10 vấn đề sức khỏe hay gặp ở ‘dân văn phòng’ vì ngồi nhiều
- kiên thành
- •
Máy tính, laptop và thiết bị điều khiển từ xa giúp chúng ta có được sự thoải mái tối đa, chẳng mấy khi phải “động chân động tay”. Nhưng thực tế là việc ngồi nhiều đang âm thầm hủy hoại sức khỏe từng ngày từng ngày.
Từ góc nhìn của các chuyên gia ý tế thì công việc văn phòng không mấy lý tưởng. Lý do là nó diễn ra trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên, máy lạnh chạy hết công suất nhưng không khí thì lại ít được lưu thông, liên tục tiếp xúc với sóng wifi, thường xuyên sử dụng điện thoại và máy tính, ít vận động và đặc biệt là ngồi nhiều có thể gây ra “hội chứng bệnh văn phòng”.
Ít vận động dẫn đến chuyển hóa kém, các calo dư thừa không bị đốt cháy, từ đó sinh ra các mô mỡ, thừa cân. Các bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch có nguyên nhân chủ yếu là do quá trình chuyển hóa bị rối loạn quá mức tự điều chỉnh của cơ thể.
Dưới đây là 10 lý do chính cho thấy ngồi nhiều gây hại như thế nào:
1. Ngồi trong một thời gian dài có thể gây ra các bệnh mãn tính
Theo các nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Úc, ngồi trong nhiều giờ có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
2. Tăng nguy cơ tử vong sớm
Tạp chí American Journal of Epidemiology đã công bố nghiên cứu, trong đó nêu rằng những phụ nữ có thói quen ngồi 6 giờ hoặc hơn trong một ngày tăng 40% nguy cơ tử vong trong 13 năm sau đó, so với một người ngồi chỉ trong 3 giờ mỗi ngày. Trong trường hợp của nam giới, nguy cơ tử vong là hơn 18% đối với một người ngồi trong hơn 6 giờ mỗi ngày.
3. Ngồi làm tăng nguy cơ huyết khối
Ngồi lâu có thể dẫn đến sự hình thành các cục máu đông gây cản trở lưu lượng máu. Nguy hiểm hơn, các cục máu đông ấy có thể theo mạch máu mà chạy đến các nơi trên cơ thể, gây tắc mạch, nhồi máu tim, não…
4. Ngồi liên quan đến các bệnh ung thư
Theo nhà dịch tễ học Christine Friedenreich tại Trung tâm Dịch vụ Chăm sóc Y tế – Ung thư Alberta tại Canada, ngồi lâu một chỗ có liên quan trực tiếp tới khoảng 49.000 trường hợp ung thư vú và 43.000 trường hợp ung thư ruột kết một năm ở Mỹ.
5. Tăng nguy cơ trầm cảm
Thiếu hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của bạn và cũng có thể dẫn đến trầm cảm. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một phụ nữ không hoạt động thể chất có đến 99% nguy cơ phát triển các triệu chứng trầm cảm so với phụ nữ thường xuyên vận động.
6. Ngồi có thể dẫn đến tăng cân
Khoảng 50% chất béo được tạo ra khi bạn đặt áp lực lên các bộ phận cơ thể phía dưới hoặc một số bộ phận nhất định so với trong trường hợp bình thường.
7. Việc ngồi có liên quan chặt chẽ đến bệnh tiểu đường
Ngồi trong thời gian dài có ảnh hưởng tiêu cực đến sự đề kháng insulin cũng như viêm, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
8. Ngồi có thể gây ra các vấn đề tim mạch
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Medicine & Science in Sports & Exercise và Men’s Health chỉ ra rằng những người ngồi quá nhiều tăng 54% nguy cơ tử vong do bệnh tim.
9. Ảnh hường không tốt đến lưng
Lưng phải chịu rất nhiều áp lực khi bạn ngồi nhiều, nó phải chịu trong lượng của toàn bộ phần trên thân thể. Sự phân bố trọng lượng không đồng đều tạo ra áp lực lên cột sống và ảnh hưởng về lâu dài, nhất là những trường hợp ngồi không đúng tư thế.
Thực ra không chỉ lưng mà nguyên bộ khung xương của cơ thể cũng bị tác động khi ngồi nhiều. Tỷ lệ dân văn phòng mắc các bệnh về xương khớp khá cao, và chiếm đến 60% các vấn đề. Khi mệt mỏi và công việc căng thẳng, sẽ chẳng mấy người còn chú ý đền tư thế ngồi đúng.
10. Ngồi nhiều có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa và béo phì
Ngồi làm tăng cholesterol LDL, triglycerid huyết tương và kháng insulin. Không hoạt động thể chất làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể và dẫn đến béo phì.
Đúng là đáng lo nếu bạn luôn phải ngồi làm việc nhưng chỉ cần 5 phút đi bộ sau mỗi 2-3 giờ, bạn sẽ tránh được nguy cơ gây hại cho sức khỏe do việc ngồi nhiều. Hãy tận dụng những cơ hội khiến cho bạn phải vận động cơ bắp, ví dụ leo cầu thang bộ, tham gia dọn dẹp đồ đạc trong nhà… để bù lại những lúc bạn phải ngồi lì một chỗ.
Kiên Thành
Xem thêm:
Từ khóa bệnh tiểu đường ung thư bệnh tim mạch dân văn phòng thiếu vận động