Theo báo cáo thường niên năm 2021 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chỉ 8 trong số 30 đồng minh có ngân sách quốc phòng ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của họ. 

p2904981a536984356
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (Nguồn: NATO/CC BY-NC-ND 2.0).

Chi tiêu quốc phòng của NATO năm 2021: chỉ 8 đồng minh đạt tiêu chuẩn

Theo trang web chính thức của NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã công bố Báo cáo thường niên năm 2021 của Tổng thư ký NATO (The Secretary General’s Annual Report 2021). Báo cáo đề cập đến công việc và thành tựu của NATO trong suốt năm 2021, bao gồm hội nghị thượng đỉnh Brussels, chương trình nghị sự về triển vọng NATO 2030, hợp tác NATO-Ukraine và kết quả thăm dò ý kiến hàng năm ​​trong phạm vi liên minh của NATO.

Theo báo cáo, các thành viên NATO hiện có 30 nước đồng minh, với dân số khoảng 1 tỷ người và chiếm khoảng một nửa sức mạnh kinh tế và quân sự toàn cầu. Sau khi chiến tranh Nga – Ukraine bùng nổ, châu Âu và Bắc Mỹ phải tiếp tục đoàn kết và tiếp tục thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh của các quốc gia, dân tộc và các giá trị của đồng minh. “Tất cả 30 đồng minh NATO cùng đồng tâm hiệp lực thì sẽ mạnh hơn và an toàn hơn là hành động đơn độc.”

Về thỏa thuận chi tiêu quốc phòng mà các đồng minh NATO đạt được năm 2006, mặc dù các đồng minh châu Âu và Canada đã tăng chi tiêu quốc phòng trong 7 năm liên tiếp, nhưng chỉ có 8 đồng minh đạt được cam kết tương ứng với ít nhất 2% GDP ngân sách quốc phòng của họ vào năm 2021. Các nước này bao gồm Hy Lạp 3,59%, Mỹ 3,57%, Ba Lan 2,34%, Anh 2,25%, Croatia 2,16%, Estonia 2,16% và Litva 2,03%.

Năm 2021, ngân sách quốc phòng của Pháp chiếm 1,93% GDP của nước này, của Ý chiếm 1,54%, của Đức chỉ chiếm 1,49%. 10 nước đứng cuối bảng là: Đức, Hà Lan (1,45%), Albania (1,41%), Đan Mạch (1,40%), Cộng hòa Séc (1,40%), Canada (1,36%), Slovenia (1,22%), Bỉ (1,07%), Tây Ban Nha (1,03%) và Luxembourg (0,54%).

Báo cáo thường niên năm 2021 của Tổng thư ký NATO ước tính rằng tổng chi tiêu quân sự của NATO vào năm 2021 sẽ vượt quá 1.000 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, GDP của Mỹ chiếm 51% tổng GDP của các đồng minh NATO, và chịu 69% tổng chi tiêu quốc phòng của NATO.

Ông Trump chỉ trích Đức vì không thực hiện cam kết chi tiêu quân sự

Hãng tin AP của Mỹ đưa tin, vào ngày 15/6/2020, Tổng thống Trump thông báo rằng ông có kế hoạch giảm quân số của Mỹ tại Đức. Quân số Mỹ đồn trú tại Đức là 52.000 người, đây là một đơn vị đồn trú khổng lồ và là gánh nặng chi phí quân sự Mỹ. Và Đức đã nợ NATO rất nhiều tiền.

Cựu Tổng thống Trump từng nói rằng việc quân đội Mỹ đang bảo vệ Đức trong khi Đức không thực hiện cam kết của mình (với NATO), đây là điều không hợp lý.

Tạp chí Time đưa tin, Đức vẫn chưa thanh toán cho NATO khoản chi tiêu quân sự chiếm 2% GDP của nước này, đây là một phần trong thỏa thuận mà các nước thành viên NATO đạt được vào năm 2014. Năm 2019, Đức đóng góp 1,3% GDP cho chi tiêu quân sự của NATO.

Trước đó, Tổng thống Trump cũng chỉ trích nhiều đồng minh NATO không trả ít nhất 2% GDP cho chi tiêu quân sự của NATO như cam kết trong thỏa thuận, mà phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ.

Theo báo cáo của các kênh truyền thông Âu, Mỹ vào tháng 11/2019, vào ngày 3 và ngày 4/12/2019, NATO sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại London, Anh. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khi đó cho biết Bulgaria sẽ là quốc gia thành viên tiếp theo đạt mốc chi tiêu quân sự cho tổ chức chiếm 2% GDP. NATO sẽ có 9 quốc gia thành viên có thể đạt mục tiêu chi tiêu 2% GDP cho quân sự vào năm 2019.

Theo ước tính của NATO, các quốc gia thành viên có mức chia sẻ chi tiêu quân sự có thể đạt mục tiêu 2% GDP vào năm 2019 gồm có các nước thành viên tiếp giáp với Nga như Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Romania. Tuy nhiên, trong số các nước Tây Âu và Bắc Âu truyền thống, ngoại trừ Vương quốc Anh (2,1%), hầu như không có cam kết nào được thực hiện.

Tỷ trọng chi tiêu quân sự của Đức trong NATO chỉ chiếm 1,4% GDP của Đức, Pháp chiếm 1,8%, Ý chiếm 1,2%, Tây Ban Nha chiếm 0,9%, Na Uy chiếm 1,8%, Đan Mạch chiếm 1,3%, Mỹ chiếm mức cao nhất với 3,4%, trong khi Canada chỉ là 1,3%.