Nấm hương được ca ngợi như “thuốc chữa bách bệnh” ở Nhật Bản
- Minh Minh
- •
Kỹ thuật trồng nấm hương của Trung Quốc được đưa vào Nhật Bản từ 400 năm trước. Từ đó, nấm hương trở nên nổi tiếng trong giới thượng lưu Nhật Bản như một phương thuốc “chữa bách bệnh”.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng ăn nấm hương mỗi ngày là một trong những yếu tố giúp người Nhật sống lâu. Tuổi thọ trung bình của người Nhật là 87.6, luôn đứng đầu thế giới.
Các nhà khoa học đã chiết xuất được 2 hoạt chất Lentinan và Lentinula Edodes Mycelium (LEM) từ nấm hương. Nhật đã nghiên cứu thành công và đề cử đưa chất Lentinan vào y học như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu và được chấp thuận. Một số tài liệu và công trình nghiên cứu tại Nhật cho thấy dùng thêm Lentinan trong quá trình điều trị ung thư sẽ làm tăng hiệu quả hóa trị tích cực. Lentinan sẽ kìm hãm sự phát triển của tế bào bị bệnh, giúp bệnh nhân tăng khả năng sống sót.
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng nấm hương có chứa alpha-glucan gọi là Hexoza tương quan với hợp chất (AHCC) – một hỗn hợp các axit amin, polisaccarit và khoáng chất. Hợp chất này có vai trò rất lớn trong việc chống lại khối u, đặc biệt ung thư cổ tử cung.
Ngoài tác dụng phòng, chống ung thư, ăn nấm hương còn mang lại cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe như:
Bổ sung máu và chất dinh dưỡng: Trong nấm có rất nhiều thành phần đạm, lipid, chất xơ, khoáng chất (canxi, nhôm, sắt, magie), các loại vitamin nhóm B, C hay tiền Vitamin D. Hàm lượng sắt cao giúp cho cơ thể tái tạo hồng cầu. Còn vitamin B giúp chúng ta có nhiều năng lượng, sản sinh ra các tế bào máu mới trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Đây là loại thực phẩm rất tốt cho người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.
Tốt cho tim mạch: Chất dinh dưỡng thực vật trong nấm có khả năng ngăn ngừa tế bào dính vào thành mạch máu tạo thành mảng bám, giúp duy trì huyết áp và cải thiện tuần hoàn.
Giúp xương chắc khỏe: Trong quá trình phát triển, nấm liên tục được ánh nắng mặt trời chiếu lên bề mặt. Chất ergosterol trong nấm sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 giúp xương chắc khỏe hơn và phòng chống lại bệnh còi xương.
Chống oxy hóa: Hầu hết các loại nấm đều chứa hoạt chất L-Ergothioneine, một chất chống oxy hóa ổn định có thể được tìm thấy trong điều kiện căng thẳng oxy hóa quá mức trong mô thực vật và động vật.
Giải độc và bảo vệ gan: Polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Đây là những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể. Selen trong nấm tham gia vào việc cấu tạo nên các enzyme chống lại gốc tự do và chống lại oxidative stress. Thiếu hụt selen sẽ làm tăng nguy cơ dẫn tới xơ gan ở người nghiện rượu.
Bổ thận tráng dương:Những người yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng nên nấu nấm hương với cật lợn để trị bệnh.
Đẹp da: Vitamin A trong nấm rất tốt cho người mắc các bệnh về da như mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vảy nến, mụn rộp, vết thương, bỏng, cháy nắng, bệnh dày sừng nang lông, bệnh vảy cá, bệnh liken phẳng sắc tố, bệnh vảy phấn đỏ nang lông. Vitamin E giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Tình trạng da khô sạm, nhăn nheo, thiếu sức sống, tóc khô và dễ gãy rụng thường là do thiếu vitamin E gây nên. Trong 100g nấm có 5,7 miligam selen, tương đương 8% nhu cầu thiết hằng ngày. Selen là một trong những khoáng chất vi lượng thiết yếu, có thể ngăn chặn những rối loạn chuyển hóa, làm chậm quá trình lão hóa và phòng chống một số bệnh mãn tính.
Tốt cho sức khỏe chung: Trong nấm có rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Chúng giúp duy trì và cân bằng trọng lượng cơ thể, hỗ trợ chức năng não với người già, giảm các triệu chứng hen, viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ và nguy cơ phát triển đa xơ cứng.
Minh Minh (T/h)
Xem thêm:
Từ khóa nấm hương thực phẩm tốt cho tim mạch Thực phẩm tốt cho sức khỏe