Nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc bị nghi ngờ đạo văn
- Trí Đạt
- •
Gần đây, Hãng tin Reuters tại Pháp đã dùng phần mềm chống đạo văn để tìm trong Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia Trung Quốc (CNKI) các bài luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ của 12 quan chức Trung Quốc, kết quả phát hiện 6 bài luận văn của quan chức cấp cao bao gồm cả Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều có liên quan đến đạo văn.
Đài Á châu Tự do đưa tin hôm 8/3 cho biết, gần đây Reuters đã dùng phần mềm chống đạo văn để tìm lại các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ của 12 quan chức cấp cao của Trung Quốc trong “Cơ sở dữ liệu hạ tầng quốc gia Trung Quốc”, kết quả phát hiện có 6 bài luận văn bị cho là sao chép.
Theo Reuters, tác giả của 6 bài luận văn này lần lượt là: nguyên Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều, Phó Chánh án Tòa án tối cao Trương Thuật Nguyên (Zhang Shuyuan), Bí thư đảng ủy Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia Tiêu Hưng Uy (Xiao Xingwei), Bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Thi Tuấn (Shi Jun) và Phó Tổng kiểm toán nhà nước Chen Zhaoyu (đúng ra là Chen Chenzhao).
Ông Lăng Thương Châu (Ling Cangzhou), một nhà báo lâu năm hiện sống tại Mỹ nhận định về vấn đề này, ông nói rằng không cảm thấy bất ngờ, “quan chức đạo văn cùng đạo đức quan trường bại hoại và nếp sống xã hội bại hoại đều có quan hệ mật thiết với nhau. Đạo văn ở góc độ của họ (chính quyền) mà xét thì đều là chuyện vặt vãnh, không đáng được cho vào trong suy xét về đạo đức.”
Ông nói, quan trường Trung Quốc tồn tại vấn đề sao chép, tạo giả luận văn rất nghiêm trọng. Do liên quan đến lợi ích cốt lõi của chính quyền Trung Quốc, nên chính quyền cũng không làm triệt để việc này.
Không ít quan chức Trung Quốc có trình độ học vấn cơ bản ở mức kém, thậm chí không có trình độ học vấn cơ bản, một khi được thăng quan, họ sẽ có được học vấn liên quan trong thời gian ngắn, trình độ thạc sĩ thông thường 1 năm là có, còn Tiến sĩ thông thường sẽ là 3 năm, từ các bản tin công khai có thể thấy, không có quan chức cấp cao nào không lấy được được bằng vì bị kẹt ở khâu luận văn và bảo vệ luận văn.
Ví dụ nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc Chu Bản Thuận không chỉ có bằng Tiến sĩ Quản lý học, Luật học; ông chỉ mất một năm để có được học vị Tiến sĩ Luật học của một trường đại học nổi tiếng tại Trung Quốc.
Năm 2016, “hổ đầu tiên” của Bộ Tư pháp ngã ngựa là Lư Ân Quang, được gọi đùa là quan chức cấp bộ “ngũ giả”. Ông ta từ không có học vấn rồi chen chân lên đến quan chức cấp bộ, bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương gọi là quan chức ngã ngựa mang “mặt nạ giả” suốt 30 năm. Theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, tuổi tác, tài liệu gia nhập đảng, kinh nghiệm làm việc, học vấn, gia đình của Lư Ân Quang đều là giả. Thông qua mua, tặng quà cáp nên về sau có được bằng bằng đại học chính quy, Thạc sĩ, Tiến sĩ Quản lý và Tiến sĩ Luật.
Võ Trường Thuận, từng nhậm chức Phó Chủ tịch Chính hiệp thành phố Thiên Tân kiêm Cục trưởng Cục Công an Thiên Tân trong 40 năm, trong 40 năm qua chưa từng rời khỏi vị trí ngành công an, nhưng lại có được học vị Thạc sĩ Quản lý công thương, Tiến sĩ ngành kỹ thật và Kỹ sư cấp cao, chuyên ngành của học vị tiến sĩ của ông ta là ngành thiết kế và lý thuyết cơ khí có tính chuyên môn cao.
Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Thiên Tân Lý Hồng Trung có “kinh nghiệm học tập từ nước ngoài”, nhưng quá trình học này là do chính quyền Trung Quốc bỏ kinh phí 200 nghìn Nhân dân Tệ ra để cho ông “đi thụ huấn 3 tuần” tại Học viện John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, thời gian học tập thực sự chỉ chưa đến mười mấy buổi học, toàn bộ lớp học đều là người nước ngoài, và phải cần người Trung Quốc phiên dịch.
Trước đó RFA cũng đăng một bài viết nói, hiện tượng tạo giả trình độ học vấn xuất hiện tràn lan trong quan trường Trung Quốc, quan chức lớn nhỏ đều lợi dụng chức quyền của mình để lấy tấm bằng “Thạc sĩ” thậm chí là “Tiến sĩ”, quan chức vì để lên chức nên đã lừa gạt để lấy bằng cấp; còn các trường học dưới sự quản lý của chính quyền Trung Quốc lại lợi dụng quan chức lấy “văn bằng” để mời chào dự án, đổi lấy kinh phí.
Trong số 7 nghiên cứu sinh “Tiến sĩ” thuộc Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản khóa 18, không có một ai là Tiến sĩ thực sự, toàn bộ đều là “Tiến sĩ tại chức”, về cơ bản họ không có quá trình học tập tập trung tại trường, dù chỉ là học tập trung một năm hay nửa năm.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa đạo văn Quan chức Trung Quốc Lý Nguyên Triều