Chuyên gia y tế Âu, Mỹ, Á lên án ĐCSTQ về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng
- Chung Nguyên
- •
“Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phòng chống và Ngăn chặn Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng” trực tuyến đầu tiên đã được tổ chức vào cuối tuần trước với sự tham gia của các chuyên gia về y tế và nhân quyền từ 19 quốc gia. Các diễn giả đã nhiều lần đề cập rằng học viên Pháp Luân Công là nạn nhân chính của vấn nạn này.
Sự kiện được tổ chức trong 2 cuối tuần liên tiếp từ 17-19/9 và 24-26/9/2021, với sự tham gia của 38 chuyên gia và chức sắc từ 19 quốc gia có chuyên môn trong 6 lĩnh vực: y tế, pháp lý, chính trị, truyền thông, xã hội dân sự và hoạch định chính sách. Chủ đề tập trung vào tác động sâu rộng của hành động tàn bạo mổ cướp nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với nhân phẩm và mọi khía cạnh của cuộc sống, cũng như cách chống lại và ngăn chặn những hành vi này.
Tại hội nghị tổ chức hôm 17/9, một số chuyên gia y tế đã chỉ ra, tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ đã có đầy đủ bằng chứng, nhưng hầu hết các chuyên gia y tế vẫn giữ im lặng vì lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó rất sâu rộng, từ sự tuột dốc của ngành y, sự sụp đổ của tín nhiệm xã hội, thậm chí là hủy hoại những giá trị cơ bản nhất của con người. Vì vậy, các cá nhân, quốc gia và tổ chức quốc tế cần có trách nhiệm và cần áp dụng nhiều phương thức khác nhau để ngăn chặn chúng.
Tiến sĩ Torsten Trey – Giám đốc DAFOH: Thế giới hiểu về Pháp Luân Công càng sớm thì nạn mổ cướp nội tạng sống kết thúc càng sớm
Bác sĩ Torsten Trey, người phụ trách ‘Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp nội tạng’ (DAFOH), đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc rằng hành động khủng khiếp mổ cướp nội tạng sống nằm ngoài sức tưởng tượng và suy nghĩ của con người.
“Lịch sử một lần nữa dạy cho chúng ta những bài học quan trọng. Nói đến thảm sát không thể không nhắc đến người Do Thái; nói đến nạn mổ cướp nội tạng sống của Trung Quốc (ĐCSTQ), không thể không nhắc đến Pháp Luân Công,” bác sĩ Torsten Trey nói.
Bác sĩ Torsten Trey chỉ ra rằng cộng đồng y tế cần phải nhận thức được một vấn đề. Đó là kể từ năm 1999, chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã cho phép từ tòa án đến bệnh viện tham gia việc hành quyết các học viên Pháp Luân Công vô tội, từ đó vũ khí hóa ngành cấy ghép của Trung Quốc trở thành đao phủ giết người dưới danh nghĩa y tế. Để chữa bệnh cho một người mà giết chết những người khác, biến việc chữa bệnh thành một hành động xằng bậy, như vậy đã là vi phạm lời thề của bác sĩ.
Ông tin rằng thảo luận công khai và khách quan về các nhóm tập luyện Pháp Luân Công có thể khiến âm mưu diệt chủng Pháp Luân Công của ĐCSTQ bằng cách mổ cướp nội tạng sống và tước đoạt sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế về Pháp Luân Công sẽ bị đánh bại. Đồng thời việc vũ khí hóa ngành y cũng sẽ bị phá bỏ.
Ông nói: “Thế giới hiểu về Pháp Luân Công càng sớm thì nạn mổ cướp nội tạng sống kết thúc càng sớm”.
Ông còn nói thêm rằng Pháp Luân Công tuân theo nguyên lý phổ quát “Chân, Thiện, Nhẫn”, cũng sẽ mang lại phương pháp hòa bình và mạnh mẽ nhất để chống lại nạn mổ cướp nội tạng sống.
Bác sĩ Đại học Quốc gia Đài Loan: Các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân chính của hoạt động hộp đen mờ ám của ngành cấy ghép Trung Quốc
Bác sĩ Hoàng Sĩ Duy (Huang Shiwei), Giám đốc Khoa Tiết niệu của Chi nhánh Vân Lâm Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan, cho biết ông lo ngại về việc rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã đến Trung Quốc Đại Lục để cấy ghép trong hơn 20 năm. Trong đó, từ Đài Loan đã có hơn 100 bệnh nhân, người trung gian và bác sĩ đến Trung Quốc Đại Lục để thực hiện việc cấy ghép.
“Từ năm 2000 đến năm 2006, chúng tôi biết rằng có rất nhiều ngân hàng cung cấp nội tạng ở Trung Quốc. Các ngân hàng nội tạng này đều do Quân Giải phóng Nhân dân (của ĐCSTQ) quản lý và điều hành. Chúng tôi ước tính rằng trong mỗi ngân hàng có thông tin của hàng ngàn người có thể cung cấp nội tạng bất cứ lúc nào,” bác sĩ Hoàng Sĩ Duy nói.
Ông cho biết, cho đến năm 2006, người ta mới biết rằng các ngân hàng cung cấp này chủ yếu là của các học viên Pháp Luân Công. Sau năm 2007, ngoài các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, dân tộc thiểu số và các tù nhân khác cũng trở thành nạn nhân.
“Cấy ghép nội tạng vẫn là nguồn thu nhập chính của các bệnh viện Trung Quốc. Kể từ năm 2007, giá người hiến tạng liên tục tăng. Một ca ghép thận cho người Trung Quốc nếu sử dụng nội tạng thì phải tốn 50.000 USD (hơn 1 tỷ 180 triệu VND)”, bác sĩ cho biết.
Bác sĩ Hoàng Sĩ Duy cho biết thêm, cấy ghép nội tạng là một ngành siêu lợi nhuận, đối với người Trung Quốc và người nước ngoài, chỉ cần có tiền, thời gian chờ đợi sẽ chỉ mất từ 1 đến 2 tuần. “Số ca cấy ghép tại bệnh viện vượt xa số liệu thống kê quốc gia. Số ca cấy ghép ngầm ở Trung Quốc là rất lớn, hơn nữa là có sự tham gia của các trung tâm cấy ghép nội tạng lớn.”
Ông nói: “Chúng tôi thấy rằng các bệnh viện và phòng bệnh cấy ghép của Trung Quốc tiếp tục được mở rộng, nhưng ngược lại, từ năm 2006 đến giữa năm 2015, thống kê của ĐCSTQ cho thấy số lượng hoạt động không tăng mà còn giảm, vậy tại sao những bệnh viện này cần phải tiếp tục mở rộng? Cho đến ngày nay, việc cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc vẫn là những hộp đen mờ ám”.
Cơ sở dữ liệu về cuộc điều tra và nghiên cứu của bác sĩ Hoàng Sĩ Duy đã được xuất bản trên tạp chí “PLOS ONE” vào năm 2017.
Giáo sư Lý Hội Cách của Trung tâm Y tế Đức: Mổ cướp nội tạng sống gây ra đau khổ to lớn
Giáo sư Lý Hội Cách (Li Huige) của Trung tâm Y tế Đại học Mainz, Đức, đã nói tổng quan về nạn mổ cướp nội tạng sống ở Trung Quốc và khôi phục hiện trường mổ cướp nội tạng đẫm máu từ các bài báo đã được xuất bản.
Giáo sư Lý phân tích bài báo trên các tạp chí “Nghiên cứu Y khoa Hà Nam” và “Tạp chí Đại học Y khoa Côn Minh” để phân tích việc người được gọi là người hiến tạng (nạn nhân) bị mổ lấy tạng.
Giáo sư Lý Hội Cách cho biết: “Người được gọi là ‘người hiến tạng’ này không phải chết não hay chết tim, mà là một người sống bị giết bởi các nhân viên y tế. Đây có lẽ là cách lấy nội tạng từ các tù nhân lương tâm”. Qua phân tích, Giáo sư Lý Hội Cách cuối cùng đã chỉ ra một cách đau buồn rằng đây là một tội ác chống lại loài người!
Giáo sư Gilcrease của Đại học Utah, Hoa Kỳ: Lợi ích từ mổ cướp nội tạng sống khiến người ta im lặng
Tiến sĩ G. Weldon Gilcrease, Giám đốc Khoa Ung thư của Trường Y Đại học Utah, Hoa Kỳ chỉ ra, mặc dù có nhiều bằng chứng về sự tồn tại của nạn mổ cướp nội tạng sống ở Trung Quốc Đại Lục, nhưng cho đến nay, hầu hết cộng đồng y tế quốc tế dường như đã không coi trọng vấn đề này.
Ông nhận thấy rằng do lợi ích kinh tế thúc đẩy, nhiều tổ chức y tế đang hợp tác chặt chẽ với hệ thống y tế của Trung Quốc. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng việc hợp tác với hệ thống y tế dưới sự kiểm soát của chế độ tà ác là rất nguy hiểm. Trên thực tế, chúng tôi đã nhận thấy điều này qua hoạt động mổ cướp nội tạng sống.”
Tiến sĩ Gilcrease nói rằng trước báo cáo năm 2006 phơi bày hoạt động mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ, hầu hết những người thành lập trung tâm cấy ghép ở Trung Quốc đều khoe khoang trên các trang web y tế rằng họ đã được đào tạo tại Hoa Kỳ hoặc các cơ sở và trung tâm y học cấy ghép phương Tây khác.
Mặc dù vậy, ông cho biết ông và các đồng nghiệp đang làm mọi cách để ngăn chặn nạn mổ cướp nội tạng sống. “Chúng tôi cố gắng theo cách riêng của mình để ngăn người Trung Quốc được đưa đến đây để được đào tạo cấy ghép. Họ có thể tham gia mổ cướp nội tạng sống khi trở về Trung Quốc.”
Tiến sĩ Gilcrease cuối cùng đã bày tỏ rằng ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không phải là người dân Trung Quốc. “Trong khi lên án hành vi mổ cướp nội tạng vi phạm nhân quyền khủng khiếp của ĐCSTQ, đồng thời cũng loại bỏ việc ĐCSTQ sử dụng hệ thống y tế Trung Quốc để phạm tội, và đây là lý do tại sao chúng ta không thể giữ im lặng.”
Giáo sư Scalettar – cựu chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ: Các tổ chức quốc gia và quốc tế đều phải có trách nhiệm
Ông Raymond Scalettar, cựu Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) và là giáo sư danh dự tại Trung tâm Y tế Đại học George Washington, Hoa Kỳ, cho biết Hiệp hội Bác sĩ Hoa Kỳ đã thiết lập nhiều hướng dẫn về đạo đức và y đức cho việc cấy ghép. Ông nói: “Trong tương lai, chúng ta cần ký một lá thư cam kết, tức là những người đến Hoa Kỳ để được đào tạo phẫu thuật cấy ghép cần phải đồng ý với những nguyên tắc đạo đức này trước khi họ có thể được phép tham gia chương trình đào tạo cấy ghép. “
Giáo sư Scalettar đã lấy một bài báo được xuất bản gần đây trên Biên niên sử về Phẫu thuật (Annals of Surgery) làm ví dụ: Một bệnh nhân bị viêm phổi COVID-19 từ Trung Quốc đã trải qua một cuộc ghép phổi, chỉ trong vòng 3 đến 4 ngày đã nhận được sự đồng ý của người cung cấp nội tạng. Tuy nhiên, ở Mỹ, quốc gia có số lượng người hiến tặng ghép tạng lớn hơn nhiều so với Trung Quốc, thời gian chờ đợi ngắn nhất là 15 ngày. “Điều này đã gây ra tranh cãi nghiêm trọng về đạo đức,” Giáo sư Scalettar nói.
Đối mặt với các vấn đề của du lịch cấy ghép và mổ cướp nội tạng sống ở Trung Quốc Đại Lục, giáo sư Scalettar cho rằng các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều phải có trách nhiệm. “Tuyên bố Istanbul do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 2018 có những nguyên tắc đạo đức tương tự. Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn giữ im lặng về vấn đề du lịch cấy ghép tạng và thu hoạch nội tạng sống ở Trung Quốc.”
Giáo sư Scalettar chỉ ra rằng Hiệp hội Y khoa Thế giới (WMA) đã ban hành một tuyên bố về các tội ác liên quan đến cấy ghép nội tạng vào năm 2020, và đã nhiều lần ban hành các nghị quyết trước đó để lên án việc ĐCSTQ sử dụng nội tạng của các tù nhân lương tâm như người Duy Ngô Nhĩ và các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ.
Giới Đạo đức y khoa và Điều dưỡng quan tâm sâu sắc đến tác động của nạn mổ cướp tạng đối với các giá trị đạo đức
Giáo sư David Beyda, Trưởng khoa Đạo đức Sinh học và Nhân văn Y tế tại Đại học Arizona, trong bài phát biểu của mình đã lên án ảnh hưởng của nạn mổ cướp nội tạng sống tàn bạo đến giá trị nhân cách của con người:
“Trong thế giới thực của việc mổ cướp nội tạng sống này (của ĐCSTQ), những người này đã bị đưa đến nhà tù và bị coi như hàng hóa nội tạng thay vì được đối xử như con người. Bác sĩ phẫu thuật chính là đang giết họ.”
Bà Kathleen Thimsen, Giám đốc sáng lập Hiệp hội Điều dưỡng Tư pháp Hoa Kỳ và Phó Giáo sư Đại học Nevada, Las Vegas, nói rằng cộng đồng điều dưỡng tư pháp đã đoàn kết chống lại nạn mổ cướp nội tạng sống.
Bà Kathleen Thimsen chỉ ra rằng những người bị lấy nội tạng sống là nạn nhân, và những người tiếp nhận nội tạng mà không hề hay biết cũng là nạn nhân. Về nạn mổ cướp nội tạng sống, cộng đồng điều dưỡng tư pháp đã lo ngại về nạn buôn người trên quy mô toàn cầu trong khoảng 20 năm qua. Trong tương lai, một loạt các kế hoạch hành động, giáo dục và nghiên cứu sẽ được thúc đẩy như những giải pháp cho các nỗ lực.
Bác sĩ tâm thần người Ireland Lyons: Mổ cướp nội tạng sống khiến đạo đức và lòng tin cơ bản bị lung lay
Ông Declan Lyons, một bác sĩ tâm thần và là phó giáo sư tâm thần học tại Đại học Trinity College Dublin, Ireland, cho biết trong một bài phát biểu rằng không hợp lý khi im lặng trước những vi phạm nghiêm trọng về ranh giới cuối cùng của đạo đức cơ bản.
Bác sĩ Lyons nói rằng mặc dù các nhà chức trách không thể trả lời sau khi nhiều bằng chứng được đưa ra, nhưng hầu hết cộng đồng y tế toàn cầu vẫn không biết hoặc vẫn hoài nghi về nó, vì nó quá khó tin. Ông cho rằng hành vi mổ cướp nội tạng sống ở Trung Quốc phổ biến và kinh khủng như vậy là hành vi xúc phạm đến chức danh của nhân viên y tế.
Bác sĩ Lyons nói rằng mặc dù ông không phải là một học viên Pháp Luân Công, nhưng ông cảm thấy có nghĩa vụ phải nói thay họ.
“22 năm bị bức hại là quá dài.” “Tôi tin rằng các nguyên tắc ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ của Pháp Luân Công là các giá trị phổ quát.”
Theo Chung Nguyên, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Mổ cướp nội tạng thu hoạch tạng cưỡng bức thu hoạch nội tạng Dòng sự kiện