Trung Quốc gần đây có nhiều người dám bước ra lên tiếng chống lại chế độ chuyên chế của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một thanh niên đã sử dụng thiết bị điện tử phát sóng công khai yêu cầu “Tập Cận Bình hạ đài” và hiện đang bị truy nã.

id14311726 cfc1f972ea811b3bbf472
Thanh niên này đã sử dụng thiết bị điện tử phát sóng công khai yêu cầu “Tập Cận Bình hạ đài” và hiện đang bị truy nã. (Ảnh chụp màn hình)

Bà Tô Vũ Đồng (Su Yutong), một nhà báo tự do sống ở Đức, đã đăng một đoạn video vào thứ Tư (14/8) trên mạng xã hội X và cho biết: “Trước đó có một thanh niên ở Trung Quốc Đại Lục thúc đẩy phong trào phá bỏ bức tường internet đã bị buộc tội chính trị và đưa vào bệnh viện tâm thần. Sáng nay tôi nhận được đoạn video này từ người ủy thác, một người thanh niên khác lại lần nữa đối đầu trực diện.”

Trong video, nam thanh niên nói rằng: “Phản đối việc Đảng Cộng sản Trung Quốc chặn Internet và kiểm soát ngôn luận”, “Không muốn đặc quyền, muốn bình đẳng”, “Chúng tôi cần quyền tự do ngôn luận và tự do Internet”.

Người này cũng đề cập rằng anh đã sử dụng bộ định tuyến và các thiết bị khác để phát công khai những yêu cầu như “Tập Cận Bình hạ đài”. Cùng lúc đó, chính quyền ĐCSTQ lấy danh nghĩa “tội phạm chính trị” và lục soát nhà anh, lấy đi các thiết bị bao gồm bộ định tuyến, loa truyền âm thanh laser, mô-đun truyền phát, điện thoại di động và các thiết bị khác. Bây giờ anh không thể về nhà.

Đoạn video này được ghi lại ở ngoài trời, anh hy vọng người dân Trung Quốc Đại Lục sẽ nhìn rõ bộ mặt của ĐCSTQ và kêu gọi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình hạ đài.

Bà Tô Vũ Đồng nói: “Ngọn lửa do ông Bành Lập Phát gieo xuống vẫn tiếp tục cháy ở những nơi khác. Cách đây không lâu, chàng trai Hồ Nam tên Phương Nghệ Dung (Fang Yirong) đã treo ‘khẩu hiệu cầu Tứ Thông’ trên cầu. Chúng ta biết rõ rằng việc đối đầu trực tiếp ở Trung Quốc Đại Lục dẫn đến kết quả là những thanh niên dũng cảm này sẽ bị cầm tù. Tôi tin rằng họ biết mình phải trả một cái giá rất đắt, đó là mất sự tự do, nhưng họ vẫn kiên trì làm thế”.

Trong phần bình luận bên dưới video, nhiều cư dân mạng bày tỏ sự ủng hộ đối với lòng dũng cảm của anh thanh niên trên:

“Cố lên, hãy thức tỉnh giới trẻ Trung Quốc!”

“Cám ơn tất cả những người dũng cảm!”

“Ngày càng nhiều rồi, những đốm lửa cuối cùng sẽ lan ra đồng cỏ.”

“Hy vọng anh ấy bình an vô sự!” 

Một số người cho rằng: “Sau Tập Cận Bình này, sẽ lại có một Tập Cận Bình khác, chế độ ĐCSTQ là một chế độ chuyên quyền không có sự giám sát và kiềm chế, chỉ khi ĐCSTQ sụp đổ thì Trung Quốc mới khá hơn.”

Ông Bành Lập Phát treo biểu ngữ chống ĐCSTQ trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh, gây hiệu ứng domino

Vào ngày 13/12/2022, ông Bành Lập Phát (hay còn gọi là Bành Tái Chu), được mệnh danh là “Dũng sĩ cầu Tứ Thông”, đã giăng hai biểu ngữ trên cây cầu này ở Bắc Kinh với nội dung: “Không muốn xét nghiệm axit nucleic, muốn có cơm ăn; Không muốn Cách mạng Văn hóa, muốn cải cách; Không muốn phong tỏa, muốn tự do; Không muốn lãnh tụ, muốn bỏ phiếu; Không muốn những lời dối trá, muốn phẩm giá; Không làm nô tài, muốn làm công dân”.

Vụ việc này đã làm dấy lên các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc.

Vài tháng sau, các biểu ngữ chống ĐCSTQ lại xuất hiện ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Anh Sài Tùng (Chai Song), người liên quan đến vụ việc, đã chiếu thành công biểu ngữ điện tử có ký tự trắng trên nền đỏ với dòng chữ “Đả đảo ĐCSTQ, đả đảo Tập Cận Bình” trên bức tường phía bắc của tòa nhà Wanda Plaza ở Tp. Tế Nam, tỉnh Sơn Đông.

id14165039 chaisongFotoJet
Hình bên trái là ảnh gần đây của anh Sài Tùng; hình bên phải là biểu ngữ điện tử có dòng chữ “Đả đảo ĐCSTQ, Đả đảo Tập Cận Bình” trên bức tường phía bắc của tòa nhà Wanda Plaza ở Sơn Đông lúc 8h tối ngày 21/2/2023. (Ảnh: Sài Tùng cung cấp/ Epoch Times)

Anh Sài Tùng đã vượt biên đến Mỹ, nói trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của Epoch Times: “Cái chính được phản ánh trong vụ việc của ông Bành Lập Phát là một loại tinh thần, tức là ông ấy biết mình đang làm gì, và ông ấy cũng biết những hậu quả mà mình phải đối mặt. Ông ấy sẵn sàng hy sinh bản thân với tư cách một con người, thậm chí có thể hy sinh mạng sống của mình cho công cuộc cải cách của Trung Quốc. Loại tinh thần này có ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Đối với tôi, không phải những dòng chữ trên biểu ngữ, mà là tinh thần không sợ chết của ông ấy, tinh thần không sợ cường quyền!”

Vào tháng 7 năm nay, một biểu ngữ phản đối giống phong cách của ông Bành Lập Phát đã xuất hiện trên một cầu vượt ở huyện Tân Hoa, thành phố Lâu Để, tỉnh Hồ Nam. Cùng lúc đó, một chiếc loa phóng thanh trên cầu phát rất to: “Muốn tự do, muốn dân chủ, muốn phiếu bầu! Bãi khóa, bãi công, bãi miễn kẻ quốc tặc độc tài Tập Cận Bình”.

Tin tức trên mạng lan truyền cho biết, người treo biểu ngữ phản đối là một sinh viên đại học tên là Phương Nghệ Dung (Fang Yirong). Phương nói trong video: “Chuyên chế chắc chắn là đáng sợ, nhưng quyền uy không đè sập được lòng người. Tập Cận Bình có bức hại chúng ta tế nào, cũng không ngăn được tư tưởng dân chủ đã bén rễ trong lòng người dân hết lần này đến lần khác. Nước sông Trường Giang không chảy ngược, tôi hy vọng người dân Trung Quốc có thể thoát khỏi chế độ chuyên quyền càng sớm càng tốt, và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn”.