Cuốn sách tiết lộ mục tiêu bí mật của ĐCSTQ tại trại tập trung Tân Cương
- Thành Dung
- •
Bà Sayragul Sauytbay là một người may mắn sống sót thoát khỏi trại tập trung hiện đại ở Trung Quốc, cuốn sách “Nhân chứng cấp cao” của bà đã tiết lộ các sự kiện đánh đập, cưỡng gian, “mất tích” mà bà tận mắt chứng kiến phía sau tấm màn sắt. Hơn nữa, theo thông tin mật mà bà có được, mục đích cuối cùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi xây dựng các trại tập trung Tân Cương là để nuốt chửng châu Âu và phá hoại các quốc gia dân chủ trên thế giới.
Theo Daily Mail đưa tin hôm 23/5, Sayragul Sauytbay sinh ra tại vùng tây bắc Trung Quốc, đã được đào tạo làm bác sĩ trước khi được bổ nhiệm làm công chức cấp cao.
Bà là một người dân tộc Kazakh, là một người dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Sauytbay sống ở vùng được gọi là Đông Turkestan (East Turkestan) cho đến khi nó được đổi tên thành Tân Cương khi bị Mao Trạch Đông thôn tính vào 1949.
Tháng 11/2017, cuộc sống của bà mẹ 2 con này bị đảo lộn. Khi đó, Sauytbay được lệnh vào trong một trại tập trung, dạy phạm nhân tại một trại tập trung trong số khoảng 1.200 “gulag” ở khu vực này. Trong đó, đại đa số là người Kazakh và người Duy Ngô Nhĩ.
Gulag là Tổng cục quản lý Trại giam Liên Xô cũ. Năm 1973, từ “gulag” thông qua cuốn sách “Quần đảo Gulag” của nhà văn Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn mà truyền đến phương Tây, từ “gulag” này ở phương Tây bắt đầu được dùng để chỉ trại lao động cải tạo của Liên Xô và bức hại chính trị bằng tất cả các hình thức.
Trại giam giữ tại Tân Cương ước tính có sức chứa 3 triệu người Kazakh và người Duy Ngô Nhĩ, họ bị thí nghiệm y học, cực hình và cưỡng gian.
Nhà quan sát quốc tế cho rằng ĐCSTQ đang cố gắng diệt chủng dân tộc thiểu số. ĐCSTQ nói rằng những cơ sở này là “trung tâm bồi dưỡng nghề nghiệp”, cư dân là tự nguyện đến đó.
Sayragul Sauytbay được bố trí công tác tại một trong những cơ sở đó, tiến hành “tái giáo dục” ngôn ngữ, văn hóa và chính trị Trung Quốc cho tù nhân.
Hiện giờ, Sauytbay đã dũng cảm tiết lộ chế độ dã man này trong cuốn sách “Nhân chứng cấp cao”. Cuốn “Nhân chứng cấp cao: Đào thoát khỏi các trại tập trung hiện đại của Trung Quốc” (The Chief Witness: Escape From China’s Modern-Day Concentration Camps) do bà và phóng viên Alexandra Cavelius cùng viết.
Các tù nhân bị cạo trọc đầu, trên người bốc ra mùi hôi của mồ hôi, nước tiểu và phân, bởi vì họ bị nhốt trong điều kiện chật chội, mỗi tháng chỉ được phép tắm 1 – 2 lần.
Sauytbay nhìn thấy chứng cứ thu hoạch tạng và kể về tình huống một người phụ nữ 84 tuổi, sau khi phủ nhận gọi điện thoại quốc tế bà đã bị nhổ hết móng tay.
Bà bị buộc xem cảnh sát cai ngục tiến hành thay nhau cưỡng gian một cô gái hơn 20 tuổi, bởi vì người này thừa nhận nhắn tin chúc mừng ngày lễ của người Hồi giáo cho một người bạn vào ngày mùng 2 tháng trước.
Sauytbay thực tế là bị buộc ký vào lệnh tử hình của chính mình, đồng ý rằng nếu tiết lộ những sự việc xảy ra trong trại giam hoặc vi phạm bất cứ quy định nào, thì bà sẽ đối mặt với tử hình.
Mục đích thực sự của trại giam Tân Cương
Trong thời gian ở trong trại tập trung, Sauytbay nhận được một số tin tức mật, những tin tức này tiết lộ kế hoạch trường kỳ của ĐCSTQ trong việc phá hoại dân tộc thiểu số của Trung Quốc và các quốc gia dân chủ trên thế giới.
Trong văn kiện có ghi “Văn kiện cơ mật đến từ Bắc Kinh” mà bà đọc được bao gồm kế hoạch 3 bước, khái quát về mục đích thực sự của trại giam Tân Cương.
- Bước thứ nhất (năm 2014 – 2015): Đồng hóa những người nguyện ý ở lại Tân Cương, đồng thời tiêu diệt những người không nguyện ý.
- Bước thứ hai (năm 2015 – 2035): Sau khi đồng hóa xong trong nước Trung Quốc, sẽ thôn tính các nước xung quanh.
- Bước thứ ba (năm 2035 – 2055): Sau khi thực hiện Trung Quốc mộng, thì sẽ chiếm lĩnh châu Âu.
Tháng 3/2018, sau khi được thả ra, Sauytbay đã trốn thoát từ Tân Cương đến Kazakhstan, tại đó bà đã đoàn tụ với chồng và con, sau đó đào thoát đến Thụy Điển.
Sau khi tiết lộ về “giam cầm có tính hệ thống một cách lớn nhất đối với một dân tộc đơn lẻ kể từ Đế chế thứ ba (Đức Quốc xã) đến nay”, Sauytbay vẫn đang phải sống trong sự trả thù và đe dọa liên tiếp.
Sayragul Sauytbay năm nay 44 tuổi, nhưng cơ thể suy nhược và nhiều bệnh, và mơ thấy ác mộng liên quan đến những ngày trong nhà tù “gulag”, trong cơn ác mộng, Sauytbay nghe thấy tiếng kêu cứu của những tù nhân đang bị dày vò “cứu chúng tôi, xin hãy cứu chúng tôi”.
Trích lục “Nhân chứng cấp cao: Đào thoát khỏi trại tập trung hiện đại của Trung Quốc”
Dưới đây là trích lục đã được chỉnh lý và biên tập:
Thu hoạch tạng của người “Halal”
Cơ quan y tế đặc biệt chú ý đến hồ sơ của những người trẻ và khỏe mạnh. Những người này được đối đãi khác biệt, hồ sơ của họ được đánh dấu X màu đỏ. Ban đầu, tôi rất ngây thơ, về sau tôi mới tự hỏi vì sao họ luôn đánh dấu X vào hồ sơ của những người cơ bản là khỏe mạnh.
Họ lựa chọn trước những người này để tiến hành thu hoạch tạng? Bác sĩ về sau sẽ thu hoạch tạng của họ trong tình huống chưa được đồng ý? Sự thực đơn giản là ĐCSTQ thu hoạch tạng tù nhân.
Mấy phòng khám ở Đông Turkestan tiến hành giao dịch nội tạng. Ví dụ ở Altai, mọi người đều biết rất nhiều người Ả Rập thích nội tạng của đồng bào Hồi giáo, bởi vì họ cho rằng những nội tạng này là “trong sạch” (Halal/ hợp pháp). Tôi nghĩ, có lẽ họ ở trong doanh trại cũng đang giao dịch thận, tim và những bộ phận cơ thể có thể dùng được?
Qua một khoảng thời gian, tôi ý thức được rằng những người trẻ tuổi, khỏe mạnh này đã biến mất sau một đêm, họ bị người canh giữ đưa đi, mặc dù điểm (giáo dục) họ đạt được không hề giảm. Về sau, khi tôi kiểm tra thì hoảng sợ vì phát hiện tất cả hồ sơ y tế của họ đều có đánh một dấu X màu đỏ.
Tiếng kêu nguyên thủy của động vật cận kề cái chết
Cho đến một giờ sáng, tôi vẫn đi tuần tra. Lúc nửa đêm, tôi phải đứng một tiếng đồng hồ ở vị trí chỉ định của sảnh lớn. Có lúc tôi sẽ đổi vị trí với những người lính tuần tra khác.
Chúng tôi luôn được bố trí đứng ở sau một đường kẻ được vẽ trên sàn nhà. Trong tình huống rất hiếm hoi, cũng có một số tù nhân đứng xếp hàng ở đó, nhưng bên cạnh mỗi người đều sẽ có một cảnh vệ. Họ liên tục lặp lại: “Chúng tôi không thể vượt ngục được trong bất cứ tình huống nào!”. Họ cho rằng chạy thoát là điều gần như không thể. Tất cả các phòng ban đều có nhiều khóa, không ai có thể chạy thoát ra ngoài.
Họ tiếp tục nói, nếu trong tình huống nào đó, xác thực có một tội phạm nghĩ cách trốn thoát, chúng ta cũng không thể nào để cho thông tin bên trong trại truyền ra ngoài.
Tôi theo dõi phòng cảnh vệ có bức tường kính trước mặt. Đằng sau nó là gian cầu thang. Tôi nhanh chóng ý thức được rằng ở dưới chỗ này chắc chắn có mấy tầng, bởi vì nhân viên hành chính thường xuyên mất rất nhiều thời gian để lấy đồ từ “tầng dưới”, dù cho họ được ra lệnh cần phải nhanh lên.
Gian cầu thang cũng sát “buồng tối”, ở đó họ dùng phương thức khiến người ta căm ghét nhất để giày vò người khác. Sau 3 ngày tôi ở trong trại tập trung, lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng kêu thét chói tai, vang khắp cả sảnh lớn, len vào mỗi một kẽ chân lông của tôi. Tôi thấy bản thân mình giống như đang ở vách đá khiến người ta chao đảo lắc lư chóng mặt muốn ngã xuống.
Trong đời tôi chưa bao giờ nghe được thanh âm như thế này. Tiếng kêu thét chói tai này là thứ khiến bạn không thể nào quên được. Khi bạn nghe được nó, bạn sẽ biết được người đó đang trả qua thống khổ như thế nào. Nó nghe giống như một tiếng kêu nguyên thủy của động vật sắp chết.
Khiến người chết biến mất
Tôi đã đề cập đến một văn kiện bí mật, cuối cùng nó bị nát thành tro. Nhưng một số chủ đề tranh cãi không được dự định dùng cho dạy học, cho nên họ đã dùng các phương pháp khác nhau. Thậm chí ngay cả cảnh vệ trong phòng đều không được phép biết nội dung những văn kiện này, do đó có một tối, tôi phát hiện bản thân mình đứng một cách không động đậy ở trong một phòng làm việc, lặng lẽ đọc “Chỉ lệnh số 21”.
Ở đây, cựu quan chức cũng quan sát biểu cảm vẻ mặt của tôi với ý đồ tìm ra phản ứng của tôi đối với những nội dung này. Nhưng tôi rút được bài học. Dù thông tin có đáng sợ thế nào, vẻ mặt của tôi đều không biểu cảm.
“Tất cả những người chết trong trại tập trung cần được biến mất không dấu vết.” Câu này nói thẳng như ban ngày, bằng một thuật ngữ chính thống đơn điệu, như thể họ đang nói về cách đối phó với thực phẩm bị hỏng. Trên thi thể không nên có bất cứ dấu vết cực hình nào rõ ràng. Khi một tù nhân bị giết, hoặc tử vong bởi các phương thức khác, cần tuyệt đối bảo mật. Bất cứ chứng cứ, chứng minh hoặc tài liệu nào đều lập tức tiêu hủy. Cấm chụp ảnh hoặc quay video thi thể. Người nhà cần được thông báo về những lý do mơ hồ về phương thức tử vong; họ giải thích rằng trong một số tình huống nào đó, tốt nhất là không nhắc đến cái chết của họ.
Phòng cực hình “buồng tối”
Trong thời gian “lên lớp”, tôi chú ý đến một số tù nhân đang rên rỉ và gãi, cho đến khi họ chảy máu. Không thể phán đoán được họ bị đau hay là phát điên. Khi miệng của tôi mở rồi lại khép — tôi thậm chí còn không nghe thấy bản thân mình đang nói về sự tự hy sinh mình của nguyên lão Tập Cận Bình, “dùng tay truyền sự áp áp của yêu thương” — thì có vài ‘học sinh” bị ngất và ngã xuống, ngã từ trên ghế nhựa xuống đất.
Trong tình huống bị đe dọa, đại não của con người có một loại công tắc, chức năng của nó giống như một sợi dây cầu chì trong mạch điện. Một khi mức độ thống khổ mà con người trải qua vượt quá năng lực cảm quan của họ, thì đơn giản là đóng nó lại: Để ngăn chúng ta mất lý trí do sợ hãi, thì trong tình huống cực đoan, chúng ta sẽ mất đi ý thức.
Khi loại tình huống này xảy ra, người canh gác sẽ tập trung các đồng nghiệp ở bên ngoài, họ xông vào, giữ chắc hai tay của người mất ý thức, và lôi họ đi giống như một con búp bê người giả, chân của họ lết trên sàn nhà. Họ không chỉ là đưa những người hôn mê, người bệnh và người phát điên đi. Chẳng hạn bất thình lình, cửa sẽ đột nhiên mở ra, những người được trang bị vũ trang đầy người sẽ nhanh chóng xông vào trong phòng, cơ bản không có bất cứ lý do gì khi xông vào, có lúc chỉ là vì một tù nhân không hiểu được mệnh lệnh bằng tiếng Hán của cảnh vệ.
Những người này là một trong những người bất hạnh nhất trong trại. Tôi có thể nhìn được cảm thụ từ trong ánh mắt của họ: Gió bão của sự thống khổ và giày vò đang cuồn cuộn. Sau đó khi ở ngoài hành lang nghe thấy tiếng thét chói tai và tiếng kêu cứu, đã khiến máu trong huyết quản của tôi như ngưng lại, đặt tôi bên bờ vực của sự sợ hãi. Tiếng kêu của họ kéo dài, liên tục và không dứt, gần như họ không thể nào chịu đựng được. Không có thanh âm nào bi ai hơn thế.
Tôi tận mắt nhìn thấy các loại công cụ cực hình trong “buồng tối”. Trên tường có dây xích sắt. Cổ tay và cổ chân của nhiều tù nhân bị buộc chặt, họ bị trói trên ghế, trên ghế có đinh thò ra. Nhiều người bị họ giày vò đã không còn có thể ra khỏi căn phòng đó nữa, còn những người khác lảo đảo ra ngoài thì máu chảy khắp người.
Rút móng tay và móng chân
Không gian khoảng 20 mét vuông này trông có vẻ giống một phòng tối. Trên mặt sàn có vẽ một đường màu đen nguệch ngoạc rộng khoảng 30 cm, giống như có người bôi bùn đất lên bề mặt đó. Ở giữa là một cái bàn dài 3 – 4 mét, trên bên để đầy các loại công cụ và dụng cụ tra tấn. Súng bắn điện và dùi cui cảnh sát có các hình dạng và kích cỡ khác nhau: có cái to, cái nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Gậy sắt dùng để cố định tay và chân ở sau người trong tư thế đau đớn, mục đích là tạo ra đau đớn hết mức.
Trên tường cũng treo các loại vũ khí và công cụ, nhìn thì giống như thời kỳ Trung cổ. Công cụ dùng để nhổ móng tay, móng chân, còn có một cái gậy dài, có chút giống như cây giáo, một đầu được mài nhọn giống dao găm. Họ dùng nó để đâm vào da thịt trên cơ thể người.
Dọc theo một bên phòng là một hàng ghế được thiết kế cho các mục đích khác nhau. Ghế điện và ghế sắt, trên ghế có dây sắt và dây băng, có thể ngăn người bị hại động đậy; mặt sau ghế sắt có lỗ để có thể vặn cánh tay ra sau cho đến khớp vai trở lên. Tầm nhìn của tôi loanh quanh trên tường và trên mặt sàn. Lớp xi măng thô ráp màu tro và bẩn khiến người ta kinh tởm và khó hiểu – dường như bản thân tà ác đang ngồi xổm trong căn phòng này, lấy sự thống khổ của người ta làm đồ ăn. Tôi tin chắc rằng tôi sẽ chết trước bình minh.
Thành Dung, theo Daily Mail
Xem thêm:
Từ khóa Người Duy Ngô Nhĩ Dòng sự kiện đàn áp người Duy Ngô Nhĩ trại cải tạo ở Tân Cương Trại tập trung Tân Cương diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ Sayragul Sauytbay