100 ngày của Biden: Lý do tỷ suất sinh lợi cao của chứng khoán Mỹ
- Trình Văn
- •
Trong thời điểm Tổng thống Mỹ Biden nhậm chức sắp tròn 100 ngày, chỉ số Standard & Poor’s 500 (S & P500) đã công bố tỷ suất sinh lợi trong 100 ngày này là mức cao nhất trong 100 ngày đầu tiên của bất kỳ tổng thống Mỹ nào kể từ Thế chiến thứ Hai. Nhưng chuyên gia của JPMorgan cho rằng có được điều này là do gói kích thích kỷ lục tài chính và tiền tệ.
Theo Business Insider vào ngày 26/4 (thứ Ba), trong 75 năm kể từ khi Thế chiến thứ Hai kết thúc, 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống Biden là 100 ngày thị trường chứng khoán Mỹ đã đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn 100 ngày của mọi thế hệ tổng thống Mỹ.
Theo dữ liệu do JPMorgan cung cấp, kể từ khi ông Biden đắc cử, tỷ suất sinh lợi của chỉ số S&P 500 đã đạt gần 25%, vượt qua cả thời Tổng thống John F. Kennedy có kỷ lục thành công hơn 20% trong 100 ngày đầu tiên, trong khi tỷ suất sinh lợi của chỉ số S&P 500 trong 100 ngày đầu tiên của thời Tổng thống Trump trước đó thấp hơn ở mức 15%.
Dữ liệu cũng cho thấy kể từ khi Thế chiến thứ Hai kết thúc, tỷ suất sinh lợi trung bình của S&P 500 trong các nhiệm kỳ tổng thống của đảng Dân chủ cao hơn hơn hai lần của các tổng thống Đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, có những nhà phân tích bác bỏ ghi nhận này của Đảng Dân chủ. Trưởng chiến lược gia thị trường của National Securities là Art Hogan nói với CNBC: “Năm nay bất kỳ ai làm tổng thống đều sẽ có thuận lợi đáng kể, chỉ cần người đó không phá hỏng mọi thứ là có thể đạt được thành tích như vậy, là có hy vọng sẽ cải thiện khả năng hoàn thành nhiệm vụ”.
CNBC tiếp tục giải thích rằng không có tổng thống nào có thể có được nền tảng kinh tế khách quan thuận lợi như khi ông Biden nhậm chức vào tháng Một: Quốc hội đã thông qua gói kích thích kinh tế hơn 3.000 tỷ USD và Cục Dự trữ Liên bang cũng đã nới lỏng chính sách tiền tệ đến mức rộng nhất trong lịch sử.
Cần biết, thời Tổng thống Trump, ông luôn bị Fed chống lại. Nhưng trước những khó khăn, ông Trump vẫn điều chỉnh nền kinh tế Mỹ về trạng thái mạnh nhất và phục hồi nhất kể từ Thế chiến thứ Hai, đồng thời trao lại một nước Mỹ hùng mạnh cho ông Biden.
Giờ đây, công việc giải cứu kinh tế liên quan đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã tiêu tốn hơn 5.300 tỷ USD, còn số trái phiếu mà Cục Dự trữ Liên bang mua đã lên gần 8.000 tỷ USD, khiến bảng nợ tài sản tăng gần gấp đôi.
Vì Đảng Dân chủ có kế hoạch chi hàng ngàn tỷ USD cho một loạt các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm các vấn đề về biến đổi khí hậu và năng lượng xanh, vì vậy giới đầu tư hướng tới tương lai sẽ có nhiều lý do hơn để đầu tư vào thị trường.
Ngoài ra, với sự phục hồi kinh tế ngày càng nhiều trong giai đoạn sau của bệnh dịch khiến người ta ngày càng hy vọng vào tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, mỗi ngày Mỹ tiếp tục tiêm chủng cho khoảng 3 triệu người.
Tuy nhiên, JPMorgan Chase cũng đưa ra cảnh báo với khách hàng về nhiều chính sách Tổng thống Biden đưa ra về sau này “không còn tích cực rõ ràng như trước nữa”.
Đặc biệt đáng lưu ý là ý định tăng thuế đối với người giàu, ông Biden muốn tăng gần gấp đôi mức thuế lợi tức vốn (gains tax), lên cao tới 43,4%.
Nhóm phân tích của hãng tài chính JPMorgan Chase chỉ ra thị trường chứng khoán năm nay có thể bị kéo xuống vì chính quyền Biden tăng thuế đối với các công ty và cá nhân để gây quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng và chi tiêu xã hội, cộng thêm thực tế quản lý chặt chẽ; nhưng mặt khác ảnh hưởng tiêu cực của tăng thuế cũng có thể được bù đắp bằng việc tăng chi tiêu tài khóa và tái khởi động kinh tế.
Trình Văn, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Joe Biden thị trường chứng khoán Mỹ JPMorgan S&P 500