Kể từ cuộc chiến thương mại Mỹ Trung trong nhiệm kỳ của Tổng thống Dolnald Trump lần thứ nhất, Trung Quốc bắt đầu tập trung chuyển hướng thị trường xuất khẩu sang “Nam bán cầu”, đặc biệt là Đông Nam Á. Điều này đã gây là những rủi ro kinh tế cho các nhà sản xuất ASEAN khi phải cạnh tranh với “ông lớn giá rẻ”.

Cho dù thỏa thuận kinh tế Mỹ Trung được quyết định như thế nào thì xuất khẩu của Bắc Kinh sang Mỹ và Châu Âu sẽ tiếp tục giảm. Cả hai khối này đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc, đặc biệt với xe điện, pin và thiết bị năng lượng mặt trời.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ và EU giảm dần qua các năm. Năm 2018, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch thì đến năm 2024 con số này giảm xuống 14,7%. Tương tự tỷ trọng xuất khẩu EU trong cùng giai đoạncũng giảm đáng kể từ 17% xuống 14,4%.

Xuat khau TQ sang EU US
Nguồn Reuters

Trung Quốc đã thực sự giảm sự phụ thuộc xuất khẩu vào các nền kinh tế phát triển, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Thay vào đó, nước này mở rộng mối quan hệ với phía Nam bán cầu, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN đã tăng lên 16,4%, cao hơn tỷ trọng của EU và Hoa Kỳ.

Xuat khau Trung Quoc sang cac nuoc
Nguồn Reuters

Con đường “chuyển tải” bắt đầu thu hẹp

Sự tập trung của Trung Quốc vào ASEAN bắt đầu tăng tốc sau cuộc chiến thương mại năm 2018 trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump. Hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ dường như được điều hướng đi vòng qua các nước Đông Nam Á.

Đáng chú ý nhất là Việt Nam, lượng xuất khẩu gia tăng của nước này vào Hoa Kỳ gần như bằng chính xác lượng nhập khẩu gia tăng từ Trung Quốc trong vài năm sau kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ Trung bắt đầu trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.

Screen Shot 2025 05 17 at 4.00.52 PM
Nguồn Reuters

Nhưng hiện nay Trung Quốc đang ngày càng khó khăn trong việc duy trì tuyến đường trung chuyển này.

Chính quyền Trump ban đầu đã áp mức thuế “có đi có lại” cao ngất ngưởng đối với các nền kinh tế ASEAN từ ngày 2/4, một phần là để cản trở việc “chuyển tải” xuất khẩu này. Mặc dù mức thuế này được trì hoãn, nhưng để chuẩn bị cho đàm phán thuế quan nhiều chính phủ Đông Nam Á đã bắt đầu thanh trừ các hành vi vi phạm các quy tắc “nguồn gốc xuất xứ” của các nhà xuất khẩu nhằm bảo vệ danh tiếng của các quốc gia cũng như để chứng minh tư cách là đối tác thương mại có trách nhiệm.

Thị trường nội địa các nước ASEAN trở thành mục tiêu

Mặc dù hiện nay, đa phần xuất khẩu của Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu là hàng hóa trung gian phục vụ tái chế và xuất khẩu, nhưng điều này đã bắt đầu thay đổi khi ngày càng có nhiều hàng hóa thành phẩm của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường nội địa Châu Á.

Những thành phẩm giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc vào ASEAN, nhiều mặt hàng được bán qua các nền tảng thương mại điện tử, đã trở thành nỗi ám ảnh đối với các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là Indonesia và Thái Lan.

Tại Indonesia, quần áo Trung Quốc nhập khẩu tăng lên trong những năm gần đây đã khiến ngành dệt may nước này sa thải hàng trăm ngàn công nhân, năm 2024 sa thải 80 ngàn người và ước tính năm 2025 sẽ sa thải 280 ngàn người nữa.

Tại Thái Lan, từ năm 2021 đến 2024, đã có hơn 100 nhà máy đóng cửa, chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo nhóm nghiên cứu độc lập K-Research, các nhà máy này chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất đồ nội thất, đồ điện từ, hàng may mặc, ô tô và thép – tất cả các ngành công nghiệp này đều phải đối mặt với sự cạnh tranh từ hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc trong những năm gần đây.

Tất nhiên, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại các nước ASEAN cũng tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt các lĩnh vực EV, pin và năng lượng mặt trời. Đơn cử, BYD đã đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất xe điện công suất 150.000 chiếc/năm vào Thái Lan hồi tháng 7/2024 và nhà máy sản xuất pin Trung Quốc CATL đã công bố khoản đầu tư 5,8 tỷ USD vào lĩnh vực niken của Indonesia năm 2023.

Các khoản đầu tư này đã tạo ra việc làm và giúp ASEAN hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng chúng cũng làm gián đoạn chuỗi cung ứng địa phương. Ở Thái Lan, tình trạng cung vượt quá cầu của xe điện đã dẫn đến cuộc chiến về giá và cắt giảm sản lượng của thị trường ô tô truyền thống của nước này. Hệ quả là hàng chục nhà sản xuất phụ tùng ô tô của Thái Lan đã phải đóng cửa.

Hoạt động sản xuất dường như đang đình trệ trên toàn khu vực. Chỉ số PMI sản xuất đang nằm trong vùng suy thoái và đang trên đà giảm đều đặn ở tất các các nền kinh tế lớn của ASEAN. Điều này phản ánh cả mối lo ngại về chiến tranh thương mại cũng như tác động tiêu cực của việc Trung Quốc tăng xuất khẩu sang các thị trường này.

Screen Shot 2025 05 17 at 4.28.28 PM
Nguồn Reuters

Tình trạng giảm phát hàng nhập khẩu

Các nước ASEAN cũng đang phải đối mặt với tương lai các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc đẩy giá thị trường trong nước đi xuống. Giảm phát nhập khẩu có thể tạo ra một vòng xoáy kinh tế đi xuống vì người tiêu dùng sẽ hoãn lại việc mua hàng để chờ giá rẻ hơn. Các công ty cũng trì hoãn đầu tư, giảm lương và sa thải công nhân.

Một số quốc gia, đặc biệt là Thái Lan, đã trải qua tình trạng giảm phát cùng với Trung Quốc. Malaysia và Singapore có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng đó.

Screen Shot 2025 05 17 at 4.36.20 PM
Một số quốc gia Đông Nam Á đã rơi vào tình trạng giảm phát. Nguồn Reuters.

Với các phân tích trên, các quốc gia Đông Nam Á đang phải rất cân nhắc trong việc điều tiết thương mại và đầu tư. Các tham chiếu trong lịch sử gợi ý các quốc gia này thúc đẩy nhu cầu trong nước và thực thi các chính sách bảo vệ các công ty trong nước. Động lực bảo hộ này có thể khiến tiến trình hội nhập của ASEAN bắt đầu chậm lại.

(Trên là quan điểm của ông Manishi Raychaudhuri, người sáng lập và giám đốc điều hành của Emmer Capital Partners Ltd. và cựu giám đốc nghiên cứu cổ phiếu Châu Á- Thái Bình Dương tại BNP Paribas Securities)