Kỹ năng quan trọng nhưng thường bị bỏ qua: Nghe chủ động
- Minh Hùng
- •
Nghe chủ động là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp nhưng thường không được đánh giá đúng mực. Một nghiên cứu khoa học cho thấy: bởi mỗi phút chúng ta nghe được từ 500-1.000 từ nhưng chỉ nói được 125-175 từ, nên người nghe rất dễ cảm thấy tẻ nhạt, phân tâm và thiếu chú ý.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 70% – 80% số người tham gia vào các cuộc hội thoại dành phần lớn thời gian cho việc lắng nghe. Hầu hết mọi người đều cho rằng việc nói chuyện với người khác là điều dễ dàng, tuy nhiên, nhiều người phải chật vật để có thể lắng nghe một cách hiệu quả.
Nghe chủ động không phải là điều quá khó thực hiện, nhưng nhiều người không tạo được những thói quen cần thiết để thành công trong việc nghe một cách hiệu quả. Nghe chủ động không chỉ kết nối vào mạch câu chuyện và những gì người nói đề cập, mà còn giúp xây dựng sự tin tưởng, tăng cường mối quan hệ và tạo dựng tín nhiệm. Bằng cách trở thành một người lắng nghe tích cực, bạn sẽ khuyến khích đối phương diễn đạt những khái niệm, ý tưởng và ý kiến rõ của họ một cách rõ ràng và kỹ càng hơn.
Để hình thành thói quen lắng nghe chủ động, hãy liên tục thực hành 7 việc sau:
1. Duy trì tập trung lắng nghe
Thông thường, trong khi chờ đến lượt mình nói, người nghe thường sẽ vừa nghe vừa suy nghĩ và đôi khi sẽ bận rộn với những suy nghĩ của mình đến mức sao lãng, không nắm bắt được hết điều mà đối phương đang đề cập. Nếu dành thời gian để quan sát những người cùng tham cuộc trò chuyện, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng các cá nhân đang ‘cạnh tranh’ để được chú ý và tìm cơ hội để chuyển sự tập trung vào bản thân hơn là kết nối với những gì người khác nói.
Để duy trì sự tập trung vào người nói, hãy giữ kết nối một cách tự nhiên bằng ánh mắt và nét mặt. Không phán xét và phản ứng gì cho đến khi bạn đã nghe trọn vẹn cuộc đối thoại. Tránh gây phiền nhiễu và khó khăn cho khả năng tập trung của bạn. Loại bỏ bất kỳ tác động nào của công nghệ có khả năng làm gián đoạn, chẳng hạn như điện thoại và máy tính xách tay. Quan trọng hơn cả vẫn là cần sự kiên nhẫn.
Khi bạn trò chuyện với ai đó và tập trung nghe họ nói, chắc chắn đối phương sẽ cảm nhận thấy và sẽ khuyến khích họ chia sẻ nhiều hơn. Hãy để đối phương thấy được sự kiên nhẫn của bạn, và họ sẽ chủ động nói chi tiết hơn các khía cạnh trong thông điệp mà họ đang muốn truyền tải. Tăng cường tập trung vào từ ngữ và cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể của người nói, bạn sẽ hiểu tốt hơn thông điệp của họ và tạo cơ sở cho một cuộc đối thoại cởi mở.
2. Tập trung toàn bộ tâm trí
Nghe chủ động là mong muốn nghe và nắm giữ được những gì ai đó đang cố gắng chuyển tải. Một số nghiên cứu cho thấy người ta chỉ nhớ 25% – 50% những gì được nghe, có nghĩa là chúng ta chú ý đến ít hơn một nửa những gì được đề cập đến trong cuộc trò chuyện.
Để tăng khả năng nắm bắt các chi tiết được người nói nêu ra cuộc trò chuyện, hãy ở lại trong thời điểm này và kiềm chế việc xây dựng phản ứng trong đầu của bạn. Thay vì dùng kinh nghiệm của bản thân để đánh giá những gì người nói đang đề cập, hãy giữ tâm trí của bạn tập trung vào việc nghe. Dùng những lời như “nói tiếp đi” và “tôi hiểu” để khuyến khích người nói tiếp tục chia sẻ, bởi những cụm từ này sẽ giúp cuộc trò chuyện tiếp tục và tiết lộ nhiều chi tiết hơn so với những gì ban đầu người nói cân nhắc đưa ra. Điều này không chỉ chứng tỏ bạn tôn trọng người nói, mà nó còn cho phép bạn nghe được nhiều thông điệp hơn.
3. Giữ im lặng
Hãy kiên nhẫn chờ cho đến khi người nói hoàn thành việc chia sẻ suy nghĩ của họ thì mới cất lời. Bạn có thể có chút thời gian tạm dừng ngắn ngủi để xem xét toàn bộ ý điều mà đối phương đã nói trước khi đưa ra phản hồi của bạn. Trong khi giữ im lặng không nên để cuộc đối thoại bị ngắt quãng là một yếu tố quan trọng trong việc nghe chủ động, bạn không được tự do phản ứng. Các biểu hiện trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ có thể chuyển tải cảm xúc của bạn về chủ đề mà không cần nói đến một từ.
4. Nhắc lại hoặc bày tỏ suy nghĩ
Hãy để đối phương thấy bạn đang tập trung, tích cực lắng nghe bằng cách thỉnh thoảng hỏi lại hoặc lặp lại những gì họ nói hoặc diễn giải ý tưởng chung mà đối phương đang chia sẻ. Điều này sẽ chuyển tải rằng bạn đã kết nối được với thông điệp người nói và người nghe thấy tin tưởng bạn là một người biết lắng nghe. Lặp lại hoặc diễn giải rằng bạn đã hiểu ý người nói ra sao cũng cho phép người nói chuyện tiếp tục mở rộng theo những từ hoặc ý tưởng mà bạn gợi ý, tiết lộ nhiều chi tiết hơn về vấn đề đang trao đổi.
5. Hỏi những câu hỏi ngỏ
Đặt câu hỏi thường là cần thiết để hiểu thêm những gì người khác đang cố gắng nói. Hỏi các câu hỏi mở cho phép người nói chuyện tiết lộ thêm chi tiết về tình huống và để bạn hiểu thêm về chủ đề. Một câu trả lời CÓ hoặc KHÔNG sẽ không giúp làm câu chuyện sáng tỏ hơn.
6. Lắng nghe tìm mục đích thực sự của câu chuyện
Từ ngữ chỉ truyền đạt một phần những gì đang được đề cập trong khi biểu hiện trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu mới có thể giúp nó được lột tả một cách trọn vẹn. Cố ý lắng nghe cảm xúc đằng sau từ ngữ. Cố gắng để hiểu những gì người nói đang muốn nói, và có thể là những gì họ muốn nói. Hãy xem xét chia sẻ nhận thức của bạn về những cảm xúc của mình để đảm bảo bạn hiểu đầy đủ và chính xác ý định của người nói.
Trong nhiều cuộc hội thoại, có những lúc người nói sẽ nói về một chủ đề mà họ cho là nhạy cảm hoặc hào hứng. Việc bạn đề nghị họ giải thích chi tiết về cảm giác của họ trong một tình huống hoặc mở rộng thêm về một đánh giá, suy nghĩ nào đó sẽ giúp tiết lộ những cảm xúc thực sự của họ về chủ đề này. Nó không chỉ hữu ích trong việc cung cấp cho bạn bối cảnh, mà còn có thể cung cấp thêm những chi tiết để giúp rõ ràng hơn về câu chuyện mà có thể chính bản thân người nói đã bỏ sót.
7. Thể hiện sự đồng cảm
Nghe tích cực thể hiện sự quan tâm tới người khác, và thúc đẩy sự gắn kết và tin tưởng. Nó có thể làm giảm mức độ căng thẳng giữa các cá nhân nếu có khả năng xuất hiện xung đột. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tạp chí Quốc tế về việc lắng nghe đã kết luận rằng đối với các nhà lãnh đạo trong giới kinh doanh thì “việc nghe được xem là một kỹ năng giao tiếp quan trọng và cần thiết hàng đầu, thậm chí còn có giá trị cao hơn cả lời nói”.
Bám sát và hướng theo câu chuyện của người nói là một cách lắng nghe tích cực và thể hiện sự đồng cảm. Lồng ghép các phản hồi trong các đoạn đối thoại, chuyển và trao đổi với những người khác cùng tham trong cuộc trò chuyện sẽ chứng tỏ khả năng lắng nghe và sự đồng cảm của bạn.
Thực sự, khả năng nghe chủ động không phải dễ dàng mà có được, nó đòi hỏi tính kỷ luật, sức mạnh của sự tập trung và cam kết thực hiện trong mọi cuộc trò chuyện. Bằng cách nỗ lực để kết nối với những gì người khác nói, bạn sẽ xây dựng được sự tin tưởng, làm sâu sắc hơn các mối quan hệ và được người khác tín nhiệm.
Theo Entrepreneur
Minh Hùng
Xem thêm:
Từ khóa kỹ năng sống làng nghề kỹ năng mềm kiến thức hữu ích kỹ năng nghe