2.500 người Anh tự nguyện ‘đưa’ virus vào lỗ mũi để nghiên cứu vắc-xin
- Vương Quân
- •
Để có thể chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán, các nhà chức trách Anh sẽ tiến hành thí nghiệm “thách thức con người” (human challenge) đầu tiên trên thế giới đối với virus Trung Cộng (còn được gọi là virus corona mới, COVID-19) vào tháng Giêng năm sau. Chương trình thu hút các tình nguyện viên cố ý nhiễm bệnh, tức là chủ động đưa virus vào lỗ mũi. Trong thời gian dài quan sát những chú “chuột bạch người” này có thể giúp kiểm tra tác dụng của các loại vắc-xin, nhằm giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Các tình nguyện viên phải được cách ly và quan sát. Truyền thông Anh đưa tin, mọi người đều có thể nhận được khoản bồi thường 4.000 bảng Anh. Gần đây, nhiều tình nguyện viên đã bày tỏ hy vọng có thể giúp chống lại dịch bệnh. Một số người cao tuổi thậm chí còn hy vọng được tham gia thí nghiệm này và nói rằng: “Ngay cả nếu bạn chết. thì đó cũng sẽ là một cái chết vinh quang”.
Từ trước nay, những thí nghiệm “thách thức con người” cố tình lây nhiễm cho người khỏe mạnh luôn gây tranh cãi về mặt đạo đức, vì vậy nó không thường được sử dụng trong ngành y. Tuy nhiên, vào tháng Mười năm nay, Chính phủ Anh đã thông báo rằng họ sẽ đặt cược 33,6 triệu bảng Anh để tìm ra lượng tối thiểu có thể lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán cho con người. Sau vài tháng chuẩn bị và xem xét của các nhà chức trách, cuộc thử nghiệm sẽ bắt đầu vào tháng tới. Giai đoạn đầu là sự hợp tác của Đại học Hoàng gia Luân Đôn, Bệnh viện Tự do Hoàng gia và phòng khám tư nhân hVIVO. Theo báo cáo của tờ Daily Mail, nước Anh, sau khi tiếp nhận virus, các tình nguyện viên sẽ bị cách ly trong 3 tuần và được theo dõi chặt chẽ.
Khi kế hoạch thử nghiệm được đưa ra vào tháng Mười, vốn chỉ hy vọng là tuyển được 90 người khỏe mạnh từ 18 đến 30 tuổi, vì họ thuộc nhóm nguy cơ thấp, nhưng cuối cùng, đã có tới 2500 người tham gia. Các nhà nghiên cứu đảm bảo sẽ không để virus lọt ra khỏi phòng an toàn, còn việc phun virus vào mũi tình nguyện viên sẽ được thực hiện tại bệnh viện đặc biệt.
Các chuyên gia hy vọng sẽ chứng minh được từ các thí nghiệm rằng, những bệnh nhân bị nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán và có các triệu chứng nhẹ vẫn có thể có kháng thể trong ít nhất 4 tháng sau khi bị nhiễm bệnh. Theo Imperial College London, một trong những học viện tham gia, dự kiến đến tháng Năm sẽ có kết quả sơ bộ trong thí nghiệm này.
Giáo sư Peter Openshaw, một chuyên gia về miễn dịch niêm mạc tại Đại học Imperial College London, nói rằng virus trước tiên phải được nhân lên trong khoang mũi của các tình nguyện viên và họ sẽ cố gắng kiểm soát nó ở mức độ “lây nhiễm có hạn chế“, bởi vì đây là thí nghiệm chủ động lây nhiễm cho người, do vậy không thể khinh suất. Tuy nhiên, ông tin rằng những thí nghiệm quy mô lớn có thể thu được nhiều kiến thức quý giá. Theo tờ The Sun của Anh, Bệnh viện Tự do Hoàng gia sẽ cung cấp các thiết bị y tế đẳng cấp thế giới, các chuyên gia và nhân viên y tế lành nghề sẽ chăm sóc các tình nguyện viên.
Sau khi nhiễm bệnh, các tình nguyện viên sẽ được cách ly tại bệnh viện từ 2 đến 3 tuần và được theo dõi trong 24 giờ, nếu có biểu hiện nhẹ bác sĩ sẽ tiêm thuốc kháng virus Remdesivir. Trong năm tới, các tình nguyện viên này sẽ được các nhà nghiên cứu theo dõi và chăm sóc để tìm hiểu xem có xuất hiện tác dụng phụ hay không. Sau giai đoạn thử nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu sẽ quan sát cách vắc-xin có thể ngăn chặn virus trên cơ thể người, và có thể hỗ trợ thử nghiệm nhiều loại vắc-xin đang được phát triển.
Ngày 23/12, Bệnh viện Hoàng gia Anh Quốc cho biết, theo nghiên cứu về kháng thể và tế bào T beta alpha của các nhân viên y tế ở London, cho thấy những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ vẫn còn kháng thể trong cơ thể từ 16 đến 18 tuần sau khi nhiễm bệnh, hy vọng cũng sẽ được xác nhận trong thử nghiệm này.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Times, sinh viên hóa học 20 tuổi tại Đại học Durham, Vương quốc Anh, anh Alex Greer cho biết, nhiều người đã nhiễm viêm phổi Vũ Hán, nhưng họ không thể làm gì để giúp đỡ cho nghiên cứu. Tôi hy vọng mình có thể giúp những người khác có thêm hiểu biết về loại virus này. Kế hoạch này có thể nói là “đóng góp cho thế giới những bằng chứng thực nghiệm và những phân tích cẩn thận”.
Jennifer Wright, một phụ nữ 29 tuổi làm việc tại trường đại học cho biết, cô đã sẵn sàng mạo hiểm cho cuộc thử nghiệm này, bởi vì rất nhiều nhân viên y tế cũng đều sẵn sàng mạo hiểm như vậy để chăm sóc bệnh nhân.
Alastair Fraser-Urquhart, một thanh niên 18 tuổi, tin rằng đã có hàng ngàn người bị nạn do dịch bệnh và đang lâm vào khó khăn, dù không bị lây nhiễm nhưng anh không thể ngồi nhìn. Anh cho biết muốn tham gia vào việc chấm dứt nạn dịch này, và vì bản thân anh thuộc nhóm nguy cơ thấp, nên không thể bỏ lỡ cơ hội đóng góp này. Do đó, dù sẽ bị cách ly bao lâu, anh cũng sẵn sàng tham gia thí nghiệm.
Ông Paul Van Den Bosch, 66 tuổi, không thể tham gia thí nghiệm vì đã quá tuổi, ông hy vọng các nhân viên y tế sẽ xem xét đưa vào các đối tượng từ độ tuổi trung niên và cao tuổi. Ông nói: “Con người cuối cùng sẽ chết. Vậy nếu phải chết, thì chết vì nhiễm bệnh trong thí nghiệm còn vinh quang hơn chết vì mất trí nhớ.”
Vương Quân
Xem thêm:
Từ khóa virus corona viêm phổi Vũ Hán COVID-19 Vắc xin COVID-19 virus Trung Cộng Thí nghiệm