Trung Quốc nhiều lần từ chối để WHO điều tra nguồn gốc virus
- Mộc Lan
- •
Tiến sĩ Gauden Galea, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Trung Quốc mới đây đã lên tiếng cho biết, Trung Quốc từng nhiều lần từ chối yêu cầu của WHO về việc tiến hành điều tra nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh tin tức Anh Sky News, Tiến sĩ Galea nói: “Chúng tôi biết rằng một số quốc gia đang tiến hành điều tra, nhưng ở giai đoạn này, chúng tôi chưa được mời tham gia.”
“WHO gửi yêu cầu đến Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc và các cơ quan liên quan để yêu cầu được tham gia điều tra.” Ông nói: “Điều quan trọng là phải hiểu nguồn gốc của virus, mới có thể ngăn chặn dịch bệnh tái bùng phát.”
Ông Galea nhấn mạnh rằng Trung Quốc không có lý do gì để từ chối yêu cầu này của WHO.
? El Dr. Gauden Galea, representante de la #OMS en China, dice en una entrevista que Pekín está investigando el origen del #Covid19 pero sigue rechazando las peticiones de la Organización Mundial de la Salud para unirse a la investigación (@SkyNews) pic.twitter.com/TKei5EhFyH
— eSPAINews (@eSPAINews) April 30, 2020
Ngoài ra, chính phủ Úc cũng kêu gọi mở một cuộc điều tra công khai độc lập về nguồn gốc của virus.
Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ thông báo từ phía Úc, cho rằng việc điều tra virus nên được thực hiện bởi các nhà chuyên môn.
Tiến sĩ Galea cũng phát biểu với Sky News rằng WHO không được cho tiếp cận nhật ký công việc của Phòng Thí nghiệm Virus Vũ Hán và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán.
Các chuyên gia của WHO vẫn tin rằng virus “có nguồn gốc tự nhiên”
Tiến sĩ Galea nói: “Từ các bằng chứng hiện có, các đồng nghiệp trong hệ thống ba cấp của WHO (toàn cầu, khu vực và quốc gia) tin chắc rằng virus bắt nguồn từ Vũ Hán là virus có nguồn gốc tự nhiên, không phải nhân tạo.”
Ông Galea cho rằng một báo cáo điều tra đầy đủ cần bao gồm nhật ký làm việc của phòng thí nghiệm, nhật ký này đóng một vai trò quan trọng trong việc xem xét toàn diện về nguồn gốc của virus.
Ông cũng bảo vệ vai trò của tổ chức WHO trong giai đoạn đầu bùng phát dịch: “Vào thời gian đó, chúng tôi chỉ nhận được thông tin mà phía Trung Quốc báo cáo cho chúng tôi.”
Các số liệu đáng ngờ từ chính quyền Vũ Hán
Theo báo cáo từ chính quyền Vũ Hán, từ ngày 3/1 – 16/1, ngoài 41 ca chẩn đoán bị lây nhiễm, ngoài ra không có ca nhiễm mới nào ghi nhận. “Chỉ có 41 ca xác nhận lây nhiễm trong thời gian đó? Tôi nghĩ rằng điều này là không thể.”
“Với tình hình dịch bệnh ở quy mô như vậy, không thể nào chỉ có 41 ca.” Ông nói: “Đây là câu hỏi mà Trung Quốc phải trả lời.”
Posted by People's Daily, China on Friday, April 3, 2020
Tiến sĩ Galea kể lại, khi nhóm chuyên gia của WHO tại Trung Quốc tiến hành chuyến thăm ngắn ngày ở Vũ Hán thời điểm 20 – 21/1, tình hình phát sinh biến động. “Lúc đó, chúng tôi được đưa tham quan khu bệnh viện dã chiến. Chúng tôi chỉ cần hỏi vấn đề đầu tiên lập tức nhận được câu trả lời. Họ nói đang có hai ca nhiễm là các nhân viên y tế. “ Nhân viên y tế bị lây nhiễm, nghĩa là đã xuất hiện tình huống “lây nhiễm từ người sang người”.
Ngày 20/1, Trung Quốc tuyên bố virus có thể lây truyền từ người sang người.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo gần đây đã kêu gọi Trung Quốc cho phép các nhà điều tra quốc tế tiến hành điều tra tại Phòng Thí nghiệm Vũ Hán, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên tiếng bác bỏ yêu cầu của ông Pompeo.
Các chuyên gia bệnh truyền nhiễm và cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang điều tra xem liệu virus này có thể bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm virus Vũ Hán và gây ra thảm họa cho toàn thế giới hay không?
Trước đó, ông Pompeo cũng đã nhiều lần yêu cầu tiến hành điều tra tại Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán và các phòng thí nghiệm nghiên cứu virus khác ở Trung Quốc.
Chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần lên án WHO đã tiếp tay cho Trung Quốc che giấu dịch bệnh
Thời điểm ‘viêm phổi Vũ Hán’ hoành hành trên toàn thế giới, Hoa Kỳ đã nhiều lần chỉ trích WHO tiếp tay cho chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn gọi WHO là “công cụ” và là “cơ quan ngoại giao công chúng” cho Trung Quốc.
Ngày 15/4, Nhà Trắng ban hành thông báo để bảo vệ lợi ích của người nộp thuế ở Mỹ, Tổng thống Trump đã thông qua việc tạm gác tài trợ của Hoa Kỳ để truy cứu trách nhiệm của WHO. Điều này khiến WHO phải tiến hành một loạt các biện pháp cải cách nhằm lấy lại tín nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Thông báo nói rằng cách thức quản lý và xử lý dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ của WHO không tốt. Song song với việc tiến hành điều tra, Tổng thống Trump còn đình chỉ tất cả các quỹ tài trợ cho WHO từ trước đến nay.
Mộc Lan
(Ghi chú: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
MỜI NGHE RADIO: Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?
Xem thêm:
Từ khóa virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 virus Trung Cộng WHO Dòng sự kiện