Trung Quốc: Người dân bị buộc “tự nguyện hiến tạng”
- Lý Lệ
- •
Gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thổi phồng việc “hiến tạng tự nguyện” của người Đại lục. Tuy nhiên, một cư dân mạng đã đăng video nói rằng một bệnh viện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông yêu cầu toàn bộ nhân viên phải đăng ký hiến tạng. Một số cư dân mạng cho biết họ không hề biết thông tin của chính mình đã được đăng ký trong hệ thống hiến tạng tự nguyện.
Mới đây, một cư dân mạng đã đăng tải đoạn video cho biết Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em huyện Lâm Thuật, thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông đã nhận được thông báo từ Hội Chữ thập đỏ và cơ quan Y tế huyện về việc phối hợp triển khai đăng ký hiến tạng. Thông báo yêu cầu tất cả nhân viên trong hệ thống điều trị và y tế phải đăng ký tự nguyện hiến tạng.
Thông báo nêu rõ rằng quy trình đăng ký sẽ tuân theo tài khoản công khai WeChat “Hiến tạng Trung Quốc”, nhấp vào “Đăng ký tự nguyện”, sau đó nhấp vào “Tôi muốn đăng ký”. Đọc kỹ hướng dẫn đăng ký trước khi đăng ký và điền thông tin cá nhân để trở thành người hiến tạng tự nguyện.
Thông báo cũng cho biết: “Nếu ý định hiến tặng của bạn thay đổi, bạn có thể thay đổi hoặc hủy khoản quyên góp của mình bất cứ lúc nào sau năm 2024. Để đăng ký hiến tặng tự nguyện, yêu cầu tất cả các phòng ban tích cực quảng bá và ra mắt tài khoản công khai cũng như điền vào biểu mẫu thông tin cá nhân trong tuần này, và tổng hợp và báo cáo danh sách cho Phòng Khoa học và Giáo dục.”
Cư dân mạng giới thiệu trong video rằng giám đốc và phó giám đốc trung tâm y tế này rất tích cực điền vào mẫu đơn tình nguyện hiến tạng, cư dân mạng nói: “Có ba đến bốn trăm nhân viên, các bạn có dám điền vào không?”
Vào ngày 18/11, trên nền tảng Douyin Trung Quốc Đại Lục, nhiều cư dân mạng là sinh viên đại học được cho là đã nhận được tin nhắn cho biết họ đã hoàn tất đăng ký “tự nguyện hiến tạng”. Một cư dân mạng nói: “Tôi đang ở trong lớp và thậm chí còn không biết nội tạng của mình đã được đăng ký hiến tặng.” Những người khác cho biết họ không muốn hiến nội tạng và không điền vào biểu mẫu. Một số người còn cho rằng một khi bạn ký vào cam kết, nếu hủy bỏ, bạn sẽ bị đe dọa đưa vào “danh sách đen hồ sơ tín dụng cá nhân”.
Vào ngày 15/11, một người dùng Douyin cũng nhận được thông báo tương tự và nhanh chóng trả lời: “Tôi không hiến tạng”.
Vào tháng 11/2022, một người phụ nữ đăng video lên Douyin, khóc lóc rằng cô ấy đã bị mất chứng minh nhân dân và thông tin của cô đã được đăng ký trong hệ thống “Hiến tạng Trung Quốc”. Cô ấy nói: “Khi tôi tỉnh dậy, nội tạng của tôi đã được đăng ký hiến tặng. Bây giờ trong lòng tôi thấp thỏm lo sợ.”
Vào tháng Một năm nay, một số cư dân mạng cho biết không thể thu hồi đăng ký và ngay cả sau khi thu hồi, thông tin vẫn còn trong hệ thống.
Cư dân mạng bình luận: “Thời điểm bạn quyết định hiến tặng, cơ thể bạn không còn là của bạn nữa! Nội tạng không phải do bạn làm chủ! Sau khi xét nghiệm máu và khám sức khỏe thành công, khả năng tử vong của bạn sẽ cao hơn gấp 100 lần! Khi xảy ra tai nạn dù có thể cứu sống bạn thì cũng sẽ không cứu! Nếu bạn không chết, thì có thể tạo ra cho bạn vụ tai nạn xe.”
“Có phải (giống như Hồ Hâm Vũ) ở Trường trung học Chí Viễn đã đột ngột qua đời?”
“Có nhiều tai nạn hơn.”
“Một khi đã ký tên, sẽ có một cuộc kiểm tra thể chất. Trường hợp là một người giàu cần cấy ghép, kiểm tra có thể được, như vậy đứa trẻ kia có lẽ cách cái chết ngoài ý muốn không xa.”
Một số cư dân mạng nhắc nhở:
“Nếu thực sự có lòng muốn hiến tạng, khi gần chết hãy đi đăng ký, chứ đăng ký trước thì dễ bị chết.”
“Cảm thấy sau khi đăng ký, sẽ cho một số người có nhiều lựa chọn hơn, khi họ cần thì có thể lấy đi.”
Dùng lời nói dối được dùng để che đậy tội ác “thu hoạch nội tạng sống”
Ông Uông Chí Viễn (Wang Zhiyuan) Chủ tịch quốc tế của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), nói với tờ Epoch Times rằng đây là ĐCSTQ đã bịa đặt dữ liệu sai lệch về việc “hiến tạng tự nguyện” của người Trung Quốc để che đậy hành vi vi phạm pháp luật. Tội ác lâu dài của ĐCSTQ là thu hoạch nội tạng người từ các học viên Pháp Luân Công, đồng thời, nó cũng mở đường cho ĐCSTQ cướp nội tạng của người dân.
Ông nói rằng ĐCSTQ đã thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công trong một thời gian dài, sau 10 năm điều tra, WOIPFG đã nhận được báo cáo từ các quan chức cấp cao của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ cũng như các bác sĩ đã thực hiện hoạt động này. Theo báo cáo của các nhân chứng tại chỗ, 866 đoạn ghi âm đã được thu thập, bao gồm cả báo cáo trực tiếp, có 66 bằng chứng trực tiếp, chứng cứ rành rành, ĐCSTQ không thể chối cãi.
Ông Uông cho rằng ĐCSTQ tiếp tục bịa đặt những lời dối trá để che đậy tội ác thu hoạch nội tạng sống, ban đầu họ từ chối thừa nhận việc sử dụng nội tạng của các tử tù, và sau đó thừa nhận rằng họ đã sử dụng nội tạng của các tử tù. Dữ liệu cho thấy mỗi năm chỉ có vài ngàn người bị kết án tử hình ở Trung Quốc, số lượng ca ghép tạng được ĐCSTQ chính thức công bố lên tới 17.000 ca mỗi năm. ĐCSTQ cũng nói dối rằng nội tạng là do người dân Trung Quốc tự nguyện hiến tặng.
Ông nói: “ĐCSTQ đã hình thành một hệ thống ‘thu hoạch nội tạng sống’ hoàn chỉnh và trở thành một chuỗi công nghiệp đen. Nó không chỉ giữ mạng sống cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ mà còn bán nội tạng cho thế giới. Bởi vì lợi nhuận rất lớn nên hệ thống này của ĐCSTQ không thể tự dừng lại, lòng tham sẽ chỉ ngày càng lớn hơn và mục tiêu thu hoạch nội tạng sống sẽ bắt đầu mở rộng đến người dân thường. Người dân ở Trung Quốc Đại Lục có thể trở thành mục tiêu thu hoạch sống tiếp theo của ĐCSTQ.”
Hợp pháp hóa việc thu hoạch nội tạng từ người sống
Nhà bình luận thời sự Vương Hách (Wang He) nói với Epoch Times rằng kiểu cưỡng bức “tự nguyện” này lại càng phơi bày những lời dối trá của ĐCSTQ. Khi cộng đồng quốc tế đặt ra câu hỏi về số lượng tử tù, ĐCSTQ đã bịa đặt rằng “người Trung Quốc tự nguyện hiến tạng” và tuyên truyền rầm rộ trong nước.
Ông cho rằng nếu tình huống tiết lộ trong video là sự thật và ĐCSTQ ép người dân đăng ký, hoặc người dân bị đăng ký mà không hề hay biết thì sẽ thật khủng khiếp, vì chỉ cần thông tin của bạn được đăng ký, ĐCSTQ có thể nhân danh “tự nguyện” để cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ những người đăng ký.
Ông Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu), nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế ĐCSTQ, tuyên bố sau Diễn đàn Khoa học Cấy ghép (TSS) năm 2020 rằng đến năm 2023, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia cấy ghép nội tạng lớn nhất thế giới.
Ông Vương Hách phân tích, “Vì sao ĐCSTQ tranh giành trở thành quốc gia lớn nhất về cấy ghép nội tạng?” Ngoại trừ một số lý do cá nhân (ví dụ, để kéo dài mạng sống của các lãnh đạo ĐCSTQ thông qua cấy ghép nội tạng; dụ dỗ, mua chuộc các nhân vật chính trị từ khắp nơi trên thế giới, bởi vì nội tạng người khan hiếm trên phạm vi toàn thế; lợi nhuận khổng lồ của chuỗi ngành cấy ghép), và mục đích chính là che đậy và tẩy trắng tội ác thu hoạch nội tạng, từ đó biến đổi một cách vô hình cái ác chưa từng có này thành “tình người” và biến tội ác thành “vì người khác”.
Cách đây một thời gian, ĐCSTQ đã thông qua Quy định về hiến và cấy ghép nội tạng người (Dự thảo sửa đổi).
Nhà bình luận chính trị Đường Tĩnh Viễn nói với tờ Epoch Times rằng đây là một sự kiện mang tính bước ngoặt lớn, “bởi vì nó tương đương với việc ĐCSTQ chính thức hợp pháp hóa hoàn toàn việc thu hoạch và giết người lấy nội tạng theo yêu cầu”.
Ông phân tích: “Trước đây, hoạt động hiến tạng và cấy ghép nội tạng của ĐCSTQ có nhiều sơ hở khác nhau, thường xuyên bị thế giới bên ngoài vạch trần. Lần này họ đã sửa đổi dự thảo, tương đương với việc sử dụng hình thức luật để xử lý một số sơ hở, các sơ hở lần lượt bị che đậy và sửa lại, khiến thế giới bên ngoài khó truy tìm câu chuyện mờ ám về việc thu hoạch nội tạng từ người sống và giết người theo nhu cầu.”
Ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc hiện đã xuất hiện xuyên khu vực để giới thiệu thông tin những người hiến tạng tiềm năng, và những người trẻ tuổi thường xuyên biến mất một cách khó hiểu, nhiều người trong số đó có liên quan chặt chẽ đến việc thu hoạch nội tạng sống, vụ án của Hồ Hâm Vũ chỉ là một phần nổi của tảng băng trôi, “và việc giết người theo nhu cầu đã lan rộng từ nhóm học viên Pháp Luân Công sang những người bình thường.”
Vào tháng 3 năm 2006, một phụ nữ tên An Ni (hóa danh) đã vạch trần hoạt động thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ lần đầu tiên tại Mỹ. Trong 17 năm qua, các luật sư nhân quyền, chuyên gia và học giả ở nước ngoài, các tổ chức bác sĩ phản đối cưỡng bức thu hoạch nội tạng, WOIPFG, Trung tâm Nghiên cứu Thu hoạch Nội tạng Trung Quốc (COHRC), Tổ chức Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, Tòa án Nhân dân Độc lập của Anh, v.v., đã tiến hành một số lượng lớn các cuộc điều tra độc lập về vấn đề này và đi đến kết luận nhất trí: Nạn thu hoạch nội tạng quy mô lớn đối với các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ không chỉ tồn tại một cách khách quan mà đến nay việc này còn chưa dừng lại.
Từ khóa Hồ Hâm Vũ Pháp Luân Công Mổ cướp nội tạng Dòng sự kiện Tự nguyện hiến tạng Thu hoạch nội tạng sống