Reuters: 4.000 cảnh sát vũ trang TQ từng đến Hồng Kông trong phong trào biểu tình
- Trí Đạt
- •
Mặc dù “virus Trung Cộng” (virus corona mới, COVID-19) vẫn đang lây lan, nhưng phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông không vì thế mà chấm dứt, người biểu tình các nơi đều dùng các phương thức khác nhau để tổ chức các hoạt động liên quan, kiên quyết biểu đạt thái độ không muốn quên sạch từ đây. Gần đây Reuters đưa tin 4.000 cảnh sát vũ trang Trung Quốc từng đến Hồng Kông quan sát phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. Tuy nhiên, tối ngày 17/3, cảnh sát Hồng Kông đã có bài viết phủ nhận cáo buộc này và biểu thị lấy làm tiếc vì báo cáo không đúng sự thật.
Reuters: 4.000 cảnh sát vũ trang Trung Quốc từng đến Hồng Kông, quan sát phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ
Ngày 17/3, thông tin độc quyền từ Reuters tiết lộ và trong bản tin cũng trích dẫn dự đoán của quan chức ngoại giao, số lượng cảnh sát vũ trang của Trung Quốc từng đến Hồng Kông trong thời gian diễn ra phong trào biểu tình lên đến 4.000 người. Bản tin dẫn lời của nghị viên Hội đồng Lập pháp đảng Dân chủ Từ Cẩn Thân (James To Kun-sun) cho biết, có cảnh sát Hồng Kông dẫn theo cảnh sát vũ trang ra tuyến đầu, dường như muốn đảm nhận công tác quan sát. Bản tin nói thông tin từ ông Từ Cẩn Thân và quan chức ngoại giao cho biết, đều không nhìn thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy cảnh sát vũ trang áp dụng biện pháp thực thi pháp luật tại Hồng Kông, hoặc thực hiện công việc khác ngoài quan sát.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khi hồi đáp câu hỏi của Reuters đã nói rằng bộ đội cảnh sát vũ trang không đồn trú tại Hồng Kông. Ngoài ra, người phát ngôn Sở Cảnh sát Hồng Kông cũng phủ nhận thông tin của Reuters, nói rằng không có bất cứ cơ quan thực thi pháp luật nào của nội địa (Trung Quốc Đại Lục) từng đến thăm hoặc tiến hành quan sát. Cảnh sát Hồng Kông ngoài hồi đáp câu hỏi của truyền thông và nhấn mạnh không có việc này ra, trong tối cùng ngày cũng đăng bài cho biết: “Phía cảnh sát nhắc lại không bố trí bất cứ nhân viên chấp pháp nội địa nào đến Hồng Kông quan sát tình hình thực thi pháp luật trong các hoạt động biểu tình gần đây, phía cảnh sát lấy làm tiếc đối với báo cáo không xác thực của truyền thông”.
Văn phòng Tin tức Quốc vụ viện và Văn phòng Liên lạc Trung ương tại Hồng Kông đều không lên tiếng về sự việc này.
Bản tin trích dẫn nhiều thông tin ngoại giao cho biết, quân đội Trung Quốc trú tại Hồng Kông năm 2019 cũng tăng lên 12.000 người. Cảnh sát vũ trang mặc dù cùng dùng chung trang thiết bị của quân đội Trung Quốc, nhưng lại có xe cộ riêng biệt, bao gồm xe vận binh bọc thép hoạt động cả trên cạn và dưới nước, xe ủi, v.v.
Tháng 9/2019, Reuters trích dẫn thông tin từ đặc phái viên nước ngoài cho biết, số bộ đội của Trung Quốc trú tại Hồng Kông đã tăng gấp đôi, quân đội Trung Quốc trú tại Hồng Kông được trang bị thiết bị phòng chống bạo động, đặc phái viên mô tả đây là hành động “quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông tập trung quy mô lớn nhất từ trước tới nay”. Bản tin của Reuters nói, cảnh sát vũ trang trà trộn vào cảnh sát Hồng Kông, tin rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ phái cảnh sát vũ trang lên tuyến đầu trong đàn áp phong trào biểu tình của Hồng Kông.
Viêm phổi Vũ Hán và phản đối Dự luật Dẫn độ mang đến hai đòn nặng cho kinh tế Hồng Kông
Theo BBC đưa tin, kinh tế Hồng Kông ngoài chịu ảnh hưởng từ phong trào Phản đối Dự luật Dẫn độ ra, hiện tại do dịch viêm phổi Vũ Hán nên lại càng tổn hại nặng nề, lượng lớn người lao động như vào thời kỳ mùa đông lạnh lẽo.
Theo Sở Thống kê Hồng Kông công bố thông tin hôm 17/3 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020 là 3,7%, đây là mức cao nhất trong 9 năm qua; trong đó, ngành dịch vụ ăn uống, tiêu dùng và du lịch có tỷ lệ thất nghiệp nghiêm trọng nhất, lần lượt là 7,5% và 6,1%; còn số việc làm theo mức giảm năm lên đến 2,5%, trở thành mức lớn nhất kể từ khi bùng nổ khủng hoảng tài chính châu Á.
Theo dự đoán của ngoại giới, viêm phổi Vũ Hán vẫn đang tiếp tục lây lan, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế Hồng Kông, không loại trừ tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng.
Ngoài ra, phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ kéo dài hơn 6 tháng liên tiếp từ năm ngoái, khi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, phong trào cũng dần dần giảm, nhưng từ trước đó đã tồn tại nhân tố kích hoạt mâu thuẫn và xung đột giữa Trung Quốc Đại Lục và người Dân Hồng Kông do khác biệt trong văn hóa, ngôn ngữ, quan điểm chính trị, và những điều này vẫn đang lan ra, đồng thời do viêm phổi Vũ Hán nên cũng lại nảy sinh ra một hiện tượng khác.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Dự luật dẫn độ Hồng Kông virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 virus Trung Cộng biểu tình