Cựu Chủ tịch Ủy ban Châu Âu: Ukraine tham nhũng tận xương tuỷ
- Nhật Tân
- •
“Bất cứ ai từng làm bất cứ gì với Ukraine, đều biết cái quốc gia đó tham nhũng mọi tầng cấp xã hội,” Cựu Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker hôm Thứ Năm (5/10) chỉ trích gay gắt việc Kiev ứng cử vào EU, và nói “những hứa hẹn hão huyền” cho người Ukraine về việc này “sẽ không có gì tốt cả cho EU và Ukraine”, theo Politico đưa tin.
Theo ông Juncker, Ukraine đã lún quá sâu trong tham nhũng, cho nên chưa thể gia nhập EU. Ông nói với tờ báo Đức Augsburger Allgemeine khi được hỏi về các đàm phán vấn đề Ukraine gia nhập EU:
“Không nên tung ra những hứa hẹn hão huyền cho người dân Ukraine đang phải chịu đựng đau khổ đến tận cổ. Tôi rất tức giận về một số tiếng nói ở Châu Âu nói với người Ukraine rằng họ có thể trở thành thành viên ngay lập tức.
Điều đó sẽ không có gì tốt cả cho EU và Ukraine.
Bất cứ ai từng làm bất cứ gì với Ukraine đều biết cái quốc gia đó tham nhũng mọi tầng cấp xã hội. Dù đã nỗ lực nhưng vẫn chưa đủ điều kiện tham gia. Ukraine cần phải có quá trình cải cách nội bộ triệt để.”
Chúng tôi đã có những trải nghiệm tồi tệ với một số bên được gọi là thành viên mới, chẳng hạn như khi nói đến pháp quyền.
Điều này không thể lặp lại lần nữa.”
Ông Jean-Claude Juncker, người từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Châu Âu từ 2014 năm 2019, lập luận rằng tư cách thành viên Liên minh Châu Âu EU của các quốc gia có tham vọng như Ukraine và Moldova phải gắn liền với “cải cách nội bộ” và được ủng hộ bởi “đa số đủ tiêu chuẩn”.
Ukraine phải đối mặt với rất nhiều nghi vấn trong nhiều năm về “thành tích” chống tham nhũng của mình.
Đương kim Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đều lạc quan hơn nhiều so với ông Juncker về việc Ukraine gia nhập liên minh.
Hôm 3/10, trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tới Kiev —một phần của cuộc gặp không chính thức đầu tiên giữa các ngoại trưởng EU bên ngoài khối— bà đã nhấn mạnh rằng:
“Tương lai của Ukraine nằm ở EU. Cộng đồng tự do của chúng ta [EU] sẽ trải dài từ Lisbon đến Luhansk,” — Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock.
Lisbon là thủ đô Tây Ban Nha, đánh dấu biên địa phía Tây của EU. Luhansk là thủ đô của Cộng hòa Luhansk, đã sáp nhập vào Liên bang Nga từ năm ngoái, theo lập trường của Moskva.
“Hoặc là [nước Nga] chúng ta gia nhập EU, hoặc là bà [Baerbock] đã quên đi yêu cầu [tư cách thành viên EU] và quay 360°,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bình luận trên mạng xã hội.
Bà Von der Leyen tỏ ra tích cực với khả năng Ukraine trở thành thành viên và thúc đẩy việc thành lập một “EU mở rộng” gồm 30 quốc gia trong bài phát biểu Thông điệp Liên minh của bà vào tháng 9.
- Bộ Quốc phòng Mỹ thành lập cơ cấu giám sát tại Ukraine
- Thăm dò tham nhũng: Gần 80% dân Ukraine tin Tổng thống Zelensky phải chịu trách nhiệm trực tiếp
Hồi tháng 8, hai quan chức cấp cao của Ukraine bị coi là nghi phạm trong một vụ bê bối tham ô liên quan đến việc mua sắm viện trợ nhân đạo, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là ông Oleksii Reznikov bị chỉ trích vào tháng 1 vì một hợp đồng cung cấp thực phẩm cho quân đội.
Tổng thống Volodymyr Zelensky, người đang lãnh đạo cuộc đàn áp chống tham nhũng ở Ukraine, đã bị chỉ trích vì quyết định đánh đồng tham nhũng với tội phản quốc, điều mà các quan chức và cơ quan giám sát đã cảnh báo sẽ trao thêm quyền lực cho cơ quan an ninh nhà nước.
Ông Juncker nói: “Chúng tôi đã có những trải nghiệm tồi tệ với một số bên được gọi là thành viên mới, chẳng hạn như khi nói đến pháp quyền. Điều này không thể lặp lại lần nữa.”
Từ khóa Dòng sự kiện Ukraine gia nhập EU tham nhũng ở Ukraine