Ngày 21/3, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố kế hoạch cải cách bộ máy, theo đó Bộ Tuyên truyền được mở rộng quyền lực khi được giao quản lý xuất bản thông tin và phim ảnh trên toàn quốc. Ông Vương Hỗ Ninh xuất thân “học giả” trở thành “Sa hoàng” mới của bộ máy tuyên truyền. Phạm vi quyền lực mới của Bộ Tuyên truyền Trung Quốc dưới thời ông Vương Hỗ Ninh sẽ như thế nào?

Vương Hộ Ninh
Ông Vương Hỗ Ninh (Ảnh: Getty Images)

Bộ Tuyên truyền Trung Quốc mở rộng quyền lực

Theo kế hoạch cải cách cơ quan quản lý nhà nước, ĐCSTQ đã giao trách nhiệm quản lý xuất bản thông tin của Tổng cục Phát thanh – Truyền hình – Điện ảnh Trung Quốc (SARFT) cho Bộ Tuyên truyền Trung ương. Bộ Tuyên truyền Trung ương sẽ có thêm bộ phận Cục Quản lý Xuất bản thông tin (Cục Bản quyền Quốc gia); Bộ Tuyên truyền Trung ương cũng sẽ quản lý về Điện ảnh; sẽ thành lập Tổng đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương. Các cơ quan như Đài Truyền hình Trung ương (CCTV, Đài Truyền hình Quốc tế Trung Quốc), Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương (CNR), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) về đối nội thì giữ nguyên tên cũ, nhưng về đối ngoại được gọi là “Tiếng nói của Trung Quốc”. Tổng đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương sẽ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chính phủ và do Bộ Tuyên truyền lãnh đạo.

Như vậy, trách nhiệm quản lý về tin tức, xuất bản, phim ảnh sẽ trực thuộc Bộ Tuyên truyền Trung ương; hai lĩnh vực phát thanh và truyền hình cấp trung ương sẽ được sáp nhập lại, và thuộc quản lý của Bộ Tuyên truyền Trung ương.

Trong cùng ngày 21/3, ĐCSTQ cũng thông báo thành lập Tổng cục Phát thanh và Truyền hình Quốc gia mới, người phụ trách là Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền Nhiếp Thần Tịch (Nie Chenxi).

Trong lần cải cách bộ máy này, có thể thấy quyền lực của Bộ Tuyên truyền Trung ương được mở rộng hơn, đã phát triển từ ban đầu chỉ làm nhiệm vụ chỉ đạo vĩ mô, cải cách thành quản lý trực tiếp lĩnh vực báo chí, xuất bản và phim ảnh. Ngay cả những sân chơi mạng internet hội tụ đông đảo giới trẻ Trung Quốc đại lục như Zhihu và Bilibili cũng phải thành lập chi bộ Đảng.

Ngày 21/3, trang DuoWei News tại Mỹ chỉ ra, ông Vương Hỗ Ninh lên nắm quyền bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ, đang xây dựng một bộ máy tuyên truyền khổng lồ cho ông Tập Cận Bình.

>>Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh kiểm soát truyền thông, kinh tế và ngoại giao

Bị mất mảng quyền lực quan trọng

Trong thời gian “lưỡng hội” Trung Quốc cách đây vài ngày, nhìn từ danh sách Đoàn Chủ tịch Quốc hội có thể thấy ông Trần Hy Khẩn (Chen Xijin) nằm trong danh sách Chủ tịch Thường trực Đoàn Chủ tịch với Ủy viên trưởng Nhân đại Lật Chiến Thư, vị trí này trong quá khứ là vị trí phụ trách nhân sự do Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn nắm giữ. Vì thế có nhận định cho rằng ông Vương Hỗ Ninh không có quyền lực về tổ chức nhân sự như ông Lưu Vân Sơn trước đây.

Đối với nhiệm vụ quyền hạn của Vương Hỗ Ninh, Minh Báo (Mingpao) tại Hồng Kông có bài viết cho rằng, nhìn bề ngoài thì thấy Vương Hỗ Ninh thay thế công việc cũ của Lưu Vân Sơn, nhưng dường như lĩnh vực phụ trách có khác nhau, có vẻ thấp hơn nhiều, đóng vai trò cụ thể thế nào vẫn còn chưa rõ ràng.

Nếu chiếu theo nhiệm vụ của ông Lưu Vân Sơn trước đây thì ông Vương Hỗ Ninh sẽ phụ trách việc tổ chức nhân sự, xây dựng Đảng, hệ tư tưởng, tuyên truyền và giáo dục. Hiện nay, ông Vương Hỗ Ninh chỉ phụ trách trên lĩnh vực tư tưởng và tuyên truyền và “công tác đoàn thể quần chúng”, đồng thời cũng phụ trách việc ngoại giao trong Đảng.

Ngoài ra, trước đây ông Lưu Vân Sơn còn kiêm nhiệm chức Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương, nhưng chức này hiện do Trưởng ban Tổ chức Trung ương là Trần Hi (Chen Xi) tiếp quản.

 

Điểm lại con đường quan lộ của Vương Hỗ Ninh

Con đường quan lộ của ông Vương Hỗ Ninh bắt đầu ở Thượng Hải, trước đó chỉ làm công tác giảng dạy tại Đại học Phúc Đán. Năm 1995, Vương được Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân trọng dụng, từ đó bước vào đấu trường chính trị. Chức vụ đầu tiên của Vương khi đến Bắc Kinh là Tổ trưởng Chính trị Phòng Nghiên cứu chính sách Trung ương, sau đó trong nhiều năm làm Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương.

Sau này đến thời ông Hồ Cẩm Đào, ông Vương Hỗ Ninh được đưa vào Ban Bí thư Trung ương và giúp việc suốt 10 năm cho ông Hồ Cẩm Đào. Sau Đại hội 18 đến thời Tập Cận Bình, Vương lại kề vai sát cánh cùng ông Tập Cận Bình. Đến Đại hội 19, Vương bất ngờ được vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, vì thế khi đó đã có nhiều nhận định chỉ ra rằng đây là tín hiệu ĐCSTQ sắp có điều chỉnh lớn đối với hệ thống tuyên truyền.

>>Quyền hạn đặc biệt của Vương Hỗ Ninh từ khi chưa vào Ban Thường vụ

Ông Vương Hỗ Ninh là bậc thầy về “sáng chế” lý luận, ban đầu đã đưa ra cái gọi là “Ba đại diện” cho ông Giang Trạch Dân, sau đó là “Quan điểm Phát triển khoa học” cho ông Hồ Cẩm Đào. Đến nay dưới thời Tập Cận Bình, “Trung Quốc mộng” cùng “Tư tưởng Tập Cận Bình” cũng được cho là sản phẩm của ông Vương Hỗ Ninh.

Ngày 11/2 năm nay, hai cơ quan ngôn luận hàng đầu của ĐCSTQ là Nhân dân Nhật báo và Đài Truyền hình Trung ương đã cùng hợp tác sản xuất phim tài liệu “Lãnh đạo nhân dân” kể về sự nghiệp chính trị của ông Tập Cận Bình, trong đó có hình ảnh ông Tập Cận Bình cầm cuốc làm ruộng và đi kiểm tra nhà vệ sinh trong vai trò là nhà lãnh đạo quốc gia.

Ông Trương Lập Phàm (Zhang Lifan), một nhà sử học Trung Quốc đại lục chia sẻ với truyền thông bên ngoài rằng, nội dung phim tài liệu này liên quan đến những nỗ lực của “túi khôn” Vương Hỗ Ninh.

Tuyết Mai

Xem thêm: