Trong các tác phẩm phim ảnh, bài hát nhạc pop và mạng xã hội thường mô tả tình yêu lãng mạn và sự hấp dẫn về thể xác là chìa khóa cho một cuộc sống hạnh phúc bền lâu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một yếu tố sâu xa hơn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ lâu dài. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đức tin và coi hôn nhân là thiêng liêng có liên quan đến hạnh phúc cao hơn, giao tiếp tốt hơn và sự hài lòng trong mối quan hệ tăng lên.

New Project 21
Gần một nửa số người lớn ở Mỹ cho rằng hẹn hò khó hơn trước đây. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Hẹn hò có khó khăn hơn trước đây không? 

Các mối quan hệ hiện đại có thể có nhiều hình thức. Các chuẩn mực xã hội xung quanh việc hẹn hò, sự thân mật và cam kết đã thay đổi theo thời gian —với gần 1/3 các cuộc hôn nhân ở Hoa Kỳ hiện nay kết thúc bằng ly hôn.

Một số người ăn mừng xu hướng này, họ thường hướng đến các mối quan hệ không theo truyền thống và không có ý định lâu dài, chấp nhận sự linh hoạt mà chúng mang lại. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng đối với nhiều người, những trải nghiệm này có thể phức tạp về mặt cảm xúc, đôi khi dẫn đến đau khổ hoặc kỳ vọng không được đáp ứng.

Gần một nửa số người lớn ở Mỹ cho rằng hẹn hò khó hơn trước đây, theo báo cáo năm 2020 của Trung tâm nghiên cứu Pew. Sự gia tăng của “situationship”—mối quan hệ tồn tại trong vùng xám giữa tình cờ và cam kết—phản ánh sự phức tạp này. Thực tế, Báo cáo Tinder năm 2022 cho thấy có sự tăng trưởng 49% trong việc các thành viên thêm thuật ngữ này vào tiểu sử của họ, chỉ ra sự ưa thích đối với sự mơ hồ.

Những cuộc gặp gỡ thân mật không ràng buộc phần lớn đã thay thế việc tán tỉnh truyền thống, sự gia tăng của chúng được bình thường hóa do ảnh hưởng của văn hóa đại chúng và việc tiêu thụ nội dung khiêu dâm gia tăng.

Một cuộc khảo sát được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Tổng quát cho thấy 60 đến 80% sinh viên đại học Bắc Mỹ đã từng có quan hệ tình cảm thông thường, trong khi 70% những người có quan hệ tình cảm từ 12 đến 21 tuổi cho biết họ đã quan hệ tình cảm mà không có cam kết.

Tuy nhiên, ẩn chứa bên dưới những xu hướng này là một dòng chảy ngầm của nỗi khao khát. Cùng một cuộc khảo sát cho thấy 65% phụ nữ và 45% đàn ông thầm hy vọng những cuộc gặp gỡ tình cờ của họ sẽ phát triển thành một cái gì đó sâu sắc và lâu dài hơn.

Đây là lúc tâm linh xuất hiện, mang đến một điều gì đó trái ngược với văn hóa thông thường: một nền tảng ổn định cho ý nghĩa, niềm tin và sự thỏa mãn lâu dài.

Đầu tiên hãy nuôi dưỡng đức tin

Tình yêu tâm linh (đức tin)—một dạng tình yêu siêu việt, vô điều kiện và vị tha được cho là xuất phát từ Thần truyền đến nhân loại và ngược lại—từ lâu đã tồn tại trong ý thức của con người.

Nó được đặc trưng bởi những phẩm chất như lòng trắc ẩn vô hạn, sự hòa hợp và cam kết không lay chuyển đối với hạnh phúc của người khác, và nó không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Theo báo cáo năm 2025 của Trung tâm nghiên cứu Pew 40 phần trăm người Mỹ cảm thấy một cảm giác bình yên sâu sắc về mặt tinh thần ít nhất một lần một tuần.

David Dollahite, giáo sư về đời sống gia đình tại Đại học Brigham Young (BYU), chia sẻ với The Epoch Times rằng nghiên cứu của ông báo cáo rằng những người tin tưởng, yêu thương, giao tiếp và phục vụ Chúa thường có “một loạt các trải nghiệm tâm linh chữa lành, từ những khoảnh khắc nhỏ đến những khoảnh khắc đáng chú ý”, trong đó họ cảm nhận được tình yêu, ân sủng, sự tha thứ và sự hướng dẫn của Chúa.

Ông đã chia sẻ câu chuyện chuyển đổi của một người đàn ông có hành vi gây hại cho gia đình mình. Một đêm nọ, khi đang sử dụng ma túy và rượu, anh ấy đã nghe thấy một giọng nói thúc giục ông rời khỏi tình huống đó 3 lần. Khi ông ta quyết định thừa nhận đó là sự hướng dẫn của Chúa và hành động theo Chúa, mọi thứ đã đi vào nề nếp và cuộc hôn nhân của anh ấy bắt đầu được chữa lành.

Ông Dollahite khuyến khích những người trẻ tuổi phát triển đức tin trước khi tìm kiếm bạn đời. Bằng cách vun đắp đức tin với Chúa trước tiên—mối quan hệ mà bạn cảm thấy tập trung, bình an, được yêu thương và có lòng tự trọng tích cực.

r shutterstock 2171284085
Tình yêu tâm linh—một dạng tình yêu siêu việt, vô điều kiện và vị tha được cho là xuất phát từ Thần truyền đến nhân loại và ngược lại. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Một cuộc hôn nhân thiêng liêng là một cuộc hôn nhân lành mạnh

Nghiên cứu của giáo sư Dollahite đã phát hiện ra rằng khi các cặp đôi và gia đình chia sẻ ý nghĩa thiêng liêng và tin rằng cuộc sống của họ có ý nghĩa hơn là chỉ sống trong thế giới vật chất, khi đó tình yêu và sự tận tụy của họ sẽ sâu sắc hơn theo thời gian.

Bà Krystal Hernandez-Kane, một nhà tâm lý học thuộc Đại học Bowling Green State, là chuyên gia về mối quan hệ giữa đức tin và sự gắn bó trong hôn nhân.

Bà Hernandez-Kane trả lời phỏng vấn với tờ The Epoch Times rằng: “Sự Thần thánh hóa được định nghĩa là nhận thức rằng một khía cạnh nào đó của cuộc sống có tính chất và ý nghĩa thiêng liêng”.

Bà cho biết, nếu một cặp đôi muốn đưa yếu tố đức tin vào cuộc hôn nhân của mình, họ có thể cân nhắc một loạt các hoạt động, bao gồm nghiên cứu kinh sách, cầu nguyện hoặc cùng nhau tham dự các buổi lễ tôn giáo.

Bà Hernandez-Kane cho biết: “Khi một người coi trọng một mối quan hệ, họ thường có xu hướng muốn bảo vệ và gìn giữ mối quan hệ đó, đầu tư vào mối quan hệ đó và dành nhiều thời gian và năng lượng hơn để nuôi dưỡng mối quan hệ đó”.

Bà cho biết sự thánh thiện này dẫn đến sự giao tiếp tốt hơn, sự hài lòng trong mối quan hệ, sự tha thứ, khả năng giải quyết vấn đề khi đối mặt với xung đột và có sự cam kết chung.

Bằng chứng cho thấy điều này. Khi Hernandez-Kane nghiên cứu những cặp đôi mới cưới, bà phát hiện ra rằng những mối quan hệ được Thần thánh hóa ngay từ đầu cuộc hôn nhân sẽ dự đoán được sự hài lòng và thân mật trong hôn nhân cao hơn sau 1 năm.

Những lợi ích không chỉ dừng lại ở sức khỏe tâm lý, các nghiên cứu khác cho thấy hôn nhân hạnh phúc có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong tăng tuổi thọ .

Sự gần gũi thiêng liêng

Dự án Gia đình Đức tin Hoa Kỳ, một dự án nghiên cứu quốc gia do ông Dollahite đồng chỉ đạo, đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu hơn 300 cặp vợ chồng từ 33 tiểu bang và phát hiện ra rằng khoảng 20% những người được phỏng vấn đã từng kết hôn trước đó.

Nhiều người chia sẻ rằng cuộc hôn nhân đầu tiên của họ thiếu nền tảng tôn giáo, tập trung nhiều hơn vào sự hấp dẫn về thể xác và sự lãng mạn, nhưng cuối cùng lại phai nhạt, dẫn đến những xung đột và đau buồn chưa được giải quyết.

Trước khi kết hôn lần thứ hai, họ đã chọn đào sâu đức tin của mình trước khi kết hôn với một người có cùng cam kết phát triển đức tin. Những cặp đôi đó đã nhận xét về sự khác biệt khi có yếu tố tâm linh trong cuộc hôn nhân thứ hai của họ.

Những hiểu biết sâu sắc của ông Dollahite và bà Hernandez-Kane được phản ánh trong sự chuyển đổi tâm linh và cuộc hôn nhân thứ hai của Luís Novaes. Xuất thân từ Brazil, anh Novaes 43 tuổi, hiện đang làm việc trong lĩnh vực quản lý kinh doanh và tài chính tại New York, đã nói với The Epoch Times rằng từ năm 18 đến 22 tuổi, anh đã bị dục vọng chi phối, khiến anh rơi vào trầm cảm nặng.

“Tôi đã nhiều lần kêu cầu Chúa… Tôi tuyệt vọng tìm kiếm một lối thoát,” Novaes nói.

Sau nhiều đau đớn và khổ sở, anh đã bắt đầu thực hành tâm linh vào năm 2006. Chia sẻ về cuộc hôn nhân đầu tiên của mình, kết thúc bằng ly hôn, Novaes cho biết, “Mối quan hệ đó dựa trên ham muốn”, bất chấp những nỗ lực nâng nó lên mức độ thánh thiện.

Novaes nghĩ rằng nếu anh kết hôn lần nữa, anh sẽ muốn vợ mình chia sẻ niềm tin và thực hành tâm linh của anh. Anh nói rằng người vợ thứ hai của anh là một phước lành vì ngay từ đầu, cuộc hôn nhân của họ đã dựa trên sự phát triển tâm linh chung.

Novaes cho biết sự chuyển đổi đến từ sự tinh tế đức tin sâu sắc: “Đó là lý do tại sao đức tin vào Đấng thiêng liêng – dù là tin vào Chúa, Đức Phật hay các đấng tối cao – lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình vượt qua những ham muốn”. Anh Ông gợi ý rằng mọi người nên thường xuyên cầu nguyện, tự phản ánh và tham gia vào hoạt động tâm linh.

Phát triển qua nghịch cảnh và mục đích chung

Giáo sư Dollahite lưu ý rằng các cặp đôi tôn giáo có thêm nhiều nguồn lực, sự thánh thiện chung và ý nghĩa có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể khi thời cuộc trở nên khó khăn.

Một nghiên cứu năm 2023 được công bố trên Tạp chí Marriage & Family Review cho thấy những gia đình tăng cường hoặc duy trì các hoạt động tâm linh trong đại dịch COVID-19 cho biết, mức độ gắn kết gia đình cao hơn và coi đại dịch có tác động tích cực lâu dài đến các mối quan hệ của họ.

Những phát hiện này cho thấy các nhà trị liệu và cố vấn có thể kết hợp các hoạt động tâm linh vào hướng dẫn mối quan hệ, đặc biệt là đối với các cặp đôi mong muốn có sự gần gũi về mặt tình cảm sâu sắc hơn.

Ngoài ra, nghiên cứu này phù hợp với khái niệm rộng hơn về sự phát triển sau chấn thương, minh họa cách nghịch cảnh, khi được kết hợp với sự tham gia về mặt tâm linh, có thể tạo ra những chuyển đổi tích cực trong các mối quan hệ.

Nhìn từ góc độ tâm linh, nghịch cảnh trở thành tài sản – một cơ hội đầy tiềm năng để các mối quan hệ được phát triển.

Cùng nhau hướng thượng

Ông Dollahite mô tả hình ảnh một hình tam giác trong đó chồng và vợ có mối quan hệ theo chiều ngang với nhau trong khi cũng có mối quan hệ theo chiều dọc với Chúa.

Novaes cũng nhấn mạnh rằng tình yêu đích thực được xây dựng trên sự tận tụy, tin tưởng, coi trọng các đức tính và sự hiểu biết, dẫn đến sự hỗ trợ và phát triển vô điều kiện. “Tôi [từng] nghĩ rằng tình yêu dựa trên đam mê, sự tận hưởng và sự thỏa mãn mong muốn, nhưng đó chính xác là điều đã phá hủy các mối quan hệ trước đây của tôi và những người xung quanh tôi”, anh nói.

“[Hôn nhân] có thể khó khăn… Nhưng khi bạn lùi lại một bước và nhìn lại những gì cả hai đã đạt được cùng nhau, nó sẽ trở thành điều gì đó thực sự kỳ diệu”.

Lý Ngọc biên dịch
Theo The Epoch Times

Xem thêm: