Vai trò “công xưởng thế giới” của TQ bị ảnh hưởng do dịch bệnh
- Minh Tú
- •
Theo dự đoán của nhà phân tích thuộc Tập đoàn Nomura Holdings, tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán e rằng sẽ khiến chỉ số quản lý thu mua (PMI) của ngành sản xuất và ngành dịch vụ của Trung Quốc vào tháng 2 gặp nhiều trở ngại. Sự tấn công vào ngành dịch vụ sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Lưu Khai Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan sát xã hội đương đại Thâm Quyến đã nói thẳng rằng, nếu dịch bệnh vẫn chưa thể hạ nhiệt trong tháng 3, thì những đơn hàng của nước ngoài và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng, “chuỗi cung ứng Trung Quốc và vị thế công xưởng thế giới sẽ bị nghiền nát.”
Chỉ số PMI là 50 đại diện cho chỉ tiêu kinh tế trong tháng đó của một quốc gia. Theo Julian Evans-Pritchard, một nhà kinh tế học Trung Quốc của công ty Capital Economic cho rằng, chỉ số PMI của Trung Quốc vào tháng tới hoàn toàn phản ánh sự tấn công của dịch bệnh, “dự tính sẽ giảm mạnh, khả năng tối đa sẽ giảm xuống dưới mức 48.”
Công ty Morgan Stanley của Mỹ ước tính, những công ty niêm yết của Trung Quốc chỉ có 12% doanh thu đến từ xuất khẩu. Nhu cầu tiêu dùng không khởi sắc do dịch bệnh gây nên e rằng sẽ thúc đẩy trái phiếu và tín dụng vi phạm hợp đồng, từ đó ảnh hưởng tới những ngân hàng đang có nguy cơ sụp đổ và chính phủ địa phương với những khoản nợ nần chồng chất. Đầu năm Canh Tý, thiên nga đen đã tới bậu cửa chính phủ.
Tờ Nam Hoa Tảo Báo (SCMP) cho biết nỗi lo phá sản của ngành sản xuất quy mô nhỏ tăng mạnh. Nếu trước tháng 3 hoặc tháng 4, vào mùa thu mua của khách nước ngoài, mà tình hình dịch bệnh vẫn không được kiểm soát, thì tình thế này sẽ khiến các doanh nghiệp nước ngoài chuyển đơn đặt hàng cho những quốc gia khác.
Một nhà kinh doanh họ Vương thuộc Nhà máy Kinh doanh Sản xuất giày Đông Quản Quảng Đông nói, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã khổ sở vì giá thành tăng cao trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Tình hình dịch bệnh hiện nay như thể họa vô đơn chí. Ông lo lắng trong nhà máy có nguy cơ bùng phát lây nhiễm dịch bệnh, nên căn bản không dám nhận đơn hàng lớn, và không có lòng tin vào triển vọng xuất khẩu mùa sau.
Bành Bành, phó chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Cải cách Thể chế kinh tế Quảng Đông, chỉ ra rằng, rất nhiều ngành dịch vụ quy mô nhỏ và nhà hàng e rằng cũng không thể chống đỡ nổi qua hai tháng.
Tây Bối, một trong những chuỗi nhà hàng lớn nhất của Trung Quốc, với 400 chi nhánh rải khắp hơn 60 tỉnh thành tại Trung Quốc, có số nhân viên lên tới 20.000 người. Sau khi dịch bệnh bùng phát, doanh thu của cửa hàng đã giảm 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông chủ Giả Quốc Long nói, lương chi trả hàng tháng đã lên tới 156 triệu nhân dân tệ. Hiện nay dòng tiền mặt chỉ đủ cầm cự tới tháng 4. Nếu tình hình không có biến chuyển, thì chỉ có con đường cắt giảm nhân viên.
Minh Tú
Xem thêm:
Từ khóa viêm phổi Vũ Hán công xưởng thế giới Dòng sự kiện khủng hoảng kinh tế trung quốc