Cảnh do tâm tạo: Tâm thái quyết định nhân sinh
- An Hòa
- •
Phật gia giảng rằng: “Vật tùy tâm chuyển, cảnh từ tâm tạo, mọi phiền não đều là do tâm mà sinh ra”. Một triết gia từng nói: “Hoặc là bạn khống chế sinh mệnh, hoặc là sinh mệnh khống chế bạn. Tâm thái của bạn sẽ quyết định ai là người cưỡi và ai là vật để cưỡi”. Bạn không thể kéo dài được sinh mệnh, nhưng bạn có thể mở rộng được nó, bạn không thể thay đổi được thời tiết nhưng bạn có thể khống chế được tâm tình của mình, bạn không thể khống chế được hoàn cảnh nhưng bạn có thể điều chỉnh được tâm thái.
Nhà văn Charles Dickens cũng nói: “Một tâm thái khỏe mạnh còn có sức mạnh lớn hơn một trăm loại trí tuệ.” Còn Thomas Edison thì nói rằng: “Một người luôn hướng tới mục tiêu của mình mà tiến đến thì cả thế giới sẽ nhường đường cho họ.”
Những câu nói này tuy rằng ngắn gọn nhưng lại vô cùng sâu sắc, kinh điển. Một người có trạng thái tinh thần như thế nào thì cuộc sống thực tại của người đó sẽ như thế ấy.
Trong cuộc sống, tâm thái tốt không chỉ giúp chúng ta lạc quan, phóng khoáng mà còn giúp chúng ta chiến thắng và thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm, cực khổ. Tâm thái tốt cũng giúp chúng ta không bị vướng mắc vào danh lợi, sảng khoái sống cuộc sống không bị ràng buộc. Mấy ngàn năm văn minh của nhân loại đều nói cho chúng ta biết rằng tâm thái tích cực đem lại sự khỏe mạnh, hạnh phúc và tài phú.
1. Tâm thái quyết định nhân sinh
Một triết gia từng nói: “Tâm thái của bạn là chủ nhân thực sự của bạn!” Trong cuộc sống, chúng ta không thể khống chế được cảnh ngộ mà mình gặp phải, nhưng chúng ta có thể kiểm soát được tâm thái của mình. Chúng ta không thể thay đổi được người khác nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được bản thân mình. Thực ra, giữa người với người sự khác biệt to lớn thực sự là ở tâm thái. Một người thành công hay thất bại, rất nhiều khi là do tâm thái của bản thân họ quyết định.
2. Oán trách không bằng thay đổi tâm thái
Đời người có thuận cảnh cũng có nghịch cảnh, không ai sống trên đời đều chỉ gặp một trong hai. Người khi gặp thuận cảnh, ở đỉnh cao mà dương dương tự đắc, khi gặp nghịch cảnh thì gục đầu ủ rũ, đều là người nông cạn, thiếu hiểu biết. Đối mặt với lúc suy sụp, nghịch cảnh, nếu chỉ biết oán trách, tức giận thì người ấy vĩnh viễn là kẻ yếu kém, thất bại. Bởi vậy, một người khi ở vào nghịch cảnh cần phải thay đổi tâm thái, giữ tinh thần lạc quan, biến nghịch cảnh thành thuận cảnh.
3. Có tự tin mới có thể tiến bước
Từ xưa đến nay, rất nhiều người gặp thất bại không phải vì họ không có năng lực mà bởi vì họ khuyết thiếu tự tin. Tự tin là một loại sức mạnh, cũng là một loại động lực.
Một người ở vào lúc không tự tin sẽ rất khó để hoàn thành tốt công việc. Khi việc gì họ cũng không làm được tốt thì họ lại càng không tự tin. Đây là một loại tuần hoàn “ác tính”. Cho nên, một người phải luôn có tâm thái tự tin mới có thể giải quyết tốt được sự tình, biến phức tạp thành giản đơn.
4. Tâm động không bằng hành động
Mặc dù hành động không nhất định thành công nhưng không hành động thì sẽ không có thành công. Cuộc sống sẽ không bởi vì chúng ta muốn thứ gì mà trả công cho chúng ta, mà là vì chúng ta đã làm gì mà trả công cho chúng ta. Người ta nói, mục tiêu của một người là bắt đầu từ khát vọng, hạnh phúc của một người là từ tâm thái mà ra, còn thành công của một người là bắt đầu từ hành động.
5. Buông bỏ đúng lúc mới có được thu hoạch
Cổ nhân có câu: “Mệnh lý hữu chung tu hữu, mệnh lý vô mạc cưỡng cầu”, trong mệnh mà có thì cuối cùng cũng sẽ có, trong mệnh mà không có thì chớ cưỡng cầu. Một người không nên đi cưỡng cầu những thứ không thuộc về mình, cần phải học cách tùy thời mà buông bỏ.
Một người kiên trì mù quáng không bằng lý trí buông bỏ. Biết buông bỏ đúng lúc là một loại trí tuệ. Khi có thể buông bỏ tạp niệm, tâm người ta sẽ thanh tịnh hơn, nhìn kỹ được tiềm lực bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến bản thân mình, từ đó điều chỉnh được sự mệt mỏi về thể xác và tinh thần, trở thành một người khoái hoạt.
6. Khoan dung là một loại mỹ đức
Tục ngữ nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao, lùi một bước khiến tâm bình khí hòa”, đây là nói giữa người với người cần tấm lòng khoan dung. Khoan dung là một loại mỹ đức, cũng khiến một người đạt được sự tôn trọng từ người khác. Khoan dung còn là một phương thuốc hay, cứu vớt linh hồn một con người. Khoan dung tựa như ánh sáng, chiếu rọi lên tâm linh của mỗi người. Mở rộng lòng, khoan dung với người khác, không chỉ khiến nhân sinh của bản thân được cải biến mà còn khiến nhân sinh của người khác cũng được cải biến.
7. Học cách tẩy rửa và mở trói cho tâm linh
Tâm linh của con người kỳ thực vô cùng yếu ớt và hỗn tạp, cần phải thường xuyên khích lệ và tẩy tịnh. Một người thường thường khích lệ bản thân sẽ khiến tâm linh vô cùng thoải mái và khoái hoạt. Học được cách cởi trói tâm linh chính là cấp cho bản thân mình một bến cảng ấm áp.
Trong cuộc sống đời thường, người suốt ngày phiền não thực ra cũng không phải vì họ gặp nhiều cảnh bất hạnh mà căn nguyên là do thế giới nội tâm của họ. Bởi vậy, khi phiền não, chúng ta không nên trách trời oán đất, mà nên cởi trói cho tâm linh, thay đổi tâm thái, tránh phiền não gây ra tâm bênh.
8. Khoái hoạt thực ra rất đơn giản
Người ta nói, khoái hoạt là hoa tươi trong mùa xuân, là bóng râm trong mùa hè, là trái cây trong mùa thu và là trời đầy tuyết bay trong mùa đông. Kỳ thực, khoái hoạt không phải ở đâu quá xa, khó tìm kiếm mà chính là những điều ở ngay bên cạnh chúng ta. Một nụ cười, một cái nắm tay, một lời nói chân thành chính là một loại khoái hoạt. Người bảo trì được tâm thái thoải mái, vui vẻ cũng sẽ luôn gặp được vận may.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
- Tướng do tâm sinh: Tâm thái tốt đem lại cuộc đời thông thuận
- Tướng do tâm sinh: Lạc quan tích cực là tài phú vô hình
Mời xem video:
Từ khóa tướng do tâm sinh Đời người nhân sinh cảm ngộ tâm thái