Ngày 22/2, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines thông báo đã phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp vắc-xin CoronaVac do công ty Sinovac Biotech (Trung Quốc) sản xuất. Tuy nhiên, do tính hiệu quả của vắc-xin này không cao nên không tiêm chủng cho nhân viên y tế tuyến đầu.

SINOVAC COVID 19 vaccine scaled
(Ảnh: Chính quyền bang Sao Paulo/ Wikimedia)

Philippines không dùng cho nhân viên y tế tuyến đầu

Giám đốc Rolando Enrique Domingo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines cho biết, những dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin CoronaVac hiện nay ở Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia cho thấy tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin này dao động từ 50 đến 62%… Do đó, Philippines sẽ không tiêm chủng cho 1,4 triệu bác sĩ và y tá trên khắp cả nước. Theo ý kiến ​​của các chuyên gia, Philippines cho rằng vắc-xin CoronaVac của Trung Quốc không phải là loại phù hợp nhất đối với nhân viên y tế.

CoronaVac là vắc-xin thứ ba được Chính phủ Philippines chấp thuận. Trước đó, Trung Quốc thông báo sẽ tặng 600.000 liều vắc-xin CoronaVac cho Philippines, ban đầu dự kiến ​​sẽ chuyển đến vào ngày 23/2 nhưng đã bị hoãn lại vì không được phép.

Philippines có số ca nhiễm COVID-19 và tỷ lệ tử vong được xác nhận cao thứ hai trong số các nước Đông Nam Á, nhưng đến nay vẫn chưa có kế hoạch bắt đầu tiêm chủng. Nước này đã có 117.000 liều vắc-xin Pfizer (Mỹ) thông qua chương trình của Liên minh Đảm bảo Vắc-xin COVID-19 (COVAX) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu.

Giới chức Nepal cũng lo lắng

Theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), trong khi nhiều nước liên tiếp phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp vắc-xin COVID-19, thì chính quyền Bắc Kinh vẫn không ngừng quảng bá hiệu quả của vắc-xin tự sản xuất, nhưng lại có thông tin cho rằng chính nhân viên y tế Trung Quốc đã từ chối tiêm vắc-xin mà Trung Quốc sản xuất. Do đó, Chính phủ Nepal dưới phụ trách của Thủ tướng KP Sharma Oli, người được coi là thân Trung Quốc, cũng tỏ ra nghi ngờ về vắc-xin của Trung Quốc.

Theo Thời báo Hindustan (Hindustan Times), mặc dù phía Trung Quốc đã cho biết thiện chí sẵn sàng cung cấp cho Nepal vắc-xin do hãng Sinovac Trung Quốc phát triển, nhưng giới chức Nepal cho biết họ thích mua vắc-xin từ Ấn Độ hơn.

Bác sĩ Indonesia từ chối vắc-xin CoronaVac

Theo Reuters vào đầu tháng Một, cơ quan chức năng Indonesia đã thông báo rằng vắc-xin COVID-19 CoronaVac của hãng dược Sinovac Biotech Trung Quốc sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp. Điều này khiến cho Indonesia trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc phê duyệt vắc-xin này. Trong kế hoạch tiêm chủng quốc gia được triển khai vào ngày 13/1, Indonesia sẽ ưu tiên loại vắc-xin này cho khoảng 1,5 triệu chuyên gia y tế.

Tuy nhiên, một bác sĩ tên Yusdeny Lanasakti ở tỉnh Đông Java khá lo lắng về hiệu quả của loại vắc-xin này. Ông cho biết, bản thân không từ chối vắc-xin mà là từ chối vắc-xin của Trung Quốc. Một bác sĩ khác là Tri Maharani mong có thêm thông tin để giảm bớt lo lắng, ngoài ra cũng cho biết bản thân đã từng bị nhiễm virus nên sẽ không tiêm vắc-xin CoronaVac.

Vào tháng 11 năm ngoái, nghiên cứu sinh Phó Lập Môn (Fu Limen) tại Đại học Oxford chỉ ra rằng dữ liệu ban đầu của vắc-xin CoronaVac Trung Quốc cho thấy, ngoài mức độ kháng thể tương đối thấp được tạo ra trong các thử nghiệm trên người thì vấn đề độc tính cũng khá lớn cho thấy tác dụng phụ của vắc-xin đối với người tiêm chủng cũng lớn, thể hiện qua các triệu chứng như đau đầu và buồn nôn, hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn. Đồng thời, dữ liệu về tính an toàn của vắc-xin vẫn chưa được công bố. Do đó, ông hướng theo đề xuất nên sử dụng các loại vắc-xin phương Tây đã được các cơ quan quản lý ở các nước phát triển chấp thuận.

Vương Quân, Vision Times 

Xem thêm: