“Mọi màn kịch trong đàn áp Pháp Luân Công đều đã được tính trước”
- Trí Đạt
- •
Ông Lưu Hiểu Bân (Liu Xiaobin), người vào năm 1999 đã làm phó trưởng đồn một trụ sở cảnh sát ở Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, là nhân chứng hiểu rõ câu chuyện nhà cầm quyền bức hại Pháp Luân Công 20 năm trước.
Vào ngày 20/07/1999, thế lực của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Giang Trạch Dân, đã phát động chiến dịch đàn áp đoàn thể người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại lục. Ông Giang Trạch Dân tuyên bố “Pháp Luân Công sẽ bị tiêu diệt trong vòng ba tháng.” Gần đây, ông Lưu Hiểu Bân, người từng là phó trưởng đồn một trụ sở cảnh sát của ĐCSTQ ở Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, đã tiết lộ với truyền thông ngoài Trung Quốc rằng trong chuyện bức hại Pháp Luân Công tại nước này trước đây, các kịch bản đều đã được nhà cầm quyền dự tính trước.
Theo ông Lưu Hiểu Bân, vào ngày chính quyền Đại lục bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, nhiều người theo tập Pháp Luân Công đã đến thỉnh nguyện tại Quảng trường Nhân dân nằm ở ngay sát bên trụ sở chính quyền thành phố Đại Liên và Văn phòng Thư phản ánh. Vào khoảng 5 – 6 giờ chiều hôm đó, “Tất cả người tập Pháp Luân Công bị đưa vào xe buýt chở đến một ngôi trường và bị nhốt lại.” Ông Lưu Hiểu Bân nhớ lại: “Cảnh sát chúng tôi cũng đã đến và ghi lại tên tuổi, địa chỉ nhà của họ, thời gian bắt đầu tập luyện, cơ quan làm việc, và tình hình riêng tư, bao gồm cả thái độ hiện tại là gì; sau khi ghi lời khai xong thì thả cho họ về nhà.”
Không lâu sau đó, ông Lưu được cử đến nhà ga để chặn nhóm người tập Pháp Luân Công đang trên đường đi Bắc Kinh thỉnh nguyện nhà cầm quyền để họ được tự do luyện tập. Khi đó, ông nhận được một danh sách người tập Pháp Luân Công tại Đại Liên với hàng trăm trang giấy, lúc này ông mới hiểu ra chính quyền đã sớm có tính toán trước kịch bản xảy ra như thế nào.
Ông Lưu Hiểu Bân nói: “Hôm đó vào ngày 20/7, cảnh sát đã kéo nhiều người đi khiếu kiện đến một trường học để giam giữ lại, sau đó ghi lại danh sách từng người một, đã lợi dụng tâm lý khi mọi người kể tình hình sự thật không đề phòng và ghi lại tình hình chi tiết của từng người để dùng cho công việc bức hại sau này. Mọi chuyện 610 của ĐCSTQ sớm đã chuẩn bị.”
“Vào ngày 20/7, họ (ĐCSTQ) đã biết những người theo tập Pháp Luân Công sẽ phản ứng như thế nào sau khi những người hướng dẫn và trưởng trạm Pháp Luân Công bị bắt, đã chuẩn bị trước kịch bản phản ứng là gì, cần làm gì sau đó, mỗi bước thực hiện đều đã được chuẩn bị.” Lưu Hiểu Bân phân tích.
Số 610 mà ông Lưu Hiểu Bân đề cập là Phòng 610, tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc xã, do ông Giang Trạch Dân thành lập vào ngày 10/06/1999, mục đích để đàn áp Pháp Luân Công.
>>> Tự thiêu giả ở Thiên An Môn: Vết nhơ không cách nào xóa được của ĐCSTQ
Ông Lưu Hiểu Bân cũng cho biết, sau khi bị bắt, nhiều người tập Pháp Luân Công vì không muốn liên lụy người khác nên đã không khai tên của họ, “Họ chỉ cho biết, ‘tôi là người tập Pháp Luân Công’, đừng hỏi tôi đến từ đâu, tôi chỉ muốn nói về kinh nghiệm tu luyện của mình.’”
Trong lòng ông Lưu Hiểu Bân luôn nghĩ, “Không biết những người này đi về đâu?” Cho đến khi tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ bị phơi bày, ông Lưu nhận ra rằng “Trong những người tập Pháp Luân Công không khai báo tên của họ, rất nhiều người có thể đã bị chuyển đến trại tập trung.” Được biết, giới quan chức trong ĐCSTQ cưỡng bức lấy nội tạng của người tập Pháp Luân Công là ở trong trại tập trung lớn tại Tô Gia Đồn tỉnh Liêu Ninh.
Cũng theo ông Lưu, vào những năm 1990, ông bị mắc nhiều chứng bệnh, sau khi tập luyện thử Pháp Luân Công thì thấy những thay đổi rõ ràng về thể chất và tinh thần, đến tháng 08/1998, ông bắt đầu chính thức tu luyện Pháp Luân Công.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Mổ cướp nội tạng Cuộc đàn áp Pháp Luân Công Pháp Luân Công