Tiến sĩ y Nhật Bản: Nghe âm nhạc cổ điển có thể cải thiện chứng lão thị
- Thanh Xuân
- •
Một ngày nào đó bạn phát hiện ra khi đọc sách báo nếu không cầm xa ra một chút thì nhìn không được rõ, đây chính là dấu hiệu cho thấy mắt đã bắt đầu lão thị. Lão thị mắt chính là hiện tượng mắt bị lão hóa, độ đàn hồi của cơ thể mi cũng lão hóa theo tuổi tác, chức năng điều tiết ảnh sâu của thủy tinh thể giảm sút. Tuy nhiên lão thị mắt không chỉ gặp ở người lớn tuổi, người trẻ tuổi cũng có thể bị.
Cho đến nay, lão thị là hiện tượng suy yếu tự nhiên, không phải là bệnh tật, do đó không có cách nào cải thiện. Tuy nhiên, những năm gần đây đã xuất hiện phương pháp trị liệu bằng hình thức mới, trong đó phương pháp được giới truyền thông Nhật Bản chú ý chính là phương pháp trị liệu sử dụng “âm nhạc cổ điển”, phương pháp này được đề xuất bởi tiến sĩ y học Nobuhiro Maruyama.
Ông Nobuhiro Maruyama, Viện trưởng Viện Điều trị dị ứng, tiến sĩ y học, tác giả cuốn sách “Nhanh chóng cải thiện thị lực đặc hiệu bằng phương pháp tự chăm sóc” cho biết, âm nhạc cổ điển có hiệu quả đối với lão thị mỗi người dù không giống nhau, nhưng những người đến bệnh viện điều trị có rất nhiều người đã có cải thiện tốt, không những không cần kính nữa, thậm chí những người lớn tuổi bị lão thị có thị lực kém có thể khôi phục lại cuộc sống không cần đeo kính.
Tiến sĩ Nobuhiro Maruyama cho biết, lắng nghe âm nhạc cổ điển trong 8 phút có thể khiến tăng cường lưu thông máu ở vùng vỏ trước trán của não bộ, từ đó đạt được hiệu quả thả lỏng và nâng cao chức năng của não. Do thần kinh thị giác và thần kinh não liên kết với nhau, nên cũng có tác dụng giúp thả lỏng các cơ thể mi quanh thủy tinh thể.
Ông còn cho biết, trong âm nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc của Mozart có tần số cao từ 3500Hz trở lên do đó có tác dụng đối với thần kinh não, hiệu quả thả lỏng cao hơn so với những âm nhạc khác, và hiệu quả hơn nữa đối với cải thiện chứng lão thị.
Ngoài ra, tivi và máy tính được phát minh trong thế kỷ 20 đã dẫn đến “Hội chứng thị giác máy tính”, cơ thể mi là cơ chủ yếu điều tiết tập trung của mắt, khi cơ bị cứng tự nhiên sẽ dẫn đến triệu chứng mắt cay, sưng đau.
Đến thế kỷ 21, sự phát triển của điện thoại thông minh cùng với mạng xã hội đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống. Do màn hình điện thoại thông minh nhỏ, nên cần phải cầm gần mắt hơn, trong khi thời gian sử dụng lại dài, do đó triệu chứng không thích ứng của cơ mắt lại ngày càng rõ rệt. Trên thực tế, sử dụng điện thoại thông minh không chỉ khiến cho cơ thể mi có hiện tượng mỏi, mà tia sáng từ màn hình còn chiếu sáng quá độ khiến từ trước tới sau mắt, từ giác mạc, thủy tinh thể đến điểm vàng của mắt đều bị tổn thương.
Trước khi chúng ta đi ngủ, tắt đèn để xem điện thoại, nhưng thực tế điện thoại đã tăng 50% năng lượng, sử dụng lâu tự nhiên sẽ làm cho khả năng chống lại ánh sáng của điểm vàng mắt bị tổn hại; trước khi đi ngủ chúng ta tắt đèn xem điện thoại, nếu trên 30 phút, có thể làm 2 thực nghiệm nhỏ để chứng minh tia sáng đã có ảnh hưởng không tốt đến mắt như sau:
- Tắt điện thoại nhắm mắt: lúc này có thể thấy trước mắt có khu vực sáng lớn giống như điện thoại, đó là “thị giác tạm lưu”. Bởi vì lúc đó đã nhắm mắt, hình tượng ánh sáng không phải là do đốm vàng tạo ta bình thường, mà là sau khi bị ánh sáng cường độ mạnh chiếu xạ lâu, đại não tiến hành tạo ra cảnh tượng sót lại.
- Tắt điện thoại bật đèn, lúc này có thể thấy trước mắt một khối ảnh màu đen có kích thước tương tự điện thoại. Do không có cảnh tượng khác nhau, ánh sáng chiếu vào đốm vàng quá lâu, lutein và ánh sáng xanh bổ sung cho nhau đã hao hết, điểm vàng không thể lợi dụng tia sáng để làm việc bình thường, do đó sau khi bật đèn mới không thể tạo hình ảnh được. Lý luận này giống với việc chúng ta nhìn trực tiếp mặt trời hoặc nhìn vào đèn pin lâu. Nhìn vào mặt trời sẽ sợ ánh sáng, nhìn quá lâu sẽ tạo làm cho điểm vàng không cách nào chống lại tia sáng được, vì thế sẽ xuất hiện khu vực đen không có hình ảnh trước mắt, kích thước của nó giống với điểm vàng của mắt. Những tổn thương mạn tính như thế này, nếu lâu dần sẽ làm điểm vàng trở thành tật vĩnh viễn.
Chiếu sáng quá độ trước khi ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết ra chất melatonin, nghĩa là trong trạng thái bình thường, tắt đèn ngủ, chất melatonin trong cơ thể được tiết ra, thúc đầy giấc ngủ sâu và các nhân tố giúp cơ thể phát triển, đối với sự phát triển của cơ thể trẻ nhỏ cũng như khôi phục tinh thần vào ngày hôm sau của người lớn đều có tác dụng rất tốt. Trước khi ngủ tắt đèn xem điện thoại, sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn sinh lý bình thường trong giấc ngủ sâu, phá hoại chất lượng giấc ngủ, tiết hoóc môn bình thường của cơ thể và chuyển hóa của cơ thể. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến cho khó đi vào giấc ngủ và tinh thân uể oải vào ngày hôm sau.
Do chúng ta xem điện thoại để cường độ ánh sáng quá mạnh, trong khi số lần chớp mắt lại giảm rõ rệt, do đó mới dẫn đến triệu chứng khô mắt. Lúc này, mắt sẽ trở nên đỏ, chói mắt, có cảm giác dị vật trong mắt, khi nghiêm trọng thì các chất tiết ra nhiều, chớp mắt cảm thấy đau, thị lực cũng bị giảm sút.
Sự đàn hồi của thủy tinh thể trở lên kém, năng lực tập trung của mắt giảm, đương nhiên sẽ làm cho thị lực ở cự ly gần giảm sút hoặc khi cự ly thay đổi sẽ tạm thời nhìn không rõ, những người bị như thế có thể khoảng hơn 30 tuổi khi xem máy tính hoặc tivi rất dễ bị mỏi mắt, nhìn chữ không cũng thành hình rõ ràng, đây gọi là “trẻ hóa lão thị”.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa nhạc cổ điển Lão thị Viễn thị Mỏi mắt