AP: Nợ Trung Quốc đẩy nhiều nước nghèo đến bờ vực sụp đổ
- Lý Ngôn
- •
Hôm 18/5 hãng AP đưa tin, hơn 10 quốc gia nghèo đang phải đối mặt với sự bất ổn kinh tế, hoặc thậm chí sụp đổ khi phải vật lộn để trả hàng trăm tỷ đô la cho các khoản vay nước ngoài, phần lớn là từ bên cho vay chính phủ lớn nhất và vô tình nhất thế giới: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Dưới đây là nội dung chính của báo cáo phân tích này, với 4 điểm nổi bật:
1. Nước nghèo nợ quá nhiều
Phân tích của AP về khoảng hơn chục quốc gia nợ Trung Quốc nhiều nhất – bao gồm Pakistan, Kenya, Zambia và Lào – cho thấy khoản nợ của Trung Quốc đang làm cạn kiệt nguồn thu thuế ngày càng tăng, trong khi đó các khoản thuế này để duy trì mở cửa trường học, cung cấp điện và chi trả các khoản cần thiết cho thực phẩm và nhiên liệu.
Hơn nữa, nợ Trung Quốc đang làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối mà các nền kinh tế này dựa vào, để trả lãi cho các khoản vay và tránh sụp đổ. Bên cạnh đó, quỹ của một số quốc gia chỉ có thể duy trì được trong vài tháng, ví dụ Mông Cổ còn 8 tháng, Pakistan và Ethiopia chỉ còn khoảng 2 tháng.
Các nước nghèo đã từng bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu ngoại hối, lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và nạn đói phổ biến, nhưng hiếm khi gặp phải tình trạng như năm ngoái. Zambia và Sri Lanka đã vỡ nợ và thậm chí không thể trả lãi cho các khoản vay tài trợ cho các cảng, mỏ và nhà máy điện.
Đằng sau hậu trường, là sự miễn cưỡng của Trung Quốc trong việc xóa nợ, hơn nữa còn giữ bí mật tuyệt đối về số tiền và điều khoản mà họ thực sự cho vay. Điều này đã ngăn cản những người cho vay lớn khác can thiệp để giúp đỡ. Trên hết, các nhà điều tra đã phát hiện rằng bên vay tiền được yêu cầu gửi tiền mặt vào các tài khoản ký quỹ ẩn, đẩy Trung Quốc lên hàng ưu tiên trả nợ trước so với những chủ nợ khác.
Các chuyên gia dự đoán rằng trừ khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng lập trường đối với các khoản vay dành cho các nước nghèo, nếu không sẽ có thêm nhiều vụ vỡ nợ và biến động chính trị.
Nhà kinh tế Ken Rogoff của Đại học Harvard nói rằng: “Ở nhiều nơi trên thế giới, đồng hồ điểm nửa đêm [đồng hồ ngày tận thế] đã vang lên.”
2. Nghèo đói và phản loạn
Đối với nhiều quốc gia mắc nợ cao, tương lai có thể giống như Sri Lanka.
Năm ngoái, người dân bạo loạn tràn ngập đường phố ở thủ đô Sri Lanka, xông vào dinh tổng thống và buộc các nhà lãnh đạo từng đạt được thỏa thuận nặng nề với Trung Quốc phải rời khỏi đất nước. Nửa triệu việc làm trong ngành công nghiệp đã biến mất, lạm phát đang ở mức 50%, hơn một nửa dân số ở nhiều vùng của quốc gia này trở nên nghèo khó.
Nợ Trung Quốc dẫn đến sự phẫn nộ cùng cảm giác thất bại cũng có thể thấy rõ ở các quốc gia khác.
Tại Pakistan, hàng triệu công nhân dệt may đã bị sa thải, bởi vì nợ nước ngoài quá nhiều, nên không thể duy trì việc cung cấp điện và vận hành máy móc.
Mohammad Tahir đã bị sa thải khỏi công việc của mình tại một nhà máy dệt may ở thành phố Multan của Pakistan 6 tháng trước. Anh nói mình từng nghĩ đến việc tự tử vì không thể chịu được cảnh cả gia đình 4 người hết đêm này đến đêm khác đi ngủ mà không ăn tối.
“Tôi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng nghèo đói tồi tệ nhất từ trước đến nay,” Tahir nói. Gần đây, anh được thông báo rằng dự trữ ngoại hối của Pakistan đã cạn kiệt và hiện nhà máy mà anh làm việc không thể nhập nguyên liệu thô. “Tôi không biết khi nào chúng tôi mới có thể quay lại làm việc.”
Tại Kenya, chính phủ đã giữ lương của hàng ngàn công chức để tiết kiệm tiền mặt trả các khoản vay nước ngoài. Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Kenya đã tweet vào tháng trước: “Tiền lương hay vỡ nợ? Tùy bạn lựa chọn.”
3. Các khoản cho vay của ĐCSTQ không minh bạch
Phần lớn khoản vay của ĐCSTQ dành cho các nước nghèo gần đây mới được phơi bày thông qua công việc của các nhà nghiên cứu. Nổi bật nhất là Brad Parks, giám đốc điều hành của AidData tại Đại học William và Mary (College of William & Mary). Ông phát hiện ra rằng khoản vay hàng tỷ của Trung Quốc không bao giờ xuất hiện trên sổ sách của các quốc gia, bởi vì chúng không được trao trực tiếp cho chính phủ mà cho các công ty vỏ bọc ở nước ngoài. Một số khoản vay dưới hình thức hoán đổi ngoại hối. Tất cả những điều này cho thấy tình hình ở nhiều quốc gia tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà mọi người biết.
Vào năm 2021, một thập kỷ sau khi Parks và nhóm của ông bắt đầu theo dõi điều tra khoản nợ của ĐCSTQ, họ đã thu thập đủ thông tin, có được một phát hiện từng gây chấn động:
Ít nhất 385 tỷ đô la nợ Trung Quốc được che giấu và báo cáo không đầy đủ ở 88 quốc gia mắc nợ.
Ở Zambia, hai ngân hàng Trung Quốc đã cho một công ty vỏ bọc vay 1,5 tỷ USD, số tiền này được sử dụng để xây dựng một đập thủy điện khổng lồ. Nhưng số tiền đó đã không xuất hiện trên sổ sách của đất nước trong nhiều năm; ở Indonesia, khoản vay 4 tỷ USD từ Trung Quốc để xây dựng một tuyến đường sắt chưa bao giờ xuất hiện trong tài khoản công của chính phủ. Nhiều năm sau, tất cả đã thay đổi, bởi vì Chính phủ Indonesia buộc phải cứu trợ đường sắt hai lần vì dự toán vượt chi 1,5 tỷ USD.
Ông Brad Parks, người được Ngân hàng Thế giới ủy nhiệm điều tra nợ của ĐCSTQ, cho biết:
“Khi các dự án này trở nên tồi tệ, thứ được tuyên truyền là nợ tư nhân trở thành nợ công. Có những dự án như thế này trên khắp thế giới.”
Cũng trong khoảng thời gian đó, một báo cáo khác của AidData cho biết nhiều khoản vay của ĐCSTQ dành cho các dự án quốc gia được các chính trị gia quyền lực ủng hộ, hơn nữa nó được tiến hành thường là trước các cuộc bầu cử quan trọng. Một số thứ được xây dựng không có ý nghĩa kinh tế và có nhiều vấn đề.
Tại Sri Lanka, một sân bay do Trung Quốc tài trợ được xây dựng ở quê hương của tổng thống, cách xa phần lớn dân số của đất nước, phần lớn không được sử dụng, người ta phát hiện voi đi lang thang trên đường băng.
Bên cạnh đó, sau khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24/2 năm ngoái, các quốc gia này càng bị đẩy đến bờ vực sụp đổ.
4. Hồi đáp của ĐCSTQ
Trong một tuyên bố với hãng tin AP, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ bác bỏ tuyên bố rằng Trung Quốc là bên cho vay “không khoan dung”, đồng thời một lần nữa đổ lỗi cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Hơn nữa, ĐCSTQ cho biết họ đã gia hạn thời gian cho vay và hình thức cho vay khẩn cấp, đồng thời hủy bỏ 23 khoản vay không tính lãi cho các nước châu Phi.
Tuy nhiên, ông Brad Parks cho biết, các khoản vay [mà ĐCSTQ ưu đãi] hầu hết là cách đây 20 năm và chiếm chưa đến 5% tổng số tiền ĐCSTQ cho vay.
ĐCSTQ cũng yêu cầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới xóa nợ cho một số khoản vay. Khác với ngân hàng của ĐCSTQ, IMF và Ngân hàng Thế giới đã tài trợ với lãi suất thấp để giúp các quốc gia đang gặp khó khăn đứng vững trở lại, vì vậy thông thường sẽ không có đối xử đặc biệt với họ.
Từ khóa sáng kiến 'Vành đai và Con đường' bẫy nợ Trung Quốc Một vành đai một con đường Sri Lanka vỡ nợ