Chuyên gia: 5 dấu hiệu cho thấy bản thân là người kém cỏi ở nơi làm việc
- Tuấn Thôn
- •
Thật khó để biết được thiếu sót của bản thân, cũng thật khó để biết được cảm nhận của những người xung quanh về mình. Đặc biệt là ở nơi làm việc, nơi mà các mối quan hệ là rất quan trọng.
Mọi người thường mắc phải một sai lầm là chỉ nhìn người khác mà không nhìn lại mình. Điều này khiến chúng ta trở thành một người kém cỏi trong mắt người khác.
Theo trang web ‘The Huffington Post’, bà Tessa West, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học New York, cho biết: “Nếu bạn là một ‘người kém cỏi’ ở nơi làm việc, bạn đừng mong đợi mọi người sẽ nói với bạn biết điều đó.”
Bà nói rằng thật khó để mọi người đối mặt với những người kém cỏi. Nhưng ở nhiều nơi, mọi người sẽ không đưa ra phản hồi tiêu cực về họ nếu họ không yêu cầu, vì đó là một hành vi không văn minh.
Vì vậy, nếu muốn biết người khác thực sự cảm thấy thế nào về mình, cần đối chiếu với 5 dấu hiệu sau:
1. Nếu bạn nghĩ các thành viên trong nhóm của mình đều kém cỏi, vậy có thể bạn mới là người kém cỏi
Bà Tessa West cho biết hành vi của một người kém cỏi có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm theo những cách tinh vi, và việc xác định nguồn gốc của hành vi đó sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Vì vậy nếu nhóm của bạn không hoạt động bình thường khi có mặt bạn, thì đó là một dấu hiệu.
“Dấu hiệu cho thấy bạn là một người kém cỏi thường không thể hiện ở cách mà người khác đối xử với bạn, mà là cách những người khác bắt đầu đối xử với nhau”, bà nói.
Hành vi xấu rất dễ lây lan, một người càng thấy sự thiếu tôn trọng và thù địch ở nơi làm việc, thì người đó càng có xu hướng thiếu tôn trọng và thù địch với người khác. Nếu đồng nghiệp của bạn thường xuyên cãi vã, rất có thể điều này xuất phát từ những hành động của bạn.
2. Nếu đồng nghiệp không phản đối bạn cũng không cung cấp thêm ý kiến gì, như vậy bạn có thể là một người kém cỏi
Bà Laura Gallaher, nhà tâm lý học tổ chức tại một công ty tư vấn, nói rằng: “Nếu các thành viên trong nhóm của bạn hiếm khi phản đối ý kiến của bạn, có lẽ bạn là một người kém cỏi, lý do có thể vì họ không thèm quan tâm bạn.”
Ví dụ, nếu bạn đưa ra một ý tưởng hoặc một vấn đề nào đó trong một cuộc họp, nhưng những người khác lại thường im lặng thì có lẽ bạn là một người kém cỏi. Đôi khi, khí thế của bạn có thể lấn át đồng nghiệp, khiến họ miễn cưỡng tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc đối đầu với bạn.
Ngoài ra, nếu bạn hỏi ý kiến đồng nghiệp mà không nhận được bất kỳ phản hồi nào, đó cũng có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang không được xem trọng.
Bà Gallaher giải thích rằng có một kiểu tâm lý xã hội là sẽ nói “không” với một số yêu cầu, họ chỉ đơn giản là không làm gì cả. Cách tiếp cận “không có câu trả lời” này giúp họ cảm thấy an toàn.
3. Nếu các thành viên trong nhóm của bạn lần lượt bỏ đi, có lẽ bạn là một người kém cỏi
Bà Elena Armijo, một giảng viên về các khóa học lãnh đạo và quản lý kinh doanh, cho biết một trong những dấu hiệu cho thấy bản thân là một người kém cỏi là khi các thành viên trong nhóm của bạn chọn làm việc ở các nhóm khác hoặc yêu cầu không làm việc với bạn. Họ thậm chí sẽ bỏ đi mà không cho bạn biết lý do tại sao.
Bà nói: “Hầu hết những người này sẽ không chú ý đến những gì đang diễn ra xung quanh, vì thật khó khăn để dừng lại và nhìn vào bản thân. Kiểu người này thà chọn tiếp tục làm một người kém cỏi chứ không dám đối mặt và để bản thân trưởng thành.”
4. Nếu bạn thường xuyên thất vọng về các thành viên trong nhóm của mình và phải chỉ ra những sai lầm cho họ, có lẽ bạn mới là người kém cỏi
Nếu bạn cảm thấy như đồng đội của mình liên tục gặp vấn đề chứ không phải bạn, bạn có thể xúc phạm người khác và vì vậy mà bạn lại đã trở thành người kém cỏi trong mắt người khác rồi đấy.
Bà Gallaher nói rằng nếu bạn thường kết thúc câu bằng hai từ “đồ ngốc” khi đang nói, thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ chế bảo vệ chống lại “lời chỉ trích” của bạn có thể đã được kích hoạt.
5. Nếu đã quen với việc chiếm công lao của người khác, có lẽ bạn là một người kém cỏi
Nếu bạn không công nhận và tán dương những đóng góp của người khác vào đúng thời điểm, bạn sẽ là một đồng nghiệp không được chào đón và thật khó khăn khi làm việc cùng họ. Mọi người đều muốn những nỗ lực của mình được đánh giá cao vì cảm giác thành tựu và cơ hội thăng tiến.
Perpetua Neo, một nhà tâm lý học và giảng viên các khóa học quản lý kinh doanh, nói rằng: “Nếu bạn ăn cắp ý tưởng của người khác và coi chúng là của mình, thì dù bạn có đóng gói hay sửa đổi lại chúng như thế nào đi nữa, bạn vẫn là một người kém cỏi.”
Tổng hợp tất cả những điều trên, nếu bạn thấy mình là một người kém cỏi ở nơi làm việc, bạn nên thay đổi hành vi đó để cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp và danh tiếng của chính mình.
“Thực hiện một vài thay đổi hàng ngày đối với thói quen của mình có thể dần dần đưa bạn ra khỏi cái bóng của những người kém cỏi ở nơi làm việc”, bà Tessa West nói.
Từ khóa công sở chỉ trích kém cỏi