhiên không phải là hủy bỏ.
Tất cả những điều này đều cho thấy, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga chỉ là quân cờ của ĐCSTQ, mỗi bước đi mà chưa được ĐCSTQ gật đầu thì không thể đi tiếp. Có ý kiến cho rằng cả nhà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đều bị ĐCSTQ “kìm kẹp”, cũng không phải là không có đạo lý. Cái gọi là “một nước hai chế độ”, chẳng qua chỉ là như vậy, đến thời điểm này, hình tượng Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng ầm ầm sụp đổ.
Lâm Trịnh Nguyệt Nga là quân cờ của ĐCSTQ, vậy nguyên nhân trực tiếp mà Bắc Kinh quyết định tạm hoãn dự luật là gì?
Là một chính quyền độc tài như ĐCSTQ, kẻ thống trị xưa nay tại Trung Quốc Đại lục không hề để ý đến người dân, tẩy não và dọa nạt, lại thêm phong tỏa tin tức, để mặc tác phong xã hội bại hoại, đã khiến cho đại bộ phận tư tưởng người Trung Quốc Đại lục không hề có chút ý thức công dân và hướng tới tự do nhân quyền. Nhưng tại Hồng Kông lại khác, cao tầng ĐCSTQ vốn cho rằng Lâm Trịnh Nguyệt Nga đủ hung hãn, có thể giải quyết được người dân Hồng Kông, nhưng lần này sự phản kháng lại mạnh mẽ, Bắc Kinh dự tính dừng lại để làm bước chuẩn bị tốt hơn rồi tiếp tục thúc đẩy sửa đổi luật.
Đây chỉ là nguyên nhân bề ngoài, bởi chỉ khi quyền lực trong đảng của người đứng đầu ĐCSTQ và và lợi ích gia tộc của họ bị đe dọa thì mới nghĩ đến kế hoãn binh.
Bời vì sự kiện lần này của Hồng Kông, đã khiến xã hội quốc tế chỉ trích ĐCSTQ và chính phủ Hồng Kông, khiến cho ĐCSTQ mất mặt; tầng quyết sách và người dân Đài Loan cũng vì thế mà né tránh “một nước hai chế độ”, và ĐCSTQ chính là tự vả vào mồm mình.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khiến cho ĐCSTQ cảm thấy bất an và khủng hoảng lại là chiêu mà Mỹ tung ra.
Việc Bắc Kinh định tính sự kiện này thành cái gọi là “thế lực nước ngoài can thiệp” rất có thể nói rõ được vấn đề, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành hôm 14/6 đã gấp rút triệu kiến Phó Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Robert Forden nói rằng Mỹ và các nước phương Tây “can dự vào sự việc của Hồng Kông”. Cũng trong ngày này, tình hình Hồng Kông có sự hoà hoãn.
Mỹ đã làm gì? Hôm 11/6, Hạ nghị sĩ Nancy Patricia Pelosi phát biểu tuyên bố, luật giao người cho Trung Quốc mà chính phủ Hồng Kông đề xuất là vô cùng nguy hiểm, và bà ủng hộ hành vi dũng cảm của những người Hồng Kông đứng lên kháng nghị.
Ngày 12/6, 12 Thượng nghị sĩ Mỹ phát biểu tuyên bố chung, kêu gọi chính phủ Hồng Kông và ĐCSTQ tôn trọng “quyền lợi kháng nghị hòa bình” của người dân Hồng Kông.
Ngày 13/6, nghị viên lưỡng đảng lưỡng viện Quốc hội Mỹ giới thiệu “Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”. Dự thảo luật này yêu cầu chính phủ Mỹ đánh giá về tình hình tự trị của Hồng Kông, từ đó quyết định liệu có duy trì cho Hồng Kông hưởng những đãi ngộ đặc thù và chế tài quan chức vi phạm hay không.
Thượng Nghị sĩ Ted Cruz chính thức đề xuất sửa đổi dự luật “Luật chính sách Mỹ – Hồng Kông” năm 1992, đề xuất yêu cầu báo cáo về việc ĐCSTQ lợi dụng Hồng Kông như thế nào để né tránh luật Mỹ.
Vì sao phía Mỹ xem xét lại các dự luật lại lập tức khiến ĐCSTQ phản ứng? Điều này có nghĩa là Hồng Kông chính thức được lôi vào chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Hồng Kông cũng sẽ giống như Trung Quốc Đại lục, sẽ bị chính quyền Tổng thống Trump chế tài thương mại. Một phương diện khác, tầng lớp quyền quý của ĐCSTQ cũng không thể nào như trước nữa, đó là lợi dụng địa vị đặc thù của Hồng Kông để có được những lợi ích phi pháp một cách chính thức và phi chính thức. Tiếp nữa, khi Hồng Kông bị tổn thất lớn, không những khiến cho Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ phải từ chức dưới áp lực lớn, mà ngay cả địa vị hạt nhân của ông Tập Cận Bình cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Điều trực tiếp nhất là, các dự thảo luật mà nghị sĩ Mỹ đề xuất là nhắm vào những côn đồ nhân quyền các cấp trong hệ thống ĐCSTQ, trong đó có quan chức cấp cao của Hồng Kông, điều này ăn khớp với dự thảo luật đã được chính phủ Trump sửa đổi, sẽ thực thi chế tài đối với quan chức nước ngoài xâm phạm nhân quyền hoặc có hành vi tham ô hủ bại, ví dụ như hạn chế cấp thị thực và đóng băng tài sản của người đó ở Mỹ, và gần đây là thẩm tra nghiêm ngặt việc cấp visa, cấm người muốn bức hại nhân quyền nhập cảnh.
Bao gồm cả bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga và quan chức cấp dưới, cảnh sát tham dự đàn áp người dân, còn có nhóm nghị viên phe kiến chế thân Trung của Hồng Kông, khi đứng trước các lợi ích bị tổn hại sẽ sinh ra áp lực lớn và đều sẽ muốn thoát thân nhanh hơn, không có ai thực sự muốn chết cùng ĐCSTQ. Huống hồ quan chức cấp cao của ĐCSTQ hiện đang ở tình cảnh khó khăn trong lẫn ngoài, tự thân còn khó đảm bảo, Lâm Trịnh Nguyệt Nga lại không làm việc được thì biết làm sao? Chỉ đành chọn kế hoãn binh.
Tuy nhiên bà Lâm đã tự làm xấu danh tiếng của mình qua lần sóng gió này, vốn là một người sinh ra trong xã hội dân chủ nhưng bà lại một mực nghe theo ĐCSTQ, “dốc toàn lực” cũng không được, thu hồi lại cũng không dám. Hơn nữa, lần này không những làm xấu danh tiếng của Lâm Trịnh Nguyệt Nga, dấu vết mà ĐCSTQ làm loạn Hồng Kông cũng bị vạch trần, ví dụ như những kẻ bị nghi ngờ giả dạng cảnh sát Hồng Kông để hành hung người biểu tình, hành vi xã hội đen này của ĐCSTQ đến nay chính phủ Hồng Kông không cách nào hiểu được.
Ông Hàn Chính (có bối cảnh phe Giang Trạch Dân) trước đó ủng hộ Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng là được đưa tin công khai, điều này đại biểu cho ý của Bắc Kinh, và ông Tập Cận Bình cũng không tránh khỏi bị liên quan, cuối cùng liệu có tức giận mà để cho Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức? Điều này cũng rất có khả năng.
Hiện tại đúng là có không ít người đang muốn bà Lâm từ chức, nhưng dưới sự thống trị của ĐCSTQ, đổi một Trưởng đặc khu khác thì tình hình sẽ càng xấu đi (đương nhiên không phải là không muốn bà Lâm từ chức), bởi vì điều mà ĐCSTQ muốn chính là người biết nghe lệnh. Trong sự chuyên chế độc đảng của ĐCSTQ, đổi ông Tập Cận Bình cũng như vậy. Chỉ có để cho ĐCSTQ rút khỏi lịch sử mới có thể giải quyết vấn đề.
Thực tế, không chỉ trong sự kiện lần này Lâm Trịnh Nguyệt Nga không thu được kết quả tốt, mà Tập Cận Bình cũng vậy, trước đó do nội bộ ĐCSTQ thỏa hiệp, lưu lại hai mối họa là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Người công khai ủng hộ Hồng Kông sửa luật cũng chính là người của phe Giang Trạch Dân, việc ông Hàn Chính chủ đạo các sự vụ Hồng Kông vốn là một trong những điều kiện trao đổi để Tập Cận Bình làm vị trí hạt nhân mà phe Giang đề xuất, “Hồng Kông càng loạn càng tốt” phù hợp với âm mưu mà Tăng Khánh Hồng làm với Hồng Kông, để cho Tập Cận Bình chịu trận thay.
Nếu ông Tập Cận Bình tiếp tục ôm giữ chính quyền độc đảng, thì nhiều vấn đề rối loạn của Trung Quốc sẽ khó có thể giải quyết; những người vốn ôm hy vọng Tập có thể đưa Trung Quốc chuyển hướng đến nền chính trị sáng sủa đã mất hy vọng, hiện nay Mỹ yêu cầu thông qua đàm phán thương mại để buộc Trung Quốc thay đổi vấn đề không giữ quy tắc, chính là muốn động chạm đến thể chế của ĐCSTQ. Tuy nhiên ông Tập Cận Bình lại trọng dụng một quân cờ khác do phe Giang Trạch Dân bố trí đó là Vương Hộ Ninh, dùng những chiêu thức thời Cách mạng Văn hoá của chủ nghĩa Mác-Lê để đối phó với chiến tranh thương mại, khiến cho nhiều người cười nhạo.
Không cắt đứt quan hệ với ĐCSTQ, thì Tập Cận Bình và Lâm Trịnh Nguyệt Nga hiện tại làm gì cũng đều tốn công vô ích, đến đâu cũng bị oán trách.
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)
Blog Trịnh Trung Nguyên
Xem thêm:
Từ khóa Luật dẫn độ Carrie Lam Tập Cận Bình Lâm Trịnh Nguyệt Nga