Gần đây, Đại học Johns Hopkins đã đưa ra thông báo rằng họ không còn công nhận 5 loại vắc-xin bao gồm Sinopharm và Sinovac. Học sinh Trung Quốc trở lại trường học đã được tiêm phòng ở Trung Quốc cần được tiêm lại trước ngày 8/10.

shutterstock 69404383
Đại học Johns Hopkins (Nguồn: Shutterstock)

Hiện đang bước vào mùa khai giảng, nhiều sinh viên Trung Quốc tại Đại học Johns Hopkins (JHU) bất ngờ nhận được email từ trường. Trong thư, JHU đã nói rằng chỉ chấp nhận những loại vắc-xin đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận, cụ thể là 3 loại vắc-xin của Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson.

Tuyên bố này khác với tuyên bố trước đây, trường đại học này từng biểu thị chấp nhận vắc-xin mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt, ví dụ như Oxford/AstraZeneca, Covishield của Ấn Độ, Novavax của Mỹ, Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc. 

JHU giải thích, “Một số loại vắc-xin có thể kém hiệu quả hơn đối với chủng virus Delta”. Sinh viên phải hoàn thành việc tiêm chủng mới trước ngày 8/10 và tải chứng nhận đã tiêm lên hệ thống quản lý vắc-xin.

Theo báo cáo mới nhất từ ​​Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, kể từ tháng Tám, biến chủng virus Delta có khả năng lây nhiễm cao đã chiếm 98,8% tổng số ca nhiễm tại Mỹ. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu hiệu quả của vắc-xin đối với virus Delta.

Vắc-xin Trung Quốc bị nghi ngờ

Ông Chung Nam Sơn, viện sĩ của Viện Kỹ thuật Trung Quốc, gần đây đã tuyên bố rằng tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc như Sinovac chống lại virus Delta là gần 60% và tỷ lệ bảo vệ đối với triệu chứng nặng là 100%. Tuy nhiên, ông Chu Vĩ (Zhu Wei), giám đốc y tế của một công ty dược phẩm tại Mỹ, nói với phóng viên Epoch Times rằng: “Nếu không có dữ liệu thống kê đáng tin cậy để hỗ trợ, chúng ta nên có lý do để đặt câu hỏi về độ tin cậy của những kết luận do các chuyên gia Trung Quốc đưa ra.”

Ông Chu Vĩ nói rằng vắc-xin nội địa của Trung Quốc đã bị công chúng nghi ngờ ngay từ đầu, chủ yếu là do thiếu sự hỗ trợ của dữ liệu thử nghiệm lâm sàng đầy đủ ngay từ đầu, sau khi được chính quyền Trung Quốc phê chuẩn sử dụng khẩn cấp trên quy mô lớn, nhà sản xuất của những vắc-xin này và cơ quan quản lý trong nước Trung Quốc đều không không thu thập thêm dữ liệu về hiệu quả và an toàn của vắc-xin một cách có hệ thống.

Ông Chu Vĩ cho biết: “Từ hiệu quả thực tế, sau khi tiêm vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc, nó cũng sẽ không có khả năng bảo vệ rõ ràng… Thực ra, khả năng bảo vệ được công bố ban đầu rất thấp. Cho nên chúng ta cũng rất khó mong đợi vắc-xin nội địa Trung Quốc sẽ có tác dụng bảo vệ thực sự đối với virus biến thể Delta hiện tại.”

Ông Chu Vĩ chỉ ra rằng nhiều nơi ở Trung Quốc tuyên bố, việc tiêm chủng đã đạt hơn 90%, nhưng họ vẫn áp dụng cách làm phong tỏa thành phố và khu vực để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, điều này cho thấy bản thân chính quyền Trung Quốc không đủ tin tưởng vào vắc-xin trong nước.

Đồng thời, các báo cáo công khai cho thấy các quốc gia đã được tiêm chủng với số lượng lớn vắc-xin của Trung Quốc như Chile, Seychelles, Bahrain, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, v.v., đã có những đợt bùng phát lớn. Một số quốc gia, chẳng hạn như Singapore và các nước EU không công nhận vắc-xin do Trung Quốc sản xuất.

Chuyên gia: Động thái của Đại học Johns Hopkins có tác dụng làm mẫu

Nền tảng dữ liệu dịch bệnh toàn cầu do Đại học Johns Hopkins tạo ra đã được nhiều quốc gia trích dẫn rộng rãi về công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh lần này. Chính sách mới về vắc-xin này của trường được cho là có khả năng ảnh hưởng đến các trường đại học khác ở Mỹ.

Trước đó, nhiều trường đại học Mỹ như Harvard, Đại học Yale, Đại học Columbia, Đại học New York, Đại học Washington, và các phân hiệu của Đại học California đã công nhận vắc-xin Trung Quốc được WHO phê duyệt.

Ông Chu Vĩ cho biết, do Đại học Johns Hopkins là trường đại học nổi tiếng trong lĩnh vực y tế cộng đồng trên thế giới, hiện tại trường này đã tuyên bố không công nhận vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, “Khả năng sẽ khởi tác dụng làm mẫu, cho nên qua một khoảng thời gian, sẽ có ngày càng nhiều cơ quan và quốc gia loại bỏ hoặc không chấp nhận vắc-xin Trung Quốc sản xuất.”

Chuyên gia: Giới y tế cộng động Mỹ cho rằng tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn

Ông Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), một cựu nghiên cứu viên về virus học tại Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ, cũng nói với Epoch Times rằng dữ liệu do ĐCSTQ cung cấp cho WHO vào đầu năm là không đầy đủ. Đối với virus Delta, bản tóm tắt dữ liệu lâm sàng từ các vùng khác nhau chưa từng được phía Trung Quốc công bố chính thức, hơn nữa còn liên quan đến tác dụng phụ không thể minh bạch của vắc-xin.

Ông Lâm Hiểu Húc nói, “Cho nên, nhìn chung, tôi nghĩ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, từ lâu đã nghi ngờ về tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin do Trung Quốc sản xuất. Mặc dù WHO đã bổ sung vắc-xin do Trung Quốc sản xuất vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Nhưng tôi cảm thấy rằng Mỹ không công nhận nó, và rõ ràng biết rằng nó sẽ kém hiệu quả hơn nhiều so với vắc-xin Pfizer và Johnson & Johnson ở Mỹ.”

“Vì vậy, Đại học Johns Hopkins hy vọng rằng những sinh viên Trung Quốc này đến Mỹ sẽ được tiêm phòng trở lại, và điều đó phải rõ ràng. Nếu tỷ lệ bảo vệ ban đầu của bạn tương đối thấp và nó giảm sau một thời gian, bạn cần phải tiêm phòng lại.” Ông Lâm Hiểu Húc nói, “Vì vậy, tôi nghĩ có sự đồng thuận trong giới y tế cộng đồng Mỹ rằng tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin nội địa của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn.”

Ông Lâm Hiểu Húc chỉ ra rằng hiện nay ngoại giao vắc-xin của Trung Quốc chủ yếu được hỗ trợ bởi WHO. WHO đã đưa vắc-xin của Sinopharm và Sinovac vào danh sách cấp phép sử dụng khẩn cấp của họ. Do đó, khi nhiều quốc gia không thể đặt hàng vắc-xin khác tốt hơn, thì cũng sẽ chọn vắc-xin của Trung Quốc sản xuất.

Ông nói: “Nhiều quốc gia thực sự quan tâm đến sức khỏe của người dân, nên không nhập khẩu vắc-xin của Trung Quốc. Nếu tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin không đủ lớn, các nước khác lại bỏ thời gian, công sức, tài nguyên để tiêm vắc-xin, thì đương nhiên là lãng phí thời gian quan trọng cho việc phòng chống dịch.”

“Ngoài ra, vắc-xin không đủ mạnh cũng bằng như tạo một môi trường cho virus, để cho nó lựa chọn đột biến mới, có chức năng né tránh miễn dịch tốt hơn.”

Ông Lâm Hiểu Húc nhắc nhở cộng đồng quốc tế nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề người dân Trung Quốc bị bắt buộc tiêm phòng. ĐCSTQ cũng có áp lực chính trị trong việc tiêm chủng cho người Trung Quốc, nhưng cộng đồng quốc tế không chấp nhận, nên sau khi ra nước ngoài lại phải tiêm lại.

Liên quan đến khả năng bảo vệ của loại vắc-xin AZ được tiêm chủng nhiều nhất trên thế giới, Cơ quan Y tế cộng đồng của Anh mới đây đã tiến hành một nghiên cứu về tình hình lây nhiễm thực tế của gần 20.000 người và phát hiện ra hai liều vắc-xin Pfizer BNT hoặc AZ có tác dụng bảo vệ khác nhau chống lại sự lây nhiễm có triệu chứng của Delta lần lượt là 88%, 67%, hiệu quả bảo vệ tương đương với virus Alpha của Anh. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England vào ngày 21/8.

Theo Lý Khung, Epoch Times

Xem thêm: