TQ: Nhà máy bị đốt nghi do nợ lương; Làn sóng đòi lương tập thể lan rộng
- Lý Mộc Tử
- •
Gần đây, một nhà máy dệt ở Nghi Tân, Tứ Xuyên, Trung Quốc đã xảy ra hỏa hoạn nghiêm trọng, ngọn lửa kéo dài suốt một ngày một đêm. Trên mạng lan truyền thông tin cho rằng vụ cháy do một công nhân bị nợ lương phóng hỏa. Nghi phạm 27 tuổi đã bị bắt giữ. Đồng thời, nhiều nơi tại Trung Quốc cũng đang bùng phát các cuộc biểu tình tập thể đòi lương, phản ánh tình trạng tài chính căng thẳng ở cấp địa phương.
Rạng sáng ngày 22/5, cơ quan công an huyện Bình Sơn, thành phố Nghi Tân đã phát thông báo cho biết: khoảng 12:00 trưa ngày 20/5, tại Bình Sơn đã xảy ra một vụ phóng hỏa. Qua điều tra, nghi phạm là nam, 27 tuổi, đã đến một xưởng của nhà máy dệt và châm lửa gây cháy.
Do bên trong xưởng chứa nhiều vật liệu dệt bông nên việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Sau nỗ lực dập lửa, đám cháy đã được khống chế. Qua kiểm tra, vụ hỏa hoạn không gây thương vong về người. Nghi phạm hiện đã bị tạm giữ, cơ quan công an đang tiếp tục điều tra động cơ, quá trình gây án và mức độ thiệt hại.
Theo Đài truyền hình Quý Châu, vào ngày 21/5, người phụ trách nhà máy cho biết đã có nhiều đội cứu hỏa từ các khu vực khác đến chi viện, nhưng hiện trường cháy phức tạp, khó tiếp cận, lửa vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn. Hiện chưa ghi nhận thương vong.
2025.05.20四川宜宾一名22岁纺织工人因工资被克扣,在讨薪无果后怒而放火点燃了工厂,引发持续三日的大火。 pic.twitter.com/x2XeLoeQCy
— 悉尼閑人 (@Jerry00107966) May 22, 2025
因为800块工资,整个纺织厂烧没了,大火已经烧了一天一夜,前面已经被扑灭,现在深夜又烧起来了。#纺织厂
四川宜宾市屏山县一纺织厂 pic.twitter.com/eTHSB4Jumm
— 大雄的微笑 (@DXDWX999) May 22, 2025
Các video lan truyền trên mạng cho thấy đến tối hôm xảy ra sự việc, hiện trường vẫn có khói đen dày đặc. Một số người cho biết ngọn lửa bắt đầu từ 11:00 sáng và cháy suốt hơn 10 tiếng đồng hồ.
Một số cư dân mạng tiết lộ rằng một công nhân của nhà máy bị nợ lương một tháng. Trong lúc tìm người phụ trách để đòi lương, đã xảy ra xô xát, người này dùng dao đâm người đối diện rồi dùng xăng đốt vải. Chính quyền địa phương chưa đưa ra phản hồi chính thức về tin đồn này.
Làn sóng đòi lương lan rộng trong nhiều ngành nghề tại Trung Quốc
Gần đây, tại nhiều khu vực ở Trung Quốc đã xảy ra các cuộc biểu tình tập thể đòi lương trong nhiều ngành nghề như xây dựng, giáo dục, vệ sinh môi trường và y tế, phản ánh tình trạng căng thẳng tài chính nghiêm trọng ở cấp địa phương.
Theo Đài Á Châu Tự Do, tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, 32 công nhân xây dựng bị Công ty Xây dựng truyền tải điện Quảng Tây nợ lương đã dựng lều và nhóm bếp nấu ăn trước trụ sở công ty từ ngày 16/5. Họ tuyên bố “sẵn sàng chiến đấu lâu dài”.
5月16日,广西南宁,中国南方电网下属广西电网广西送变电建设有限公司拖欠32名建筑工人工资,讨债工人在公司门口生火做饭,打算长期驻扎。 pic.twitter.com/BkV4MsI2Xh
— 昨天 (@YesterdayBigcat) May 17, 2025
Ngày 18/5, tại công trường dự án của Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc ở Thạch Gia Trang (Hà Bắc) cũng xảy ra biểu tình đòi lương. Công nhân giăng băng rôn phản đối công ty nợ lương kéo dài.
Một công nhân tiết lộ: “Từ đầu năm đến nay, công ty hứa trả lương nhiều lần nhưng đều thất hứa. Chúng tôi làm việc cực nhọc mà không thiếu một ngày công nào, vậy mà tiền cứ bị trì hoãn. Có người có trường hợp người nhà bệnh nặng đang chờ tiền cứu mạng.”
Tại dự án đường cao tốc Dương Tín ở Quảng Đông do Cục 7 Đường sắt Trung Quốc thi công, ngày 19/5, công nhân đã tụ tập trước văn phòng công trình yêu cầu trả lương bị nợ.
Một công nhân chia sẻ trong video: “Chúng tôi ở trong nhà tạm, ngày nào cũng chờ tiền. Họ đã hứa nhiều lần nhưng không đưa ra ngày cụ thể.”
Ngoài ngành xây dựng, hệ thống giáo dục cũng đang rơi vào tình trạng nợ lương nghiêm trọng. Ngày 20/5, nhiều giáo viên hợp đồng ở thành phố Tảo Trang, tỉnh Sơn Đông tiết lộ rằng họ đã bị nợ lương suốt sáu tháng. Một giáo viên tiểu học cho biết: “Lương tháng của chúng tôi chỉ hơn 3.000 tệ, nửa năm qua phải sống nhờ tiền vay mượn.”
Một giáo viên ở Sơn Tây đăng bài trên Xiaohongshu cho biết trường học yêu cầu thu hồi tiền thưởng cuối năm từ năm 2021, cũng như một phần “phí dịch vụ sau giờ học”, khiến tập thể giáo viên bất mãn.
Ngoài ra, nhiều ngành nghề khác cũng xảy ra các cuộc biểu tình đòi lương do bị nợ kéo dài:
- Ngày 16/5, tại trung tâm thương mại Vạn Tượng Hội ở Toại Ninh, Tứ Xuyên, nhiều nhân viên bảo vệ đã căng biểu ngữ đòi lương sau khi công ty môi giới “biến mất”.
- Ngày 17/5, công nhân chuyển phát nhanh của Yunda Express tại thành phố Đông Dương, Kim Hoa, Chiết Giang đã đình công liên tiếp hai ngày để yêu cầu trả lương.
- Cùng ngày, các công nhân mất việc của Tập đoàn Long Mei ở Thất Đài Hà, Hắc Long Giang đã tập trung trước trụ sở chính quyền thành phố để phản đối việc ba tháng chưa được chi trả chế độ đảm bảo cơ bản, bảo hiểm xã hội và y tế.
- Từ ngày 19 đến 20/5, công nhân nhà máy thêu Thiên Lý Mã ở thành phố Hải Môn, Nam Thông, Giang Tô đã hai ngày liên tiếp đến nhà máy và nhà riêng của chủ doanh nghiệp để đòi lương nhưng vẫn chưa nhận được tiền.
Không chỉ vậy, các lĩnh vực y tế và vệ sinh môi trường cũng đang đối mặt với tình trạng nợ lương:
Một y tá tại bệnh viện công ở Cam Túc chia sẻ trên mạng rằng lương tháng của cô chỉ có 1.300 tệ, tiền thưởng theo hiệu suất đã bị chậm suốt 4 tháng, khiến cuộc sống vô cùng khó khăn.
Một nữ công nhân vệ sinh ở Giang Tây bật khóc nói: “Mỗi sáng 5:00 tôi đã bắt đầu làm việc, làm liên tục hơn 10 tiếng mỗi ngày, mà cả tháng chỉ nhận được 1.400 tệ. Kiếp sau tôi không muốn làm người nữa, khổ quá rồi!”
Ông Trương, một giảng viên đã nghỉ hưu tại Đại học Quý Châu, cho rằng nợ công ở địa phương ngày càng cao, trong khi chính sách từ trung ương ngày càng siết chặt, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tài chính ở cấp cơ sở. Những người bị thiệt hại trực tiếp chính là lực lượng lao động tuyến đầu và nhân viên hợp đồng.
Ông nói: “Trước đây người đi đòi lương là công nhân nông thôn, nay đến lượt giáo viên, bác sĩ, công nhân vệ sinh – điều này cho thấy cái gọi là ‘cấu trúc ổn định’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bắt đầu quay ngược lại chống lại chính họ. Đây là những nhóm dễ tổn thương nhất, họ chỉ muốn sống, nhưng khi lên tiếng lại bị gán là ‘kẻ gây rối’.”
Từ khóa kinh tế Trung quốc nợ lương Dọa nhảy lầu đòi lương
