Đại học Nhân văn Nhà nước Nga (RGGU) đã kêu gọi hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT sau khi một sinh viên trình bày thành công luận văn tốt nghiệp do chương trình này viết, RT đưa tin hôm 1/2.

(Twitter: Sinh viên khoe đã tốt nghiệp đại học và chia sẻ cách dùng ChatGPT như thế nào để viết luận văn.)

Vấn đề bùng phát sau khi một sinh viên tốt nghiệp của trường đại học nói trên đã đăng lên Twitter hôm 31/1, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng ChatGPT để viết luận văn tốt nghiệp về quản lý. Trong một chuỗi nhiều tweet, sinh viên này thậm chí còn chia sẻ làm thế nào để vượt qua các giới hạn của ChatGPT như giới hạn độ dài của văn bản, đồng thời chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về cách sử dụng chương trình sao cho có được một văn bản mạch lạc.

Luận án đã được trình bày thành công tại trường đại học. Sinh viên này thừa nhận rằng anh ta chỉ đạt điểm tối thiểu, đủ để tốt nghiệp. Nhưng cậu không nói đó là do lỗi của ChatGPT, mà là do các yếu tố khác, cụ thể là cười nhạo những bài thuyết trình có chủ đích cẩu thả của các sinh viên tốt nghiệp khác. Sinh viên khoe rằng chỉ mất khoảng 23 giờ để ‘viết’ luận văn của mình, so với vài tuần mà các đồng học phải dành ra để làm công việc tương tự.

Ngay lập tức, có các phản ứng đủ kiểu từ cộng đồng mạng.

Một số ca ngợi sự khéo léo của sinh viên. Những người khác hô to gian lận. Một số người đã rất tức giận đến mức viết đơn khiếu nại tới RGGU và Bộ Giáo dục Nga, kêu gọi các quan chức điều tra và hủy bỏ hoàn toàn luận án.

Trường đại học đã nhanh chóng lên án sinh viên này, kêu gọi chính quyền hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT đối với các cơ sở giáo dục, nhưng hiện vẫn chưa rõ các cơ quan chức năng làm thế nào để đạt được điều đó. Vì các nhà phát triển của ChatGPT vốn đã không cho phép người dùng ở Nga sử dụng. Người ở Nga hoặc ở Việt Nam hiện nay phải thông qua phương thức nào đó như VPN, SIM điện thoại số nước ngoài, v.v. thì mới có thể đăng ký và trực tiếp sử dụng chương trình này, hiện đang trong giai đoạn “thử nghiệm” miễn phí: https://chat.openai.com.

“Nếu nhiều thập kỷ trước, vấn đề nổi cộm ở [cuộc thi tại] các trường đại học là đạo văn và sao chép vô đạo đức, và vấn đề này đã được giải quyết thành công rồi; thì giờ đây cộng đồng giáo dục đang phải đối mặt với một thách thức mới liên quan đến việc sử dụng mạng thần kinh (neural network) và trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) trong các hoạt động khoa học và giáo dục. Nga và các chuyên gia nước ngoài đã bày tỏ lo ngại về vấn đề này, và việc tìm ra giải pháp thích đáng là nhiệm vụ hàng đầu của cộng đồng khoa học,” trường đại học nói với truyền thông Nga trong một tuyên bố.

Trong các bình luận riêng, RGGU tuyên bố sẽ thực hiện “phân tích” bổ sung về luận án, cả trong nội bộ và với sự tham gia của cộng đồng khoa học. Đồng thời, phó chủ nhiệm Ủy ban Duma Quốc gia về Khoa học và Giáo dục Đại học, Aleksandr Mazhuga, kêu gọi trường đại học không hủy bỏ luận án. Lý do rằng ChatGPT chỉ đóng vai công cụ trợ giúp, còn bản thân sinh viên đã bảo vệ thành công luận án bằng nỗ lực và tri thức của chính mình.

“Ý kiến ​​của tôi là kết quả không thể bị hủy bỏ. Nhưng đây là một tín hiệu rất quan trọng đối với cộng đồng giáo dục của chúng tôi rằng chúng tôi cần tham gia cẩn thận vào quá trình viết luận văn của học sinh,” Mazhuga nói với Gazeta.ru.

ChatGPT của OpenAI tuy mới ra mắt vào 30/11/2022 nhưng ngay lập tức đã gây bão mạng với trên 1 triệu người đăng ký sử dụng chỉ chưa đầy 1 tuần. Tuy nhiên, là một sản phẩm “thử nghiệm” miễn phí, nhà sáng lập vẫn khuyên rằng câu trả lời của nó có thể không đúng hoặc thiên lệch.

Hiện nay OpenAI đang rục rịch đưa ra sản phẩm chính thức ‘ChatGPT Plus’ với chi phí sử dụng là 20 đô la một tháng.

Về quan điểm chính trị, ChatGPT vẫn mang rất nhiều tai tiếng là tả khuynh khá nặng, mặc dù đã có một chút tiến bộ trong thời gian qua. Ví dụ, một người dùng ChatGPT đã phản ánh rằng anh thử yêu cầu ChatGPT viết 1 bài văn vần (thơ) về những điểm tốt của Cựu Tổng thống Donald Trump, và viết 1 bài văn vần (thơ) về những điểm tốt của Tổng thống Joe Biden.

(Tweet: ChatGPT từ chối viết bài khen ông Trump với lý do không muốn đưa “thông tin thiên lệch”, nhưng sẵn sàng viết bài khen không dứt miệng ông Biden. Tweet đăng ngày 1/2.)

Kết quả sao? ChatGPT từ chối viết tốt viết tốt về ông Trump, trích đoạn “Tôi không được lập trình để tạo ra những thông tin phe cánh đảng phái, thiên lệch, hoặc mang tính chính trị.”

Và đây là trích đoạn ChatGPT ca ngợi hết lời về ông Biden, “Joe Biden, nhà lãnh đạo với trái tim chân thật… Ông nói bằng lời của trí huệ, từ cuộc đời tốt đẹp; với trung thực và chân thành, đúng đắn…”

Hoặc một ví dụ khác, ChatGPT cho rằng trẻ nhỏ được phép chuyển đổi giới tính. Thật là cực tả kinh khủng!

(Tweet: ChatGPT thẳng thừng khẳng định trẻ nhỏ có thể chuyển đổi giới tính. Tweet đăng ngày 31/1.)

Ngay cả Elon Musk, đồng sáng lập công ty OpenAI, đã tweet bình luận rằng đó là tuyên bố không phù hợp với khoa học: “[ChatGPT] thể hiện quan điểm này mà không có một chút nghi ngờ nào, điều này trái ngược với phương pháp khoa học.”

Về vấn đề phát hiện học sinh dùng ChatGPT để ‘làm hộ’ bài tập, hiện đã xuất hiện những chương trình dùng để phát hiện rằng đâu là bài do AI làm ra. Chính bản thân OpenAI cũng công bố một công cụ như vậy. Tuy nhiên, qua thực tế sử dụng thì các công cụ này vẫn chưa được mỹ mãn lắm, tức là vẫn có phát hiện nhầm, hoặc không khẳng định chắc được một văn bản cụ thể là do người hay do máy tính chế tác ra.

Tuy nhiên, nếu sinh viên hay học sinh lấy bài của ChatGPT về rồi chỉnh trang lại, thì không sao phát hiện ra được đó là bài viết do ChatGPT trợ giúp.

Google tuyên bố họ bắt đầu thử nghiệm kết hợp trí tuệ nhân tạo trong sản phẩm của mình, không lâu sau khi Microsoft tuyên bố đầu tư 10 tỷ đô la để hợp tác với OpenAI sao cho sản phẩm Bing của Microsoft cũng trở nên thông minh.

Thiên Đức