Thẩm phán Mỹ ra phán quyết Google độc quyền thị trường công cụ tìm kiếm trực tuyến
- Bình Minh
- •
Hôm thứ Hai (5/8), một thẩm phán liên bang Mỹ đã ra phán quyết rằng Google của Alphabet độc quyền thị trường công cụ tìm kiếm trực tuyến thông qua hành vi bất hợp pháp. Đây là lần đầu tiên các cơ quan chống độc quyền của Mỹ thắng kiện.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc Google đã thỏa thuận với các công ty Apple và Samsung, cài đặt công cụ tìm kiếm của Google làm tùy chọn mặc định trong trình duyệt web và điện thoại di động, giúp ‘gã khồng lồ’ công nghệ này duy trì sự độc quyền của mình trong thị trường đó một cách phi pháp.
Google kiểm soát khoảng 90% thị trường tìm kiếm trực tuyến toàn cầu và 95% thị trường điện thoại thông minh.
Trong quyết định dài 276 trang, Thẩm phán liên bang Mỹ ở cấp quận hạt tại thủ đô Washington, viết rằng ông Amit Mehta, viết trong phán quyết: “Tòa đi đến kết luận sau: Google là một hãng độc quyền và họ đã hành động như một hãng độc quyền để duy trì sự độc quyền của họ”.
Theo phán quyết, chỉ riêng trong năm 2021, Google đã chi trả 26,3 tỷ USD cho các công ty liên quan, để đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm của họ trở thành công cụ tìm kiếm mặc định cho trình duyệt web và điện thoại thông minh, đồng thời duy trì thị phần thống lĩnh.
Ông Mehta đồng ý với lập luận trọng tâm của các công tố viên rằng Google hạn chế cạnh tranh bằng cách trả số tiền lớn để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định. Động thái này cũng cho phép Google duy trì sự thống trị trong các quảng cáo văn bản được tài trợ đi kèm với kết quả tìm kiếm.
Theo báo cáo trong phiên tòa, công cụ tìm kiếm này mang lại hơn 160 tỷ USD doanh thu quảng cáo cho Google, chiếm phần lớn doanh thu hàng năm của công ty mẹ Google là Alphabet.
Cổ phiếu của Alphabet đã giảm 4,5% hôm 5/8 trong bối cảnh cổ phiếu các hãng công nghệ mất giá trị trên diện rộng do thị trường chứng khoán nói chung bị ảnh hưởng bởi mối lo ngại về suy thoái kinh tế. Quảng cáo trên Google chiếm 77% tổng doanh thu của Alphabet vào năm 2023.
Alphabet nói họ có kế hoạch kháng cáo phán quyết của ông Mehta. Google nói trong một tuyên bố: “Quyết định này công nhận rằng Google cung cấp công cụ tìm kiếm tốt nhất, nhưng lại kết luận rằng chúng tôi không được phép cung cấp công cụ này một cách dễ dàng.”
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland gọi phán quyết này là “một chiến thắng lịch sử đối với người dân Mỹ”, đồng thời nói thêm rằng “không có công ty nào – dù lớn hay có ảnh hưởng đến đâu – được đứng trên luật pháp”.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói “phán quyết ủng hộ cạnh tranh là một chiến thắng cho người dân Mỹ”, đồng thời nói thêm rằng “Người Mỹ xứng đáng có một mạng internet miễn phí, công bằng và rộng mở cho cạnh tranh”.
Phán quyết của thẩm phán về nguồn doanh thu chính của Alphabet mở đường cho phiên tòa thứ 2, nhằm xác định các giải pháp tiềm năng, như lời kêu gọi ngừng trả cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng tỷ đô la mỗi năm để đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại mới.
Thẩm phán viết, ngay cả với một công ty mới gia nhập, xét từ góc độ chất lượng, cũng có thể đấu thầu khi thỏa thuận
Ông lưu ý, google chắc chắn sẽ nhận ra rằng việc mất công cụ tìm kiếm mặc định sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của hãng. Ví dụ, Google dự đoán rằng việc mất vị thế là công cụ tìm kiếm mặc định trong Safari sẽ dẫn đến khối lượng truy vấn giảm đáng kể, và doanh thu hao hụt hàng tỷ đô la Mỹ.
Google là công cụ tìm kiếm mặc định cho Safari trên các thiết bị Apple kể từ năm 2002. Khi người dùng Apple mua một thiết bị mới, tất cả các tìm kiếm được thực hiện thông qua Safari sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm Google, mà không có bất kỳ thay đổi nào.
Theo các kênh truyền thông trước đây đưa tin, có một thỏa thuận bí mật giữa Google và Apple. Được biết, lần đầu tiên Apple đồng ý sử dụng Google miễn phí trong trình duyệt Safari là vào năm 2002. Nhưng sau đó 2 công ty này đã quyết định chia sẻ doanh thu quảng cáo trong mục tìm kiếm.
Phán quyết hôm thứ Hai (5/8) là phán quyết quan trọng đầu tiên trong một loạt vụ kiện nhắm vào các công ty Big Tech về cáo buộc độc quyền.
Trong 4 năm qua, các cơ quan quản lý chống độc quyền liên bang Mỹ còn kiện Meta Platforms, Amazon và Apple, cáo buộc các công ty này duy trì độc quyền một cách bất hợp pháp. Một vụ kiện khác chống lại công nghệ quảng cáo của Google dự kiến sẽ được đưa ra xét xử vào tháng 9.
Ở Hoa Kỳ, việc các công ty trở nên hùng mạnh không phải là bất hợp pháp. Họ có thể đạt được trạng thái độc quyền bằng cách tối ưu hóa sản phẩm và tăng cường quản lý.
Tuy nhiên, nếu một công ty sử dụng các biện pháp săn mồi, nhằm đạt được lợi thế bằng cách lấn át, làm suy yếu và gây tổn hại đến quyền và lợi ích của đối thủ, thì công ty đó có thể sẽ vi phạm “Luật Chống độc quyền”. Một khi bị kết tội, họ có thể phải đối mặt với án phạt, thậm chí bị buộc phải cơ cấu lại hoặc giải thể.