Trong khi vụ “bà mẹ 8 con bị xích” ở thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc gây được chú ý mạnh mẽ thì các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại tập trung vào “vụ án nô lệ máu” ở Campuchia. Tuy nhiên gần đây vụ án này đã được cảnh sát Campuchia chứng thực là giả.

id13609434 a6a50ee4cfb82b6b153f4ede536b30b4 600x400 1
Một sĩ quan cấp cao của cảnh sát Campuchia không muốn tiết lộ danh tính, cho biết vụ án “nô lệ máu” gây rúng động Campuchia và Trung Quốc là bịa đặt. (Ảnh chụp màn hình video)

Tờ Cambodia China Times ngày 26/2 đưa tin, theo thông tin từ cảnh sát Campuchia, Trần Bảo Vinh (Chen Baorong), đội trưởng đội tình nguyện Trung Quốc – Campuchia bị tình nghi bịa đặt vụ “nô lệ máu”, đã bị cảnh sát Campuchia bắt đi hôm 25/2. Hiện tại, vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ.

Bản tin cho biết, một lãnh đạo cảnh sát cấp cao không muốn nêu tên cho biết, vụ án “nô lệ máu” gây chấn động Campuchia và Trung Quốc là bịa đặt. Ngoài Trần Bảo Vinh, cảnh sát cũng đã tạm giữ một người khác liên quan đến vụ án, nhưng danh tính phải chờ được xác nhận.

id13609392 900e740a7fa2fa986590cb22d2fb17bc e1645994892946
(Ảnh chụp màn hình)

Chính Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia phơi bày thông tin sớm nhất về vụ án “nô lệ máu” tại Campuchia.

Ngày 16/2, trang web chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia đã đăng tải bài viết “Cuộc nói chuyện của người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia về vụ Công dân Trung Quốc bị Tập đoàn cờ bạc trực tuyến nuôi dưỡng làm ‘nô lệ máu’”. Bài viết đề cập đến việc Bệnh viện Trung Quốc-Campuchia số 1 đã tiếp nhận một người đàn ông Trung Quốc họ Lý, “Vì quá nhẹ dạ tin vào những lời quảng cáo việc làm sai sự thật trên trang web 58.com, anh ta đã bị một băng nhóm tội phạm ép vượt biên sang Campuchia. Sau đó, anh ta bị giam giữ trái phép bởi một băng nhóm lừa đảo đánh bạc trực tuyến tại khu phố Tàu ở Sihanoukville, Campuchia, bị lấy một lượng lớn máu trong nhiều lần, và tính mạng đang gặp nguy hiểm.”

Sau đó, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ như Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, v.v, cùng đưa tin, trong thời gian ngắn, truyền thông nhà nước đưa tin dày đặc về “nô lệ máu”, “công cụ bán máu”, v.v.

Việc các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đưa tin dày đặc trên quy mô lớn về vụ án “nô lệ máu” hoàn toàn trái ngược với sự chú ý trước đó về vụ án “bà mẹ 8 con bị xích cổ” của Từ Châu.

Người phụ nữ này đã sinh ít nhất 8 người con, cổ bị khóa bởi xích sắt và bị nhốt trong căn nhà dột nát hơn mười mấy năm nay, nghi là nạn nhân của một vụ bắt cóc và cưỡng gian. Vụ việc này vẫn luôn là tâm điểm chú ý trên mạng xã hội, và mức độ phổ biến thậm chí còn vượt qua sự kiện Thế vận hội Mùa đông mà Bắc Kinh tổ chức lúc bấy giờ.

id13560533 2a373d7c14e491a8fb17048ec65829d8 450x300 1
“Bà mẹ 8 con” ở tỉnh Giang Tô bị xích trong căn nhà cũ nát gây chấn động cộng đồng quốc tế. (Ảnh cắt từ video).

Một số cư dân mạng đặt câu hỏi: “Cậu thanh niên ở tỉnh Giang Tô đã bị lừa đến Campuchia làm nô lệ máu, và nạn nhân có thể đường đường chính chính nhận các cuộc phỏng vấn khác nhau và lộ mặt. Trong khi người phụ nữ bị xích cổ ở Từ Châu phải chịu khổ hơn 20 năm qua, nhưng chỉ được CCTV quay vài giây ở xa và mờ không nhìn thấy. Kết quả ra sao đến nay vẫn chưa rõ. Cùng là người Trung Quốc, tại sao cách xử lý lại khác nhau như vậy?”

Có cư dân mạng cho biết: “Tại sao CCTV lại đưa tin về nạn nô lệ máu ở Campuchia mà không đưa tin rộng rãi về người phụ nữ bị xích? Bà tôi chơi Douyin (Tiktok) thường xuyên thấy thông tin về nô lệ máu, nhưng tôi hỏi bà về người phụ nữ bị xích thì bà không biết, và nói rằng bà không thấy thông tin liên quan.”

Còn có cư dân mạng nghi ngờ, truyền thông của ĐCSTQ đang chuyển hướng sự chú ý của dư luận.

id13609386 4ed75d1a452c41f81369b77151a0f8bd e1645994783805
(Ảnh chụp màn hình trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia)

p3099361a297606719
Bức tường tôn vây chặn thôn ở huyện Phong.

Trước khi các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ thổi phồng tin tức về vụ án “nô lệ máu” ở Campuchia, vụ án “bà mẹ 8 con bị xích cổ” ở Từ Châu đã nhận được sự chú ý rộng rãi. Theo dữ liệu của “Các chủ đề trên Weibo“, tính đến khuya ngày 17/2, theo giờ Bắc Kinh, số lượt xem “Thông báo chính thức về tình trạng của một phụ nữ sinh 8 con ở huyện  Phong, thành phố Từ Châu” lên đến 3,97 tỷ lượt, và số lượt thảo luận đạt 2,93 triệu. Vụ án “người phụ nữ bị xích” đã nhanh chóng trở thành một vụ bê bối nhân quyền của ĐCSTQ thu hút sự chú ý toàn cầu.

Đồng thời, chính quyền Từ Châu đã 4 lần ra thông báo về vụ việc này, nhưng trước sau đều mâu thuẫn không nhất quán và  đầy sơ hở.

Vào ngày 23/2, chính quyền tỉnh Giang Tô đã công bố thông báo thứ 5 về vụ việc. Thông báo lần này được ngoại giới coi là sự chứng thực cho thông báo trước đó. Theo đó, nhiều cư dân mạng một lần nữa phát hiện ra rằng có nhiều điểm nghi vấn trong các video liên quan được phát bởi các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ, tuy nhiên những ngôn luận, nhận xét liên quan đã bị chính quyền ngăn chặn.

Hiện các chủ đề liên quan của vụ án đã được cơ quan chức năng phong tỏa. Ngoài ra, ngôi làng có liên quan – làng Đổng Tập, huyện Phong, bị chính quyền Từ Châu kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, do vụ án “nô lệ máu”, mà trang 58.com đã bị vạ lây. Trang web này cho biết hôm 18/2 rằng đã biết rằng truyền thông báo cáo thông tin liên quan có đề cập đến 58.com. Hiện vẫn chưa xác định được liệu có phải nạn nhân đã xem thông tin tuyển dụng trên 58.com hay không, và 58.com cũng không tìm thấy thông tin tuyển dụng do công ty tương ứng đưa ra.

58.com là trang web thông tin cuộc sống lớn nhất ở Trung Quốc. Sau khi trang web công khai phủ nhận các cáo buộc chính thức, phương tiện truyền thông nhà nước của ĐCSTQ đã báo cáo rằng trang web là “nơi tập trung những kẻ lừa đảo”“thời gian dành cho 58.com không còn nhiều nữa”.

Trí Đạt (t/h)