‘350.000 đến 400.000’ người di cư có thể đến biên giới Mỹ-Mexico trong tháng 10
Bộ An ninh Nội địa Mỹ đang âm thầm chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với làn sóng gia tăng “350.000 đến 400.000” người di cư tới biên giới Mỹ-Mexico trong tháng Mười, theo NBC News.
Biên giới phía Nam nước Mỹ có thể phải hứng chịu làn sóng nhập cư tăng vọt nếu Title 42, quy định hạn chế tị nạn do đại dịch COVID-19 được gỡ bỏ từ 1/10.
Title 42 do chính quyền Trump ban hành để cho phép chính phủ liên bang được “trục xuất” người nhập cư, kể cả những người xin tị nạn, trở về nước của họ mà chưa qua xét xử tại tòa án di cư. Quy định này được ban hành do giới chức Mỹ khi đó lo ngại người nhập cư có thể lây lan virus corona gây bệnh COVID-19.
Chính quyền Biden đã tiếp tục duy trì áp dụng Title 42, nhưng quy định này sẽ được gỡ bỏ từ thứ Sáu (1/10) sau khi một thẩm phán liên bang hôm 16/9 đã đưa ra phán quyết rằng các hạn chế COVID-19 có hiệu lực từ tháng 3/2020 này không còn cần thiết nữa. Phán quyết hôm 16/9 của thẩm phán liên bang nói rằng lệnh đình chỉ Title 42 sẽ có hiệu lực sau 14 ngày, nghĩa là điều khoản về các hạn chế COVID-19 liên quan đến nhập cư sẽ bị gỡ bỏ từ ngày 1/10.
NBC News lưu ý rằng nếu Title 42 bị gỡ bỏ, Bộ An ninh Nội địa (DHS) tin rằng họ có thể phải đối mặt với hàng trăm nghìn người xin tị nạn tại biên giới Mỹ-Mexico, vượt qua số người di cư kỷ lục tại biên giới phía Nam nước Mỹ hồi mùa hè này. DHS ước tính họ sẽ phải chạm trán khoảng từ 350.000 đến 400.000 người di cư tại biên giới Mỹ-Mexico trong tháng Mười.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Biden đã cấp ân xá tạm thời cho khoảng 150.000 người Haiti xin tị nạn Mỹ. Động thái này được cho là sẽ thu hút thêm hàng nghìn người Haiti tiếp tục kéo đến biên giới Mỹ-Mexico.
Khoảng 10.000 người di cư Haiti đã được xử lý qua Del Rio, tiểu bang Texas. Nhưng tổng thống của Panama đầu tuần này đã cảnh báo rằng con số đó mới chỉ là sự khởi đầu, khoảng 60.000 người Haiti vẫn đang trên đường vượt biển tới Trung Mỹ để tới biên giới phía Nam nước Mỹ.
Như Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Bộ An ninh Nội địa Mỹ biên giới Mỹ Mexico khủng hoảng biên giới Mỹ